Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Hóa học Đề thi thử THPT QG năm 2018 môn Hóa học - Sở GD&ĐT Ninh Bình

Đề thi thử THPT QG năm 2018 môn Hóa học - Sở GD&ĐT Ninh Bình

Câu hỏi 1 :

Axetilen (C2H2) thuộc dãy đồng đẳng nào sau đây? 

A. Aren.                

B. Anken.              

C. Ankin.            

D. Ankan.

Câu hỏi 2 :

Thủy ngân rất độc, dễ bay hơi. Khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì dùng chất nào trong các chất sau để khử độc thủy ngân? 

A. Bột lưu huỳnh.         

B. Nước.           

C. Bột sắt.             

D. Bột than.

Câu hỏi 5 :

Chất nào sau đây không phải là chất điện li trong nước? 

A. HCl.         

B. CH3COOH.   

C. C6H12O6 (glucozơ). 

D. NaOH.

Câu hỏi 6 :

Chất nào dưới đây không tan trong nước? 

A. GLyxin.            

B. Saccarozơ.      

C.  Etylamin.      

D. Tristearin.

Câu hỏi 7 :

Chất nào sau đây là chất lưỡng tính? 

A. KHSO4.      

B. Na2CO3.           

C. AlCl3.         

D. Ca(HCO3)2.

Câu hỏi 8 :

Trong các loại phân bón hóa học sau, phân bón nào là phân bón kép? 

A.  KCl.           

B. (NH4)2SO4.     

C. Ca(H2PO4)2.         

D.  KNO3.

Câu hỏi 9 :

Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là: 

A.  teflon.   

B.  tơ nilon-6,6.         

C. thủy tinh hữu cơ.    

D. poli(vinyl clorua).

Câu hỏi 10 :

Sắt tây là hợp kim của sắt và kim loại nào sau đây? 

A. Sn.          

B. Zn.      

C. Ag.             

D. Cr.

Câu hỏi 11 :

Cho vào ống nghiệm 2 ml etyl axetat, sau đó thêm tiếp 1 ml dung dịch NaOH 30% quan sát hiện tượng (1); lắp ống sinh hàn đồng thời đun sôi nhẹ trong khoảng 5 phút, quan sát hiện tượng (2). Kết quả hai lần quan sát (1) và (2) lần lượt là 

A. Sủi bọt khí, chất lỏng tách thành hai lớp.

B. Chất lỏng đồng nhất, chất lỏng tách thành hai lớp.

C. Chất lỏng tách thành hai lớp,Chất lỏng đồng nhất.

D. Chất lỏng tách thành hai lớp, chất lỏng tách thành hai lớp.

Câu hỏi 12 :

Hỗn hợp X gồm axit axetic và metyl fomat. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch 30 ml NaOH 1M. Giá trị của m là: 

A. 18,0.                

B. 24,6.           

C. 2,04.      

D. 1,80.

Câu hỏi 13 :

Hiện tượng xảy ra khi nhỏ từ từ tới dư dung dịch NaOH vào dung dịch Ba(HCO3)2 là 

A.  có sủi bọt khí không màu thoát ra.

B. có kết tủa trắng xuất hiện không tan trong NaOH dư.

C. không có hiện tượng gì.

D. có kết tủa trắng xuất hiện trong tan NaOH dư.

Câu hỏi 14 :

Để phân biệt ba dung dịch glyxin; axit axetic; etylamin chỉ cần dùng một thuốc thử. Thuốc thử đó là: 

A. dung dịch HCl      

B. quỳ tím.        

C. dung dịch NaOH. 

D.  kim loại natri.

Câu hỏi 19 :

Phát biểu nào dưới đây không đúng? 

A. Ăn mòn hóa học phát sinh dòng điện.

B. Bản chất của ăn mòn kim loại là quá trình oxi hóa - khử.

C.  Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.

D. Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử.

Câu hỏi 20 :

Cho các dung dịch sau đây có cùng nồng độ: NH3 (1), NaOH (2), Ba(OH)2 (3), KNO(4). Dung dịch có pH lớn nhất là: 

A. Ba(OH)2.          

B. NaOH.      

C.  KNO3.           

D. NH3.

Câu hỏi 21 :

Anilin (C6H5NH2) và phenol (C6H5OH) đều có phản ứng với

A. dung dịch HCl.    

B. dung dịch NaCl.  

C.  dung dịch NaOH.

D. dung dịch Br2.

Câu hỏi 22 :

Este X có công thức phân tử C4H8O2 thỏa mãn các điều kiện sau: 

A. metyl propionat.   

B. isopropyl fomat.  

C. etyl axetat.        

D.  n-propyl fomat.

Câu hỏi 23 :

Phát biểu nào sau đây không đúng? 

A. Tinh bột dễ tan trong nước.

B. Fructozơ có phản ứng tráng bạc.

C. Xenlulozơ tan trong nước Svayde.

D. Dung dịch glucozơ hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.

Câu hỏi 24 :

Khi cho Cu tác dụng với dung dịch chứa H2SO4 loãng và NaNO3, vai trò của NaNO3 trong phản ứng là: 

A. môi trường.           

B.  chất oxi hóa.          

C. chất xúc tác.     

D. chất khử.

Câu hỏi 26 :

Để chuyển hóa một số dầu thành mỡ rắn, hoặc bơ nhân tạo người ta thực hiện quá trình 

A.  cô cạn ở nhiệt cao.         

B. hiđro hóa (xúc tác Ni).

C. xà phòng hóa.                   

D. làm lạnh.

Câu hỏi 28 :

Cho sơ đồ phản ứng sau:  

A. CH3CH(OH)CH2CHO.                    

B. HOCH2CH(CH3)CHO.

C. OHC–CH(CH3)CHO.       

D. (CH3)2C(OH)CHO.

Câu hỏi 29 :

Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế Y từ dung dịch X. Hình vẽ trên minh họa cho phản ứng nào sau đây?  

A. C2H5OH → C2H4 (k) + H2O.

B. NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 (k) + H2O.

C. CH3COONa + HCl → CH3COOH + NaCl.

D. C2H5NH3Cl + NaOH → C2H5NH2 (k) + NaCl + H2O.

Câu hỏi 30 :

Cho sơ đồ chuyển hóa sau: 

A. Chất X không tan trong nước.

B. Nhiệt độ sôi của T nhỏ hơn nhiệt độ sôi của X.

C. Chất Y phản ứng đựơc với KHCO3 tạo khí CO2.

D. Chất T phản ứng được với Cu(OH)2 ở điều kiện thường.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK