451 độ F là tác phẩm kinh điển trong dòng dystopia, tiểu thuyết giả tưởng kể về xã hội theo kiểu “phản địa đàng”. Cuốn sách này được người ta ví với tác phẩm 1984 của George Orwell bởi tầm nhìn vĩ đại của các vị tác giả.
Tuy được xuất bản từ hơn 60 năm về trước, cuốn 451 độ F của Ray Bradbury vẫn khiến người đọc ngỡ ngàng về khả năng tiên tri của tác giả. Những gì được vạch ra trong những trang sách của 60 năm trước đang âm thầm thành hình trong chính xã hội hiện đại này.
Mục Lục
Tác giả 451 độ F là nhà văn Mỹ Ray Bradbury, ông chuyên viết về những tác phẩm khoa học viễn tưởng, các tác phẩm kinh dị và bí ẩn ly kì. Nhà văn này được tôn vinh là một trong những tác giả nổi tiếng nhất nước Mỹ trong thế kỷ 20, 21 với nhiều tác phẩm được chuyển thể thành phim và các chương trình truyền hình.
Trong cuốn 451 độ F, ông kể lại cuộc đời mình với xuất thân nghèo khó, làm nghề bán báo cho đến năm 20 tuổi và chẳng có tiền vào đại học, nhưng suốt một thời gian dài, ngày nào ông cũng dành 3 4 tiếng để ngấu nghiến đọc sách trong thư viện địa phương.
Trong một lần lang thang ở Los Angeles, ông nghe có tiếng máy gõ chữ dưới tầng hầm thư viện. Ông theo xuống đó và phát hiện ra một căn phòng có 12 cái máy đánh chữ cho theo. Bradbury mang theo một tủi tiền xu xuống đó, làm việc liên tục trong 9 ngày, tiêu hết 9,8 đô và chúng ta có được tác phẩm 451 độ F như ngày hôm nay.
Mua sản phẩm tại đây để ủng hộ tác giả và chúng mình nhé
Luôn tìm kiếm những sản phẩm giá rẻ nhất và chất lượng tốt nhất
Công ty phát hành | Nhã Nam |
Ngày xuất bản | 2021-04-15 00:00:00 |
Kích thước | 13 x 20.5 cm |
Dịch Giả | Dick Trương |
Loại bìa | Bìa cứng |
Số trang | 232 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Văn Học |
451 độ F viết về một thế giới giả tưởng, nơi truyền hình thống trị và văn chương đang trên bờ vực tuyệt chủng. Người ta chạy theo những thông tin nông cạn, hời hợt. Tri thức thì bị ruồng rẫy và đương nhiên, tàng trữ sách là phạm pháp.
Guy Montag, nhân vật chính trong câu chuyện, là một lính phóng hỏa. Chính xác, là lính-phóng-hỏa. Nhiệm vụ của anh không phải cứu những ngôi nhà khỏi cái lưỡi dữ dằn của ngọn lửa ác mà là phun ra dầu hỏa để thiêu rụi bất cứ ngôi nhà nào tàng trữ sách. Anh ta làm việc này vì coi đó là công việc hiển nhiên, khi ông anh, rồi đến bố anh cũng đều theo nghiệp phóng hỏa này.
Montag sống với người vợ tên Mildred. Người vợ này lúc nào cũng gắn trên tai một chiếc vỏ sò (headphone) liên tục phát ra những tiếng xì xèo không ngớt và giam mình trong căn phòng với 3 cái màn hình khổng lồ, với những người đàn bà liên tục buôn chuyện mà cô coi đó là gia đình của mình.
Chuyện chẳng có gì cho đến khi Montag gặp cô gái 17 tuổi Clarisse nhỏ nhắn và trắng như sữa. Cô thích đi dạo trong đêm khuya, thích thú ngửi mùi và ngắm nhìn mọi thứ. Cô đi hoài để ngắm nhìn mặt trời mọc, cô yêu những cuốn sách và rồi cô chết một cách bất ngờ.
Sự biến mất đột ngột của Clarisse chính là thứ châm ngòi cho hàng loạt biến động tâm lý và những xung đột trong gia đình Montag. Anh nhận ra những việc mình làm hàng ngày thật vô nghĩa, liệu cuộc sống anh cho là bình thường, cùng người vợ trắng bệch kia có phải là một bất hạnh? Thế rồi Montag tìm kiếm những người cùng chí hướng, anh bị rượt đuổi suýt thì mất mạng. Rồi anh tìm thấy người đồng hành, đó là những ông già yêu sách, họ chờ đợi một cơn địa chấn trong lịch sử để tái sinh thành phố đang đi vào mục ruỗng này.
Người ta không cứu hỏa mà lại phóng hỏa, người ta không đốt gì khác mà lại đốt những cuốn sách.
Lí do bởi, khi một thế lực nào đó muốn thao túng xã hội, “hắn” sẽ muốn nhồi vào đầu người dân những thứ thông tin tẻ nhạt, rỗng tuếch, vội vã và tồi tàn.
“Giờ thì anh hiểu tại sao người ta ghét và sợ sách chưa? Chúng cho thấy những lỗ chân lông trên khuôn mặt cuộc đời. Những người ưa thoải mái chỉ muốn những khuôn mặt tròn xoay bóng như sáp, không có lỗ chân lông, không có lông, không có biểu cảm.
Chúng ta đang sống ở cái thời mà hoa chỉ muốn mọc trên hoa, chứ không muốn mọc từ mưa nhuần và đất mùn đen. Kể cả pháo hoa, dẫu đẹp là thế, cũng là từ những hóa chất của trái đất. Thế mà chẳng hiểu sao, ta cứ nghĩ rằng ta có thể lớn lên, nhờ hoa nhờ pháo, mà không cần phải hoàn tất cái quy trình quay trở lại thực tại”.
Sách hay nên đọc: Review sách: Nỗi Buồn Chiến Tranh – khi tuổi trẻ bị chiến tranh đánh cắp
Nói Ray Bradbury có khả năng tiên tri vì những gì ông vẽ ra trong cuốn 451 độ F đang ngày càng đúng ở xã hội hiện đại. Con người không thể dời mắt khỏi TV, smartphone, liên tục bơm vào đầu những gì truyền thông muốn người ta tiêm vào đầu. Quảng cáo lặp đi lặp lại, đeo bám đến nhức óc. Thậm chí, những biển quảng cáo dài cả dặm thì người ta mới có thể đọc hết nội dung khi đang phóng xe trên đường với tốc độ chóng mặt.
Mặt trái của một xã hội mà truyền thông lên ngôi là sự rạn nứt và hờ hững trong những mối quan hệ đáng nhẽ là khăng khít nhất. Mildred, người ngày ngày nằm cạnh Montag nhưng anh cảm thấy như một người trên hòn đảo xa lạ. Cô chỉ tiếp xúc với “gia đình” ảo, những người lạ trong màn hình vô tuyến.
Tuy là hai vợ chồng nhưng thế giới quan của họ lại hoàn toàn khác biệt, họ quên mất ngày đầu tiên gặp nhau là khi nào và Montag từng nghĩ, dù Mildred có chết có lẽ anh cũng chẳng buồn đau. Bởi lẽ, lí do mà chúng ta buồn khi người thân qua đời, là vì chúng ta tiếc nuối những điều họ đã làm cho ta trong quá khứ, những trải nghiệm đã có cùng nhau trong quá khứ. Nhưng Montag không buồn, vì anh và Mildred vốn chẳng có gì chung đụng hay giao hòa với nhau.
Xuyên suốt tác phẩm 451 độ F là những đoạn độc thoại nội tâm rất dài của nhân vật Montag. Có những lúc, chúng ta không biết là tác giả đang miêu tả nội tâm hay tả cảnh, vì ngòi bút điêu luyện của ông làm chúng ta đắm chìm trong thế giới đa chiều của những suy nghĩ trong nhân vật.
Sách 451 độ F có rất nhiều phép so sánh thực sự đặc sắc và rất gợi hình. Với những người hay tưởng tượng cùng lúc đọc sách thì sẽ mất khá nhiều thời gian để hình dung hết những phép so sánh của tác giả. Và cũng phải nói thêm là tác phẩm này không phải thể loại dễ đọc, đọc một lần có lẽ chưa hiểu hết ý đồ mà tác giả truyền tải qua những chi tiết trong sách.
“Đoạn anh bắt đầu đọc bằng giọng chậm, ngắc ngứ, nhưng anh càng đọc từ dòng này sang dòng khác thì giọng đó càng lúc càng vững chãi, và giọng anh băng qua sa mạc, tiến vào vùng trắng, bao quanh ba người đàn bà ngồi kia trong sự rỗng không nóng bỏng mênh mông”.
451 độ F là cuốn tiểu thuyết thực sự đáng đọc. Sách không dừng lại ở tác phẩm giả tưởng đơn thuần mà còn là lời tiên tri, lời cảnh báo cho xã hội hiện đại với những sự tha hóa đang âm thầm diễn ra trong thế giới truyền thông. Nếu không muốn trở thành nạn nhân, chúng ta phải có trách nhiệm với những gì mình đọc, nghe và xem mỗi ngày.
Sách hay nên đọc: Review sách: Ông trăm tuổi trèo qua cửa sổ và biến mất – cuốn sách làm sống dậy khát vọng sống trẻ, sống tự do
Mua sản phẩm tại đây để ủng hộ tác giả và chúng mình nhé
Luôn tìm kiếm những sản phẩm giá rẻ nhất và chất lượng tốt nhất
Copyright © 2021 HOCTAPSGK