Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 9 Lịch sử Đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 9 năm 2020 Trường THCS Âu Cơ

Đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 9 năm 2020 Trường THCS Âu Cơ

Câu hỏi 1 :

Yếu tố quyết định sự phát triển của kinh tế Nhật Bản?

A. Phát triển liên tục.

B. Hệ thống tổ chức quản lý có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti,…

C. Cạnh tranh quyết liệt với Mĩ và Tây Âu.

D. Nhà nước không đóng vai trò quan trọng.

Câu hỏi 2 :

Liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới là gì?

A. ASEAN.

B. NATO.

C. Liên minh châu Âu (EU).

D. SEATO.

Câu hỏi 3 :

Liên hợp quốc có vai trò gì?

A. Công nhận các di sản văn hóa.

B. Thành lập tổ chức quốc tế mới.

C. Duy trì hòa bình, an ninh thế giới. 

D. Thành lập các căn cứ quân sự.

Câu hỏi 4 :

Những thành tựu chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật?

A. Tạo ra các loại vũ khí mới. 

B. Phát minh lớn về những công cụ sản xuất mới.

C. Những đe dọa về đạo đức xã hội. 

D. Ô nhiễm môi trường, không khí,…

Câu hỏi 5 :

Thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác Việt Nam và Đông Dương lần thứ hai trên những lĩnh vực nào?

A. Bỏ vốn nhiều nhất vào nông nghiệp.

B. Thi hành chính sách “chia để trị”.

C. Phát triển văn hóa, giáo dục.

D. Xây dựng bộ máy hào cường của giai cấp địa chủ phong kiến.

Câu hỏi 6 :

Pháp thi hành chính sách văn hóa nô dịch nhằm mục đích gì?

A. Làm hoang mang tinh thần dân tộc. 

B. Tạo sự bình đẳng.

C. Tuyên truyền chính sách bóc lột. 

D. Gây tâm lí tự ti cho người Việt.

Câu hỏi 7 :

Kinh tế Nhật Bản trong những năm 60 của thế kỉ XX phát triển với tốc độ như thế nào?

A. Chậm chạp.   

B. Nhanh.

C. Thần kì.   

D. Đều đều.

Câu hỏi 8 :

Cuộc tấn công ngày 26 - 7 - 1953 của Phi-đen Ca-xtơ-rô cùng thanh niên yêu nước vào pháo đài nào?

A. Rạng đông.      

B. Phương Đông.

C. Gran-na.    

D. Môn-ca-đa.

Câu hỏi 9 :

Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phong trào giải phóng dân tộc đã nổ ra mạnh mẽ nhất ở các nước nào ở châu Á?

A. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào.

B. Việt Nam, Mi-an-ma, Lào.

C. In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po. 

D. Phi-lip-pin, Việt Nam, Ma-lai-xi-a.

Câu hỏi 10 :

Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc ở châu Phi, phong trào nổ ra sớm nhất ở khu vực nào? Vì sao?

A. Nam Phi, vì nhân dân căm thù chế độ A-pác-thai.

B. Bắc Phi, vì có trình độ phát triển cao hơn các vùng khác.

C. Trung Phi, vì có lực lượng cách mạng phát triển mạnh.

D. Đông Phi, vì chế độ thực dân ở đây yếu nhất.

Câu hỏi 11 :

Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về các nước Đông Nam Á?

A. Là nơi khởi đầu của phong trào giải phóng dân tộc từ sau năm 1945.

B. Là khu vực rộng gần 4,5 triệu km2, gồm 10 nước với dân số khoảng 536 triệu người (ước tính năm 2002).

C. Từ đầu thập niên 90 của thế kỉ XX, xu hướng nổi bật đầu tiên là mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN.

D. Xu hướng chính của ASEAN là hợp tác về quân sự.

Câu hỏi 12 :

Mục tiêu của ASEAN là gì?

A. Phát triển kinh tế và văn hóa.

B. Duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

C. Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.

D. Hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự.

Câu hỏi 13 :

Tội ác điển hình nhất của chủ nghĩa A-pác-thai ở Nam Phi là

A. Tô thuế nặng nề.

B. Gây chia rẽ nội bộ người Nam Phi.

C. Phân biệt, kì thị chủng tộc đối với người da đen và da màu.

D. Bóc lột nhân công rẻ mạt.

Câu hỏi 14 :

Thế nào là Mĩ Latinh?

A. Các quốc gia ở Bắc Mĩ.

B. Các quốc gia ở Trung Mĩ.

C. Các quốc gia từ Mê-hi-cô ở Bắc Mĩ xuống Nam Mĩ.

D. Các quốc gia ở Nam Mĩ.

Câu hỏi 15 :

Chu kì phát triển của nền kinh tế Mĩ có gì khác so với kinh tế Tây Âu và Nhật Bản?

A. Kinh tế phát triển đi đôi với phát triển quân sự.

B. Phát triển nhanh và luôn giữ vững địa vị hàng đầu.

C. Bị các nước tư bản phương Tây và Nhật Bản cạnh tranh gay gắt.

D. Phát triển nhanh, nhưng thường xuyên xảy ra nhiều cuộc suy thoái.

Câu hỏi 16 :

Lãnh tụ của cuộc đấu tranh chống chế độ Apácthai ở Nam Phi là ai?

A. Nen-xơn Man-đê-la.

B. Xu-các-nô.

C. Nat-xe. 

D. Yat-xe A-ra-phat.

Câu hỏi 17 :

“Chiến tranh lạnh” là gì?

A. Chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

B. Cuộc chiến tranh ở vùng có băng tuyết quanh năm.

C. Cuộc xung đột vũ trang mà đứng đằng sau nó là hai cường quốc lớn Liên Xô và Mĩ.

D. Tiền thân của cuộc chiến tranh thế giới thứ ba.

Câu hỏi 18 :

Lãnh tụ của phong trào 26/7 của cách mạng Cu-ba là ai?

A. Ra-un Ca-xtơ-rô.

B. Chê Ghê-va-ra.

C. Phi-đen Ca-xtơ-rô.

D. A-gien-đê.

Câu hỏi 19 :

Những thỏa thuận của các cường quốc tại Hội nghị Ianta đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới, mà lịch sử gọi là gì?

A. Trật tự hai cực Ianta do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực.

B. Trật tự Véc-xai Oa-sinh-tơn.

C. Trật tự thế giới mới.

D. Trật tự “đơn cực” do Mĩ chi phối và khống chế.

Câu hỏi 20 :

Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới, Mĩ Latinh được mệnh danh là gì?

A. “Lục địa bùng cháy”.

B. “Hòn đảo tự do”.

C. “Lục địa mới trỗi dậy”.  

D. “Tiền đồ của CNXH”.

Câu hỏi 21 :

Phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Mĩ Latinh được mở đầu bằng cuộc cách mạng nào?

A. Cách mạng Ai Cập năm 1952.

B. Cách mạng Chi-lê năm 1970.

C. Cách mạng Cu-ba năm 1959.

D. Cách mạng Ni-ca-ra-goa.

Câu hỏi 22 :

Năm 1969, quốc gia nào đầu tiên đưa con người lên Mặt Trăng?

A. Mĩ.      

B. Liên Xô.   

C. Trung Quốc.        

D. Nhật Bản.

Câu hỏi 24 :

Hiện nay, số nước thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) là bao nhiêu?

A. 5 nước.     

B. 8 nước.  

C. 10 nước.  

D. 11 nước.

Câu hỏi 25 :

Nội dung nào không đúng về chính sách đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Đề ra “Chiến lược toàn cầu”

B. “Viện trợ” để lôi kéo, khống chế các nước.

C. Xác lập trật tự thế giới “đơn cực”.

D. Tích cực đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.

Câu hỏi 26 :

Biến đổi lớn nhất của các nước châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. các nước đều đã giành được độc lập.

B. thành lập Liên minh châu Phi (AU).

C. hầu hết đã trở thành các nước công nghiệp.

D. xóa bỏ “chế độ A-pác-thai về kinh tế”.

Câu hỏi 27 :

Theo thỏa thuận của các cường quốc tại Hội nghị I-an-ta (2/1945), nước nào ở châu Á vẫn được duy trì nền độc lập?

A. Việt Nam.    

B. Thái Lan.      

C. Triều Tiên.       

D. Mông Cổ.

Câu hỏi 28 :

Đến khoảng thời gian nào sau chiến tranh thế giới thứ hai phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập?

A. Cuối những năm 70 thế kỉ XX

B. Đầu những năm 50 thế kỉ XX

C. Cuối những năm 50 thế kỉ XX

D. Đầu những năm 60 thế kỉ XX

Câu hỏi 29 :

Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang lĩnh vực nào?

A. Hợp tác trên lĩnh vực du lịch

B. Hợp tác trên lĩnh vực quân sự

C. Hợp tác trên lĩnh vực giáo dục 

D. Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK