Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Hóa học Đề thi thử THPT QG năm 2018 môn Hóa - THPT Chuyên Hùng Vương- Phú Thọ

Đề thi thử THPT QG năm 2018 môn Hóa - THPT Chuyên Hùng Vương- Phú Thọ

Câu hỏi 2 :

Khi ủ than tổ ong có một khí rất độc, không màu, không mùi được tạo ra, đó là khí? 

A. CO2.        

B. SO2.                  

C. CO.           

D. H2.

Câu hỏi 3 :

Trong các phản ứng hoá học sau, phản ứng nào sai

A. 3CO   +   Fe2O3  →  3CO2 + 2Fe.   

B. CO      +   CuO → CO2   +   Cu.

C. 3CO    +   Al2O3  → 2Al  + 3CO2.  

D. 2CO    +   O2   →     2CO2.

Câu hỏi 4 :

Tính dẫn điện của các kim loại giảm dần theo trật tự nào sau đây? 

A. Ag, Cu, Au, Al, Fe.      

B. Ag, Au, Cu, Al, Fe.

C.  Ag, Cu, Al, Au, Fe.          

D. Ag, Cu, Au, Fe, Al.

Câu hỏi 5 :

Phản ứng nào sinh ra đơn chất? 

A. Cho bột SiO2 vào dung dịch HF.      

B. Cho NH3 vào dung dịch HCl loãng.

C. Nhỏ Na2CO3 vào dung dịch H2SO4 loãng.  

D. Cho bột Si vào dung dịch NaOH.

Câu hỏi 7 :

Axit cacboxylic trong giấm ăn có công thức cấu tạo thu gọn là 

A. HOOC-COOH.    

B. HCOOH.  

C. CH3-COOH.      

D. CH3-CH(OH)-COOH.

Câu hỏi 8 :

Trong môi trường kiềm, protein có khả năng phản ứng màu biure với 

A. Mg(OH)2.

B. Cu(OH)2.     

C. KCl.    

D. NaCl.

Câu hỏi 10 :

Đây là thí nghiệm điều chế và thu khí gì? 

A. C2H2.        

B. C3H8.          

C.  H2.   

D. CH4.

Câu hỏi 11 :

Phenol lỏng không có khả năng phản ứng với 

A. dung dịch NaOH.

B. nước brom.     

C. kim loại Na.        

D. dung dịch NaCl.

Câu hỏi 12 :

Este nào sau đây có mùi dứa chín? 

A. etyl isovalerat.       

B. benzyl axetat.    

C. isoamyl axetat.   

D. etyl butirat.

Câu hỏi 13 :

Trường hợp nào dưới đây tạo ra sản phẩm là ancol và muối natri của axit cacboxylic?

A. \(C{H_3}COOC{H_2}CH = C{H_2} + NaOH \to \)

B. \(C{H_3}COO{C_6}{H_5}(phenyl{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} axetat) + NaOH\) →

C. \(HCOOCH = CHC{H_3} + NaOH\) →

D. \(C{H_3}COOCH = C{H_2} + NaOH\) →

Câu hỏi 15 :

Tơ lapsan thuộc loại tơ 

A. poliamit.       

B. Vinylic.    

C. polieste.    

D. poliete.

Câu hỏi 16 :

Ở nhiệt độ thường, nhỏ vài giọt dung dịch iot vào hồ tinh bột thấy xuất hiện màu 

A. nâu đỏ.   

B. hồng.           

C. vàng.  

D. xanh tím.

Câu hỏi 17 :

Cho các phản ứng hóa học sau:(1) (NH4)2SO4 + BaCl2 → (2) CuSO4 + Ba(NO3)2

A. (1), (2), (3), (6).  

B.  (1), (2), (5), (6).  

C. (2), (3), (4), (6).    

D. (3), (4), (5), (6).

Câu hỏi 18 :

Chất rắn không màu, dễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường là 

A. C2H5OH.    

B. C6H5NH2.    

C. H2NCH2COOH. 

D. CH3NH2.

Câu hỏi 20 :

Cho X, Y, Z, M là các kim loại. Thực hiện các thí nghiệm sau:Chiều tăng dần tính khử của các kim loại X, Y, Z, M là 

A. Y < X < M < Z.   

B. Z < Y < X < M

C. M < Z < X < Y.    

D. Y < X < Z < M.

Câu hỏi 23 :

Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH­3­NH­2, ­NH­3­, C6H5­OH (phenol), C6­H­5­NH­2­ (anilin) và các tính chất được ghi trong bảng sau:Nhận xét nào sau đây không đúng? 

A. Z, T làm xanh quỳ tím ẩm.

B. Dung dịch X có tính axit; dung dịch Y, Z, T có tính bazơ.

C.  X, Y tạo kết tủa trắng với nước brom.

D. Phân biệt dung dịch X với dung dịch Y bằng quỳ tím.

Câu hỏi 27 :

Sục V lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa hỗn hợp Ba(OH)2 và KOH, kết quả thí nghiệm được biểu diễn bằng đồ thị sau:

A. \(2,24 \le V \le 4,48\)

B. \(2,24 \le V \le 6,72\)

C. \(2,24 \le V \le 5,152\)

D. \(2,24 \le V \le 5,376\)

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK