Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Vật lý trường THPT Trần Cao Vân-TP. Hồ Chí Minh lần 5

Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Vật lý trường THPT Trần Cao Vân-TP. Hồ Chí Minh lần 5

Câu hỏi 1 :

Trong chân không, các bức xạ được sắp xếp theo thứ tự bước sóng giảm dần là: 

A. tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen. 

B.  tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia Rơn-ghen, tia tử ngoại.

C. ánh sáng tím, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen. 

D. tia Rơn-ghen, tia tử ngoại, ánh sáng tím, tia hồng ngoại.

Câu hỏi 2 :

Một vật dao động điều hòa thì 

A. động năng của vật có giá trị cực đại khi vật qua vị trí cân bằng. 

B. lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn cực đại khi vật qua vị trí cân bằng.

C.  lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn tỉ lệ với bình phương biên độ. 

D.  gia tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật qua vị trí cân bằng.

Câu hỏi 3 :

Một ngọn đèn laze có công suất 10 W phát ra một chùm sáng đơn sắc với bước sóng 0,6 μm. Số phôtôn mà đèn phát ra trong mỗi giây là 

A.

3,02.1019 phôtôn.      

B. 3,02.1020 phôtôn.       

C. 2,03.1019 phôtôn.       

D. 2,03.1020 phôtôn.

Câu hỏi 4 :

Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong không khí 

A.

tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích. 

B. tỉ lệ với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.

C.

 tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích. 

D. tỉ lệ với khoảng cách giữa hai điện tích.

Câu hỏi 6 :

Ở Việt Nam, mạng điện dân dụng một pha có điện áp hiệu dụng là 

A.  \(100\sqrt 2 \) V.      

B.

220 V.    

C.  \(200\sqrt 2 \) V.        

D. 100 V.

Câu hỏi 7 :

 Chọn câu sai. Trong sóng cơ, công thức liên hệ giữa tốc độ truyền sóng v, bước sóng λ và chu kì T của sóng là :

A. \(\lambda = \frac{v}{T}\)

B. \(\lambda = vT\)

C. \(\lambda = \frac{v}{f}\)

D. \(v = \lambda f\)

Câu hỏi 11 :

Một mạch dao động điện từ lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Biểu thức nào sau đây sai

A.

Tần số góc dao động của mạch là \(\omega = \frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }}\) 

B. Tần số góc dao động của mạch là \(\omega = \frac{1}{{\sqrt {LC} }}\)

C.

Tần số dao động của mạch là \(f = \frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }}\) 

D. Chu kì dao động của mạch là \(T = 2\pi \sqrt {LC} \)

Câu hỏi 12 :

Một vật dao động điều hòa với phương trình vận tốc . Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc vận tốc của vật  theo thời gian t. Xác định giá trị ban đầu của x = x0 khi t= 0. 

A.

 -3 cm.         

B.  - \(3\sqrt 2 \) cm.                      

C.

 - 2 cm..          

D.  -  \(3\sqrt 3\) cm.

Câu hỏi 14 :

Trường hợp nào sau đây không gây ra hiệu ứng quang điện đối với canxi (có giới hạn quang điện \({f_0} = \frac{2}{3}{.10^{15}}\,Hz\) )? 

A.

Bức xạ có bước sóng 1 pm (tia gamma). 

B. Bức xạ có bước sóng 2 nm (tia X).

C. Bức xạ có bước sóng 400 nm (màu tím).   

D. Bức xạ có bước sóng 5 mm (hồng ngoại).

Câu hỏi 15 :

Một vật dao động điều hòa với tần số góc ω, khi đi từ vị trí biên này đến vị trí biên kia với quỹ đạo dài L thì 

A.

Phương trình dao động: \(x = 2L\cos (\omega t + \varphi )\).    

B.  Tốc độ cực đại  \({v_{\max }} = \omega \frac{L}{2}\).

C.

Phương trình dao động: \(x = L\cos (\omega t + \varphi )\).       

D. Tốc độ cực đại \({v_{\max }} = \omega L\)

Câu hỏi 23 :

Từ thông qua vòng dây tròn bán kính 12 cm đặt vuông góc với cảm ứng từ B thay đổi theo thời gian như hình vẽ. Kết luận nào sau đây là đúng: 

A.

Trong khoảng thời gian từ 4 s → 6 s suất điện động có độ lớn 0,0113 V 

B. Trong khoảng thời gian từ 0 → 2 s suất điện động có độ lớn là 0,25 V

C.

Trong khoảng thời gian từ 0 → 6 s suất điện động bằng 0 

D. Trong khoảng thời gian từ 2 s → 4 s suất điện động có độ lớn là 0,5 V

Câu hỏi 24 :

 Cho một vật sáng cách màn M là 4 m. Một thấu kính L để thu được ảnh rõ nét trên màn cao gấp 3 lần vật. Kết luận nào sau đây là đúng? 

A. L là thấu kính hội tụ cách màn 2 m.   

B. L là thấu kính hội tụ cách màn 3 m.

C. L là thấu kính phân kì cách màn 1 m.        

D. L là thấu kính phân kì cách màn 2 m.

Câu hỏi 39 :

Nhận xét nào sau đây liên quan đến năng lượng điện từ của mạch dao động là đúng? Điện tích trong mạch dao động lí tưởng biến đổi với chu kỳ T thì 

A. Năng lượng điện trường biển đối với chu kỳ 2T. 

B. Năng lượng từ trường biến đổi với chu kỳ 2T.

C. Năng lượng điện trường biến đổi với chu kỳ T/2. 

D. Năng lượng điện từ biến đổi với chu kỳ T/2.

Câu hỏi 40 :

Cường độ dòng điện trong mạch dao động lí tưởng biến đổi với tần số f.Phát biểu nào sau đây là không đúng? 

A. Năng lượng điện trường biển đổi với tần số 2f.    

B. Năng lượng từ trường biến đổi với tần số 2f.

C. Năng lượng điện từ biến đổi với tần số f/2.  

D. Năng lượng điện từ không biến đổi.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK