Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Vật lý trường THPT Trần Quang Khải lần 3

Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Vật lý trường THPT Trần Quang Khải lần 3

Câu hỏi 1 :

Trong sơ đồ khối của máy phát thanh vô tuyến đơn giản không có mạch: 

A.

phát sóng điện từ cao tần.      

B. tách sóng.     

C.

khuếch đại.     

D.

biến điệu. 

Câu hỏi 2 :

So với hạt nhân \(_{27}^{60}Co\) , hạt nhân \(_{84}^{210}Po\) có nhiều hơn: 

A.

93 prôtôn và 57 nơtron.        

B. 57 prôtôn và 93 nơtron.

C.

93 nuclôn và 57 nơtron.     

D. 150 nuclôn và 93 prôtôn.

Câu hỏi 3 :

Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng: 

A. các êlectron liên kết được ánh sáng giải phóng để trở thành các êlectron dẫn. 

B. quang điện xảy ra ở bên trong một chất khí.         

C. quang điện xảy ra ở bên trong một khối kim loại. 

D. quang điện xảy ra ở bên trong một khối điện môi.

Câu hỏi 5 :

Người nghe có thể phân biệt được âm La do đàn ghita và đàn piano phát ra là do hai âm đó: 

A. Mức cường độ âm khác nhau.        

B. Cường độ âm khác nhau.

C. Âm sắc khác nhau.       

D.  Tần số âm khác nhau.

Câu hỏi 6 :

Mạng lưới điện dân dụng có tần số là: 

A. 50 Hz.    

B. 60 Hz.           

C. 220 Hz.      

D.  0.

Câu hỏi 8 :

Một vật dao động điều hòa với phương trình \(x = 2\cos \left( {20t + \pi /2} \right)cm\) . Pha ban đầu của dao động là: 

A. \(\pi /2\left( {rad} \right)\)

B. 2 rad/s.   

C. \(20\left( {rad} \right)\)

D. \(20t + \pi /2\left( {rad} \right)\)

Câu hỏi 10 :

Chọn câu đúng. Khi sóng dừng xuất hiện trên một sợi dây, khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp bằng: 

A.

Một bước sóng.      

B. Một phần tư bước sóng. 

C. Hai lần bước sóng.      

D. Nửa bước sóng.

Câu hỏi 12 :

Hai nguồn kết hợp là hai nguồn phát sóng: 

A. có độ lệch pha không thay đổi theo thời gian.       

B. có cùng biên độ, có độ lệch pha không thay đổi theo thời gian.    

C. có cùng tần số, cùng phương truyền. 

D. có cùng tần số, cùng phương dao động và độ lệch pha không thay đổi theo thời gian.

Câu hỏi 13 :

Bản chất dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng trong điện trường của các 

A.

iôn dương trong dung dịch ngược chiều điện trường từ Catốt sang Anốt. 

B. iôn âm trong dung dịch theo chiều điện trường từ Anốt sang Catốt.            

C.

 iôn dương và các ion âm theo chiều điện trường từ Anốt sang Catốt.          

D. iôn dương từ Anốt sang Catốt và các iôn âm từ Catốt sang Anốt. 

Câu hỏi 14 :

Một đoạn dây dẫn có dòng điện I nằm ngang đặt trong từ trường có đường sức từ thẳng đứng từ trên xuống như hình vẽ. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn có chiều 

A.

thẳng đứng hướng từ dưới lên.        

B. thẳng đứng hướng từ trên xuống dưới.

C. nằm ngang hướng từ trái sang phải.          

D. nằm ngang hướng từ phải sang trái.

Câu hỏi 15 :

Chiếu xiên một chùm sáng hẹp gồm hai ánh sáng đơn sắc là vàng và lam từ không khí tới mặt nước thì:  

A. chùm sáng bị phản xạ toàn phần.      

B. tia khúc xạ chỉ là ánh sáng vàng, còn tia sáng lam bị phản xạ toàn phần.      

C. so với phương tia tới, tia khúc xạ vàng bị lệch ít hơn tia khúc xạ lam.     

D. so với phương tia tới, tia khúc xạ lam bị lệch ít hơn tia khúc xạ vàng.

Câu hỏi 16 :

Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng, khoảng vân sẽ: 

A. giảm đi khi tăng khoảng cách từ màn hình chứa 2 khe và màn quan sát.  

B. giảm đi khi tăng khoảng cách 2 khe.              

C. tăng lên khi tăng khoảng cách 2 khe.   

D. không thay đổi khi thay đổi khoảng cách giữa hai khe và màn quan sát.

Câu hỏi 17 :

Chọn câu sai: 

A. dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.          

B. tần số dao động cưỡng bức luôn bằng tần số dao động riêng của hệ dao động.

C. khi cộng hưởng dao động, tần số dao động của hệ bằng tần số riêng của hệ. 

D. dao động cưỡng bức là dao động dưới tác dụng của ngoại lực biến thiên tuần hoàn.

Câu hỏi 19 :

Tia tử ngoại được ứng dụng để: 

A. tìm khuyết tật bên trong các vật đúc.      

B. chụp điện, chuẩn đoán gãy xương.

C. kiểm tra hành lý của khách đi máy bay.         

D. tìm vết nứt trên bề mặt các vật.

Câu hỏi 20 :

Hạt nhân có độ hụt khối càng lớn thì: 

A. có năng lượng liên kết càng lớn.     

B. hạt nhân đó càng dễ bị phá vỡ.

C. có năng lượng liên kết riêng càng lớn.  

D. hạt nhân đó càng bền vững.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK