Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Hóa học Đề thi thử THPT QG môn Hóa năm 2019 - Thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh

Đề thi thử THPT QG môn Hóa năm 2019 - Thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh

Câu hỏi 2 :

Chất nào sau đây là este? 

A. CH3CHO. 

B. C2H5OCH3

C. CH3COOC2H5

D. CH3COOH.

Câu hỏi 5 :

Loại tơ nào sau đây thuộc tơ thiên nhiên. 

A. Nilon-6,6 

B. Tơ visco

C. Tơ tằm

D. Tơ lapsan

Câu hỏi 6 :

Chất phản ứng được với Cu(OH)2/OH- ở điều kiện thường tạo thành sản phẩm có màu tím là 

A. saccarozơ. 

B. Gly - Ala - Val 

C. glixerol. 

D. anđehit axetic

Câu hỏi 8 :

Dãy nào sau đây gồm các chất sắp xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ? 

A. Anilin, metyl amin, amoniac 

B. Anilin, amoniac, metyl amin. 

C. Amoniac, etyl amin, anilin. 

D. Etyl amin, anilin, amoniac

Câu hỏi 9 :

Để chứng minh trong glucozơ có nhiều nhóm -OH, người ta sử dụng phản ứng nào sau đây? 

A. AgNO3/NH3, to 

B. CH3OH/HCl 

C. Na 

D. Cu(OH)2, to thường

Câu hỏi 10 :

Phát biểu nào sau đây không đúng? 

A. Saccarozơ phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng tạo kết tủa Ag. 

B. Glucozơ phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch màu xanh lam. 

C. Khi thuỷ phân hoàn toàn tinh bột thu được glucozơ. 

D. Glucozơ và fructozơ là đồng phân của nhau.

Câu hỏi 11 :

Tripanmitin có công thức là

A. (C15H31COO)3C3H5.

B. (C17H35COO)3C3H5

C. (C17H33COO)3C3H5

D. (C17H31COO)3C3H5.

Câu hỏi 12 :

Loại đường nào sau đây có nhiều trong cây mía: 

A. mantozơ 

B. glucozơ 

C. saccarozơ 

D. fructozơ

Câu hỏi 13 :

Glyxin có công thức cấu tạo thu gọn là 

A. CH3NH2

B. NH2CH2COOH. 

C. C2H5NH2.

D. H2NCH(CH3)COOH.

Câu hỏi 14 :

Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc một? 

A. (CH3)3CNH2.

B. CH3CH2OH. 

C. (CH3)3N. 

D. CH3CH2NHCH3.

Câu hỏi 15 :

X có công thức cấu tạo CH2 = CH - COOCH3. Tên gọi của X là: 

A. vinyl axetat. 

B. metyl acrylat. 

C. metyl fomat. 

D. metyl axetat.

Câu hỏi 16 :

Cho este X (C8H8O2) tác dụng với lượng dư dd KOH thu được hai muối hữu cơ và H2O. X có tên gọi là 

A. metyl benzoat. 

B. phenyl axetat 

C. phenyl fomat

D. benzyl fomat.

Câu hỏi 17 :

Phát biểu nào sau đây là sai? 

A. Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.

B. Chất béo lỏng có phản ứng cộng H2

C. Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để điều chế xà phòng và glixerol. 

D. Chất béo rắn được tạo nên từ các gốc axit béo không no.

Câu hỏi 19 :

C3H7O2N + NaOH → (X) + CH3OH. CTCT của X là

A. CH3COONH4

B. NH2CH2COONa 

C. H2NCH2CH2COONa 

D. H2NCH2COOCH3.

Câu hỏi 21 :

Chất không tham gia phản ứng trùng hợp là 

A. caprolactam. 

B. stiren. 

C. toluen. 

D. etilen.

Câu hỏi 23 :

Dung dịch của hợp chất nào sau đây không làm đổi màu giấy quì ẩm? 

A. CH3NH2

B. H2N-CH2-CH(NH2)COOH.

C. C6H5ONa 

D. H2NCH2COOH.

Câu hỏi 29 :

Khối lượng dung dịch HCl 7,3% cần để tác dụng hết với 4,5 gam etylamin là: 

A. 3,65 gam 

B. 36,5 gam 

C. 7,3 gam 

D. 50 gam

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK