Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Hóa học Câu hỏi ôn thi HK2 môn Hóa 12 năm 2020 - Trường THPT Phan Đăng Lưu (Phần 1)

Câu hỏi ôn thi HK2 môn Hóa 12 năm 2020 - Trường THPT Phan Đăng Lưu (Phần 1)

Câu hỏi 1 :

Câu nào sau đây đúng?

A. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại thường có từ 4 đến 7.

B. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử phi kim thường có từ 1 đến 3.

C. Trong cùng chu kì, nguyên tử kim loại có bán kính lớn hơn nguyên tử phi kim.

D. Trong cùng nhóm, số electron ngoài cùng của các nguyên tử thường khác nhau.

Câu hỏi 2 :

Cho các cấu hình electron nguyên tử sau:(a) 1s2 2s2 2p63s1;      

A. Ca, Na, Li, Al.  

B. Na, Ca, Li, Al.

C. Na, Li, Al, Ca.    

D. Li, Na, Al, Ca.

Câu hỏi 3 :

Cho 4 cặp oxi hóa - khử : Fe2+/Fe; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag; Cu2+/Cu. Dãy xếp các cặp theo chiều tăng dần tính oxi hóa và giảm dần về tính khử là dãy chất nào?

A. Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag.

B. Fe3+/Fe2+; Fe2+/Fe; Ag+/Ag ; Cu2+/Cu.

C. Ag+/Ag; Fe3+/Fe2+; Cu2+/Cu; Fe2+/Fe.

D. Cu2+/Cu; Fe2+/Fe; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag.

Câu hỏi 4 :

Dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất CuSO4. Phương pháp hóa học đơn giản để loại tạp chất là :

A. điện phân dung dịch với điện cực trơ đến khi hết màu xanh.

B. chuyển 2 muối thành hidroxit, oxit, kim loại rồi hòa tan bằng H2SO4 loãng.

C. thả Mg vào dung dịch cho đến khi hết màu xanh.

D. thả Fe dư vào dung dịch, chờ phản ứng xong rồi lọc bỏ chất rắn.

Câu hỏi 5 :

Để điều chế các kim loại Na, Mg, Ca trong công nghiệp, người ta dùng cách nào trong các cách sau đây?

A. Điện phân dung dịch muối clorua bão hòa tương ứng có vách ngăn.

B. Dùng H2 hoặc CO khử oxit kim loại tương ứng ở nhiệt độ cao.

C. Dùng kim loại K cho tác dụng với dung dịch muối clorua tương ứng

D. Điện phân nóng chảy muối clorua tương ứng.

Câu hỏi 6 :

Trong ăn mòn điện hóa, xảy ra 

A. sự oxi hóa ở cực dương

B. sự khử ở cực âm

C. sự oxi hóa ở cực dương và sự khử ở cực âm

D. sự oxi hóa ở cực âm và sự khử ở cực dương.

Câu hỏi 7 :

Cho bột sắt vào dung dịch HCl sau đó thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4. Quan sát thấy hiện tượng sau:

A. Bọt khí bay lên ít và chậm hơn lúc đầu

B. Bọt khí bay lên nhanh và nhiều hơn lúc đầu.

C. Không có bọt khí bay lên

D. Dung dịch không chuyển màu

Câu hỏi 8 :

Cho các trường hợp sau, trường hợp kim loại bị ăn mòn điện hóa là

A. Cho kim loại kẽm vào dung dịch HCl

B. Thép cacbon để trong không khí ẩm.

C. Đốt dây sắt trong O2

D. Cho kim loại Cu vào dung dịch HNO3 loãng

Câu hỏi 9 :

Cho các phương trình điện phân sau, phương trình viết sai là

A. 4AgNO3 + 2H2O (đpdd)  →  4Ag + O2 + 4HNO3

B. 2CuSO4 + 2H2O  (đpdd)  →   2Cu + O2 + 2H2SO4

C. 2MCln  (đpnc) →    2M  + nCl2

D. 4MOH  (đpnc)   →     4M  +  2H2O .

Câu hỏi 14 :

Biết thể tích 1 mol của mỗi kim loại Al, Li, K tương ứng là 10cm3 ; 13,2 cm3; 45,35cm3. Có thể tính được khối lượng riêng của mỗi kim loại trên lần lượt là:

A. 2,7g/cm3; 1,54g/cm3; 0,86g/cm3

B. 2,7g/cm3; 0,86g/cm3; 0,53g/cm3

C. 0,53g/cm3; 0,86g/cm3;; 2,7g/cm3

D. 2,7g/cm3; 0,53g/cm3; 0,86g/cm3

Câu hỏi 16 :

Câu nào sau đây không đúng ?

A.

Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại thường có ít ( 1 đến 3e)

B. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử phi kim thường có từ 4 đến 7e

C. Trong cùng chu kì, nguyên tử kim loại có bán kính nhỏ hơn nguyên tử phi kim

D. Trong cùng nhóm, số electron ngoài cùng của các nguyên tử thường bằng nhau

Câu hỏi 22 :

Ngâm một lá niken trong các dung dịch loãng các muối sau: MgCl2, NaCl, Cu(NO3)2, AlCl3, ZnCl2, Pb(NO3)2. Niken sẽ khử được các muối:

A. AlCl3, ZnCl2, Pb(NO3)2  

B. AlCl3, MgCl2, Pb(NO3)2

C. NaCl, MgCl2, Cu(NO3)2

D. Pb(NO3)2 , Cu(NO3)2

Câu hỏi 24 :

Cho natri kim loại vào lượng dư dung dịch CuCl2 sẽ thu được kết tủa nào sau đây:

A. Cu(OH)2        

B. CuCl

C. Cu        

D. Cả A, B, C.

Câu hỏi 25 :

Để làm sạch môt loại thủy ngân có lẫn các tạp chất kẽm, thiếc , chì có thể dùng cách :

A. hòa tan loại thủy ngân này trong HCl dư.

B. hòa tan loại thủy ngân này trong axit HNO3dư, rồi điện phân dung dịch.

C. khuấy loại thủy ngân này trong dung dịch H2SO4 loãng, dư rồi lọc dung dịch.

D. đốt nóng loại thủy ngân này trong dung dịch HgSO4 loãng dư, rồi lọc dung dịch.

Câu hỏi 28 :

Trong những câu sau, câu nào đúng ?

A. Trong hợp kim có liên kết kim loại hoặc liên kết ion.

B. Tính chất của hợp kim không phụ thuộc vào thành phần, cấu tạo của hợp kim.

C.

Hợp kim có tính chất hóa học tương tự tính chất hóa học của các kim lọai tạo ra chúng.

D. Hợp kim có tính chất vật lí và tính chất cơ học tương tự các kim loại tạo ra chúng.

Câu hỏi 29 :

Trong những câu sau, câu nào đúng ?

A. Tính dẫn điện, dẫn nhiệt của hợp kim tốt hơn các kim loại tạo ra chúng.

B. Khi tạo thành liên kết cộng hóa trị, mật độ electron tự do trong hợp kim giảm.

C. Hợp kim thường có độ cứng kém các kim loại tạo ra chúng.

D. Nhiệt độ nóng chảy của hợp kim thường cao hơn so với các kim loại tạo ra chúng.

Câu hỏi 30 :

Trong những câu sau đây, câu nào không đúng?

A. Trong hợp kim có liên kết kim loại hoặc là liên kết cộng hóa trị.

B. Tính chất của hợp kim phụ thuộc vào thành phần, cấu tạo của hợp kim.

C. Hợp kim có tính chất hóa học khác tính chất hóa học của kim loại tạo ra chúng.

D. Hợp kim có tính chất vật lí và tính chất cơ học khác nhiều các kim loại tạo ra chúng.

Câu hỏi 32 :

Trong hợp kim Al – Ni , cứ 5 mol Al thì có 0,5 mol Ni. Thành phần % của hợp kim là:

A. 18%Al và 82%Ni    

B. 82%Al và 18%Ni

C. 20%Al và 80%Ni   

D. 80%Al và 20%Ni

Câu hỏi 33 :

Câu nói hoàn toàn đúng là:

A. Cặp oxi hóa – khử của kim loại là một cặp gồm một chất oxi hóa và một chất khử.

B. Dãy điện hóa của kim loại là một dãy những cặp oxi hóa – khử được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của các kim loại và chiều giảm dần tính khử của các ion kim loại.

C. Kim loại nhẹ là kim loại có thể dùng dao cắt ra

D. Fe2+ có thể đóng vai trò chất oxi hóa trong phản ứng này nhưng cũng có thể đóng vai trò chất khử trong phản ứng khác.

Câu hỏi 34 :

Ngâm lá kẽm trong dung dịch chứa 0,1 mol CuSO4. Phản ứng xong thấy khối lượng lá kẽm:

A. tăng 0,1g   

B. tăng 0,01g

C. giảm 0,1g   

D. không thay đổi

Câu hỏi 35 :

Có những pin điện hóa được ghép bởi các cặp oxi hóa – khử chuẩn sau:a) Ni2+/Ni và Zn2+/Zn      

A. Pb, Zn, Hg.  

B. Ni, Hg, Pb

C. Ni, Cu, Mg      

D. Mg, Zn, Hg

Câu hỏi 36 :

“Ăn mòn kim loại” là sự phá hủy kim loại do :

A. tác dụng hóa học của môi trường xung quanh

B. kim loại phản ứng hóa học với chất khí hoặc hơi nước ở nhiệt độ cao.

C. Kim loại tiếp xúc với dung dịch chất điện li tạo nên dòng điện.

D. Tác động cơ học.

Câu hỏi 37 :

Câu nào sau đây đúng ?

A. Miếng hợp kim Zn – Cu để trong không khí ẩm bị phá hủy là do ăn mòn hóa học.

B. Trong hai cặp oxi hóa – khử sau: Al3+/Al và Cu2+/Cu; Al3+ oxi hóa được Cu thành Cu2+

C. Để điều chế Na, người ta điện phân dung dịch NaCl bão hòa trong  nước.

D. Hầu hết các kim loại không oxi hóa được N+5, S+6 trong  axit HNO3, H2SO4 xuống số oxi hóa thấp hơn.

Câu hỏi 38 :

Bản chất của ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa giống và khác nhau như thế nào ?

A. giống là cả hai đều phản ứng với dung dịch chất điện li, khác là có và không có phát sinh dòng điện.

B. giống là cả hai đều là sự ăn mòn, khác là có và không có phát sinh dòng điện.

C. giống là cả hai đều phát sinh dòng điện, khác là chỉ có ăn mòn hóa học mới là quá trình oxi hóa – khử

D. giống là cả hai đều là quá trình oxi hóa – khử, khác là có và không có phát sinh dòng điện.

Câu hỏi 39 :

Một vật bằng hợp kim Zn – Cu để trong không khí ẩm ( có chứa CO2) xảy ra ăn mòn điện hóa. Quá trình gì xảy ra ở cực dương  của vật ?

A. Quá trình khử Cu.

B. Quá trình khử Zn.

C. Quá trình khử ion H+.

D. Quá trình oxi hóa ion H+.

Câu hỏi 40 :

Một chiếc chìa khóa làm bằng hợp kim Cu – Fe bị rơi xuống đáy giếng. Sau một thời gian chiếc chìa khóa sẽ:

A. bị ăn mòn hóa học.

B. bị ăn mòn điện hóa.

C. không bị ăn mòn.

D. ăn mòn điện hóa hoặc hóa học tùy theo lượng Cu – fe có trong chìa khóa đó.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK