Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Hóa học Đề trắc nghiệm tổng ôn lý thuyết môn Hóa lớp 12- Ôn thi THPT QG năm 2019 - P2

Đề trắc nghiệm tổng ôn lý thuyết môn Hóa lớp 12- Ôn thi THPT QG năm 2019 - P2

Câu hỏi 3 :

Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột → X→ Y → axit axetic. X và Y lần lượt là

A. glucozơ, anđehit axetic. 

B. glucozơ, etyl axetat.

C. glucozơ, ancol etylic.

D. ancol etylic, anđehit axetic.

Câu hỏi 5 :

Chất nào sau đây còn có tên gọi là đường mía?

A. Saccarozơ. 

B. Glucozơ. 

C. Fructozơ. 

D. Tinh bột.

Câu hỏi 6 :

Công thức của chất béo (C17H35COO)3C3H5 có tên gọi là

A. triolein. 

B. tripanmitoylglyxerol. 

C. tripanmitin. 

D. tristearin.

Câu hỏi 9 :

Chất không có phản ứng thủy phân là

A. fructozơ. 

B. saccarozơ. 

C. tinh bột. 

D. xenlulozơ.

Câu hỏi 11 :

Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:T, Z, Y, X lần lượt là

A. Metylamin, anilin, saccarozơ, glucozơ. 

B. Saccarozơ, anilin, glucozơ, metylamin.

C. Anilin, metylamin, saccarozơ, glucozơ. 

D. Metylamin, anilin, glucozơ, saccarozơ.

Câu hỏi 14 :

Kim loại nào sau đây được dùng làm dây tóc bóng đèn ?

A. Fe. 

B. Cr. 

C. W. 

D. Cu.

Câu hỏi 15 :

Phương trình hoá học nào sau đây thể hiện cách điều chế Cu theo phương pháp thuỷ luyện ?

A. CuCl2 → Cu + Cl2

B. H2 + CuO → Cu + H2O.

C. Zn + CuSO4 → Cu + ZnSO4

D. 2CuSO4 + 2H2O → 2Cu + 2H2SO4 + O2.

Câu hỏi 16 :

Hãy sắp xếp các chất sau đây theo trật tự tăng dần tính bazơ: CH3NH2, C6H5NH2, (CH3)2NH,(C6H5)2NH và NH3

A. (C6H5)2NH < NH3 < C6H5NH2 < CH3NH2 < (CH3)2NH.

B. C6H5NH2 < (C6H5)2NH < NH3 < (CH3)2NH < CH3NH2.

C. (C6H5)2NH < NH3 < (CH3)2NH < C6H5NH2 < CH3NH2.

D. (C6H5)2NH < C6H5NH2 < NH3 < CH3NH2 < (CH3)2NH.

Câu hỏi 17 :

Khi tham gia phản ứng hóa học, kim loại đóng vai trò là chất

A. nhận electron. 

B. bị khử. 

C. bị oxi hóa.

D. oxi hóa.

Câu hỏi 20 :

Cho kim loại Kali vào dung dịch Fe2(SO4)3, hiện tượng quan sát được là

A. có kim loại màu trắng xám bám vào kim loại Na.

B. có khí thoát ra, đồng thời xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ.

C. có khí thoát ra, đồng thời xuất hiện kết tủa trắng xanh.

D. có khí thoát ra, đồng thời xuất hiện kết tủa trắng xanh sau đó chuyển dần thành nâu đỏ.

Câu hỏi 21 :

Điều khẳng định nào sau đây không đúng?

A. Glucozơ và fructozơ đều tham gia phản ứng tráng gương.

B. Thủy phân saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ tạo ra sản phẩm đều có glucozơ.

C. Tinh bột và xenlulozơ là hai chất đồng phân của nhau.

D. Glucozơ và fructozơ là hai chất đồng phân của nhau.

Câu hỏi 22 :

Đun nóng vinyl fomat với dung dịch kiềm thì trong sản phẩm thu được có

A. hai chất làm quỳ tím hóa đỏ.

B. một chất tạo dung dịch xanh lam với Cu(OH)2 ở nhệt độ thường.

C. một chất cho phản ứng tráng gương.

D. hai chất cho phản ứng tráng gương.

Câu hỏi 28 :

Este có CTPT C2H4O2 có tên gọi nào sau đây?

A. metyl propionat. 

B. etyl fomat. 

C. metyl axetat. 

D. metyl fomat.

Câu hỏi 30 :

Peptit nào sau đây không có phản ứng màu biure?

A. Ala-Gly-Gly. 

B. Ala-Gly. 

C. Ala-Ala-Gly-Gly.

D. Gly-Ala-Gly.

Câu hỏi 31 :

Nhóm các chất tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam là

A. saccarozơ, glucozơ, anđehit axetic, glixerol.

B. glixerol, glucozơ, frutozơ, saccarozơ.

C. ancol etylic, glucozơ, fructozơ, glixerol. 

D. glixerol, glucozơ, anđehit axetic, etilenglicol.

Câu hỏi 33 :

Đun nóng este CH3OOCCH=CH2 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là

A. CH2=CHCOONa và CH3OH 

B. CH3COONa và CH2=CHOH.

C. CH3COONa và CH3CHO. 

D. C2H5COONa và CH3OH.

Câu hỏi 36 :

Dãy gồm các chất được xếp theo chiều tính bazơ tăng dần từ trái qua phải là

A. NH3, CH3NH2, C6H5NH2

B. CH3NH2, NH3, C6H5NH2.

C. CH3NH2, C6H5NH2, NH3

D. C6H5NH2, NH3, CH3NH2.

Câu hỏi 37 :

Chất dùng làm gia vị thức ăn gọi là mì chính hay bột ngọt có công thức cấu tạo là

A. NaOOC–CH2CH(NH2)–CH2COONa. 

B. NaOOC–CH2CH(NH2)–CH2COOH.

C. HOOC–CH2CH2CH(NH2)–COONa. 

D. NaOOC–CH2CH2CH(NH2)–COONa.

Câu hỏi 38 :

Chọn phát biểu sai trong các phát biểu dưới đây?

A. Amin là hợp chất hữu cơ có tính chất lưỡng tính.

B. Amin tác dụng với axit cho muối.

C. Các amin đều có tính bazơ.

D. Tính bazơ của anilin yếu hơn NH3.

Câu hỏi 40 :

Cách nào sau đây không điều chế được NaOH ?

A. Cho dung dịch Ca(OH)2 tác dụng với dung dịch Na2CO3.

B. Cho Na2O tác dụng với nước.

C. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp, điện cực trơ.

D. Sục khí NH3 vào dung dịch Na2CO3.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK