Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Hóa học Đề thi thử THPT QG 2018 môn Hóa học THPT Hàm Rồng- Thanh Hóa

Đề thi thử THPT QG 2018 môn Hóa học THPT Hàm Rồng- Thanh Hóa

Câu hỏi 1 :

Polime nào sau đây được sử dụng để sản xuất cao su buna? 

A. poli butadien.        

B. poli etilen.                

C.  poli stiren.                                  

D. poli (stiren-butadien).

Câu hỏi 4 :

Nhỏ vài giọt dung dịch nước brom vào ống nghiệm chứa anilin thì 

A. có kết tủa màu trắng xuất hiện.

B. không có hiện tượng gì.

C. có kết tủa màu vàng xuất hiện.

D. dung dịch chuyển sang  màu xanh tím do phản ứng màu biure.

Câu hỏi 5 :

Cho các hợp chất sau:            (a) HOCH2CH2OH;                            (b) HOCH2CH2CH2OH

A. (c), (d), (f).  

B. (a), (b), (c).    

C. (c), (d), (e).      

D. (a), (c), (d).

Câu hỏi 7 :

Phản ứng viết không đúng là 

A. Fe + 2FeCl3 → FeCl2.             

B. Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu.

C. Fe + Cl2 → FeCl2.            

D. Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2.

Câu hỏi 8 :

Những mẫu hợp kim Zn-Fe vào trong cốc chứa dung dịch HCl 1M. Sau một thời gian thì 

A. chỉ có chứa phần kim loại Zn bị ăn mòn.  

B. chỉ có chứa phần kim loại Fe bị ăn mòn.

C. cả hai phần kim loại Zn và Fe bị ăn mòn.  

D. hợp kim không bị ăn mòn.

Câu hỏi 9 :

Để nhận biết hai chất khí riêng biệt là propin và propen thì hóa chất được dùng tốt nhất là 

A. dung dịch AgNO3/NH3.         

B. dung dịch Br2.

C. dung dịch thuốc tím.        

D. H(xúc tácNi, to).

Câu hỏi 11 :

Cho Fe3O4 tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, thu được dung dịch X. Dung dịch X không tác dụng với dung dịch 

A.  Cu(NO3)2.              

B. BaCl2.         

C. K2Cr2O7.          

D. NaBr.

Câu hỏi 12 :

Nhận biết các dung dịch glucozơ, glyxerin không thể dùng 

A. Cu(OH)2/OH.                    

B. dung dịch AgNO3/NH3.

C. dung dịch Br2.                

D. dung dịch NaOH.

Câu hỏi 13 :

Propen là tên gọi của hợp chất 

A. CH2=CH-CH3.   

B. CH2=CH-CH2-CH3

C. C3H6.            

D. CH3-CH=CH-CH3.

Câu hỏi 16 :

Khi cho toluen tác dụng với Br2 (ánh sáng) theo tỉ lệ mol 1:1 thì thu được sản phẩm chính có tên gọi là 

A. p-bromtoluen.    

B. phenylbromua.      

C. benzylbromua.    

D. o-bromtoluen.

Câu hỏi 17 :

Kim loại kiềm có cấu hình e lớp ngoài cùng là 

A. ns2np5.      

B. ns2.             

C. ns1.        

D. ns2np3.

Câu hỏi 19 :

Phát biểu nào sau đây đúng? 

A. Zn(OH)2 là bazơ lưỡng tính vì Zn(OH)2 vừa phân li như axit, vừa phân li như bazơ trong nước.

B. Al là kim loại lưỡng tính vì Al vừa tác dụng với dung dịch axit, vừa tác dụng với dung dịch bazơ.

C. Chỉ có kim loại kiềm tác dụng với nước.

D. Sục khí CO2 vào dung dịch NaAlOđến dư thì có kết tủa keo trắng xuất hiện.

Câu hỏi 20 :

Hóa chất dùng làm mềm nước cứng vĩnh cửu là 

A. Na3PO4.          

B. Ca(OH)2.               

C. HCl.             

D. NaNO3.

Câu hỏi 21 :

Khí không màu hóa nâu trong không khí là 

A. N2O.               

B. NO.                   

C. NH3.             

D. NO2.

Câu hỏi 22 :

Hóa chất không làm mất màu nước brom ở điều kiện thường là 

A. Eten.                 

B. Etin.           

C. Metan.          

D. Stiren.

Câu hỏi 23 :

Ở catot (cực âm) của bình điện phân sẽ thu được kim loại khi điện phân dung dịch 

A. HCl.         

B. NaCl.               

C. CuCl2.            

D. KNO3.

Câu hỏi 24 :

Hóa chất làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là 

A.  CH3COOH.    

B. C2H5OH.     

C. CH3COOC2H5.      

D. CH3NH2.

Câu hỏi 27 :

Kim loại có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối là 

A. Na.          

B. Al.               

C. Fe.           

D. Mg.

Câu hỏi 28 :

Hợp chất NH2CH(CH3)COOH có tên gọi là 

A. Lysin.                 

B. Glysin.             

C. Axit α-aminoaxetic.

D. Alanin.

Câu hỏi 29 :

Saccarozơ có tính chất nào trong số các chất sau:            (1) là polisaccarit.

A. (3), (4), (5).       

B. (1), (2), (3), (5).        

C. (1), (2), (3), (4).  

D. (2), (3), (5).

Câu hỏi 33 :

Để loại bỏ các khí HCl, CO2 và SO2 có lẫn trong khí N2, người ta sử dụng lượng dư dung dịch 

A. H2SO4.        

B. Ca(OH)2.     

C. CuCl2.       

D. NaCl.

Câu hỏi 34 :

Tính chất không phải của triolein C3H5(OOCC17H33)3 là 

A. tác dụng với H2 (Ni, t0).          

B. tan tốt trong nước.  

C. thủy phân trong môi trường axit.         

D. thủy phân trong môi trường kiềm.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK