Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Địa lý Đề thi giữa HK1 môn Địa lý 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Thạch Thành 1

Đề thi giữa HK1 môn Địa lý 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Thạch Thành 1

Câu hỏi 1 :

Để vẽ bản đồ vùng quanh cực người ta dùng phép chiếu:

A. Phương vị ngang

B. Phương vị đứng

C. Hình nón đứng

D. Hình nón ngang

Câu hỏi 2 :

Khi muốn thể hiện những phần lãnh thổ nằm gần xích đạo với độ chính xác cao người ta thường dùng phép chiếu nào?

A. Hình nón đứng và hình trụ đứng

B. Phương vị ngang và hình trụ đứng

C. Phương vị ngang và hình nón đứng

D. Phương vị đứng và hình trụ đứng

Câu hỏi 3 :

Lượng nhiệt nhận được từ Mặt Trời tại phụ thuộc nhiều vào yếu tố nào?

A. Góc nhập xạ nhận được và thời gian được chiếu sáng

B. Thời gian được chiếu sáng và vận tốc tự quay của Trái Đất

C. Vận tốc chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời

D. Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời

Câu hỏi 4 :

Ở bán cầu Bắc, chịu tác động của lực Coriolit, gió Nam sẽ bị lệch hướng trở thành loại gió gì?

A. Gió Đông Nam (hoặc Đông Đông Nam, Nam Đông Nam)

B. Gió Tây Nam (hoặc Tây Tây Nam, Nam Tây Nam)

C. Gió Đông Bắc (hoặc Đông Đông Bắc, Bắc Đông Bắc)

D. Gió Tây Bắc (hoặc Tây Tây Bắc, Bắc Tây Bắc).

Câu hỏi 5 :

Vỏ Trái Đất chiếm khoảng 15% về thể tích và khoảng 1% trọng lượng, điều đó cho thấy:

A. Vỏ Trái Đất có vai trò rất quan trọng đối với thiên nhiên và đời sống con người

B. Vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất nhẹ hơn so với các lới bên dưới

C. Vỏ Trái Đất cấu tạo chủ yếu bằng những vật chất cứng rắn

D. Vỏ Trái Đất có cấu tạo đơn giản và quan trọng với sự sống trên Trái Đất

Câu hỏi 6 :

Đá trầm tích có nguồn gốc hình thành từ đâu?

A. Sự lắng tụ và nén chặt trong các miền trũng của các vật liệu vụn nhỏ như sét, các, sỏi,… và xác sinh vật

B. Sự nén chặt của các vận động kiến tạo đối với các vật liệu có kích thước lớn như các khối núi, các đảo

C. Hoạt động của núi lửa

D. Các hoạt động của ngoại lực

Câu hỏi 7 :

Biên độ nhiệt năm cao nhất thường ở vĩ độ nào?

A. Xích đạo

B. Nhiệt đới

C. Ôn đới

D. Hàn đới

Câu hỏi 8 :

Việt Nam nằm trong vùng thuộc kiểu khí hậu nào?

A. Kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa

B. Kiểu khí hậu cận nhiệt gió mùa

C. Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa

D. Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa

Câu hỏi 9 :

Để thể hiện các mỏ than trên lãnh thổ nước ta người ta dùng phương pháp nào?

A. Kí hiệu đường chuyển động

B. Bản đồ - biểu đồ

C. Kí hiệu

D. Chấm điểm

Câu hỏi 10 :

Nguyên nhân cơ bản khiến chúng ta phải sử dụng nhiều phép chiếu đồ khác nhau là gì?

A. Do bề mặt Trái Đất cong

B. Do yêu cầu sử dụng khác nhau

C. Do vị trí lãnh thổ cần thể hiện

D. Do hình dáng lãnh thổ

Câu hỏi 11 :

Điều kiện để hơi nước được ngưng đọng là gì?

A. Không khí bão hoà nhưng vẫn tiếp tục được bổ sung hơi nước

B. Không khí chưa bão hoà, vẫn tiếp tục được bổ sung hơi nước

C. Không khí chưa bảo hoà, nhiệt độ không khí đột ngột hạ xuống

D. Không khí bão hoà nhưng không được bổ sung thêm hơi nước

Câu hỏi 12 :

Vào mùa đông ở nước ta, mực lũ thường lên nhanh đột ngột các sông ở miền nào?

A. Miền Nam

B. Miền Bắc

C. Miền Trung

D. Miền núi

Câu hỏi 13 :

Các hồ có nguồn gốc từ băng hà có đặc điểm ra sao?

A. Thường chỉ xuất hiện ở những vùng vĩ độ cao hoặc vùng núi cao

B. Thường rất sâu

C. Thường sâu và có nhiều hình thù

D. Có nhiều hình thù khác nhau

Câu hỏi 14 :

Khe rãnh, thung lũng sông là địa hình xâm thực được tạo thành do đâu?

A. Gió

B. Nhiệt độ

C. Dòng chảy

D. Tất cả các phương án trên

Câu hỏi 15 :

Quá trình mài mòn và thổi mòn khác nhau ra sao?

A. Một bên do nước,một bên do gió

B. Một bên do tác động vật lí, một bên do tác động hóa học

C. Một bên do nội lực, một bên do ngoại lực

D. Một bên diễn ra nhanh, một bên diễn ra chậm

Câu hỏi 16 :

Khu vực nào sau đây có mưa nhiều nhất trên Trái Đất?

A. Cực

B. Ôn đới

C. Chí tuyến

D. Xích đạo

Câu hỏi 17 :

Nhận định nào dưới đây chưa chính xác về các đai áp?

A. Các đai khí áp phân bố liên tục theo các đường vĩ tuyến

B. Trên Trái Đất có 7 đai khí áp chính

C. Hai đai áp cao được ngăn cách với nhau bởi một đai áp thấp

D. Gió thường xuất phát từ các áp cao

Câu hỏi 18 :

Loại gió nào không được gọi là gió địa phương?

A. Gió đất và gió biển

B. Gió fơn

C. Gió núi và thung lũng

D. Gió mùa 

Câu hỏi 19 :

Nêu khái niệm về gió?

A. Sự chuyển động của không khí

B. Sự chuyển động của không khí tới các khu khí áp cao

C. Sự chuyển động của không khí tới các khu khí áp cao

D. Sự chuyển động của không khí từ các khu khí áp cao đến các khu khí áp thấp

Câu hỏi 20 :

Miền có frông, dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường có mưa nhiều là do?

A. sự xáo trộn giữa 2 khối không khí

B. tiếp xúc của 2 khối không khí nóng và lạnh,gây nhiễu loạn không khí

C. nhiễu loạn không khí

D. hai khối không khí có tính chất khác nhau

Câu hỏi 21 :

Kiểu khí hậu địa trung hải có đặc điểm gì nổi bật so với các kiểu khí hậu khác?

A. Nhiệt độ trung bình năm cao nhất

B. Lượng mưa trung bình năm nhỏ nhất

C. Biên độ nhiệt độ giữa các tháng trong năm cao nhất

D. Mưa tập trung vào mùa đông

Câu hỏi 22 :

FA được gọi là gì?

A. Frong địa cực

B. Frong ôn đới

C. Frong nội tuyến

D. Frong xích đạo

Câu hỏi 23 :

Thứ tự từ trên xuống, các tầng đá ở lớp võ Trái Đất lần lượt là những tầng nào?

A. Tầng đá trầm ích, tầng granit, tầng badan

B. Tầng đá trầm ích, tầng badan, tầng granit

C. Tầng granit, tầng đá trầm ích, tầng badan

D. Tầng badan, tầng đá trầm ích, tầng granit

Câu hỏi 25 :

Địa hình đất xấu là do kết quả của hiện tượng, tác động nào sau đây?

A. hiện tượng nước chảy tràn

B. hiện tượng nước chảy thành dòng thường xuyên

C. quá trình mài mòn và thổi mòn của gió

D. tác động của băng hà xói mòn đất

Câu hỏi 26 :

Ý kiến nào dưới đây đúng nhất về khái niệm vận động theo phương nằm ngang?

A. vận động làm cho các lớp đá bị uốn lại thành nếp

B. vận động làm cho đá bị gãy, đứt ra rồi dịch chuyển ngược hướng nhau

C. làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực này, tách giãn ở khu vực kia

D. những vận động nâng lên, hạ xuống của vỏ Trái Đất

Câu hỏi 27 :

Người ta quy định đường chuyển ngày quốc tế dựa vào đâu?

A. kinh tuyến 180° qua giữa múi giờ 12 ở Thái Bình Dương.

B. kinh tuyến 180° qua giữa múi giờ 12 ở Đại Tây Dương.

C. kinh tuyến 160° qua giữa múi giờ 12 ở Đại Tây Dương

D. kinh tuyến 160° qua giữa múi giờ 12 ở Thái Bình Dương.

Câu hỏi 28 :

Nêu khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời?

A. 164,9 triệu km

B. 194,6 triệu km

C. 146,9 triệu km

D. 149,6 triệu km

Câu hỏi 29 :

Nhận định nào chư­a chính xác về gió biển là gì?

A. Gió biển là loại gió thổi từ biển vào đất liền còn gió đất là loại gió thổi từ đất liền ra biển

B. Gió biển là loại gió thổi từ đất liền ra biển còn gió đất là loại gió thổi từ biển vào đất liền

C. Gió biển là loại gió thổi vào ban ngày

D. Gió đất là loại gió thổi vào ban đêm

Câu hỏi 30 :

Tại sao đại dương có biên độ nhiệt nhỏ hơn lục địa?

A. độ cao trung bình của các lục địa lớn hơn độ cao trung bình của các đại dương

B. bề mặt các lục địa gồ ghề nên nhận được nhiều nhiệt hơn đại dương

C. đất hấp thụ nhiệt nhanh hơn nhưng tỏa nhiệt cũng nhanh hơn nước

D. đại dương là nơi chứa nước nên mát mẻ hơn lục địa.

Câu hỏi 31 :

Nhiệt độ của nước càng cao thì sức hòa tan của nướcnhư thế nào?

A. không thay đổi  

B. mạnh

C. yếu

D. trung bình

Câu hỏi 32 :

Lớp Ôzôn có tác dụng gì?

A. Phản hồi sóng vô tuyến điện, bảo vệ Trái Đất

B. Hút tia cực tím của mặt trời, bảo vệ thế giới hữu cơ trên mặt đất

C. Chống các tác nhân phá hoại từ vũ trụ, bảo vệ về mặt đất

D. Bảo vệ Trái Đất và sự sống cho con người

Câu hỏi 33 :

Dải hội tụ nhiệt đới hình thành từ 2 khối khí nào sau đây?

A. Chí tuyến hải dương và chí tuyến lục địa

B. Chí tuyến hải dương và xích đạo

C. Bắc xích đạo và Nam xích đạo.

D. Chí tuyến lục địa và xích đạo

Câu hỏi 34 :

Nêu cơ sở phân chia thành các loại phép chiếu: phương vị, hình nón, hình trụ?

A. Do vị trí lãnh thổ cần thể hiện

B. Do hình dạng mặt chiếu

C. Do vị trí tiếp xúc mặt chiếu

D. Do đặc điểm lưới chiếu

Câu hỏi 35 :

Phương pháp kí hiệu không chỉ xác định vị trí của đối tượng địa lí mà còn thể hiện yếu tố nào?

A. khối lượng cũng như tốc độ di chuyển của đối tượng địa lí

B. số lượng (quy mô), cấu trúc, chất lượng của đối tượng địa lí

C. giá trị tổng cộng của đối tượng địa lí

D. hướng di chuyển của đối tượng địa lí

Câu hỏi 36 :

Hệ Mặt Trời bao gồm những thành phần nào?

A. các Dải Ngân Hà, các hành tinh, vệ tinh, các đám bụi, khí

B. Mặt Trời, các thiên thể chuyển động xung quanh Mặt Trời, các đám bụi, khí

C. rất nhiều Thiên thể (các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh,…) cùng với bụi khí và bức xạ điện từ.

D. các Thiên Hà, Dải Ngân Hà, hành tinh, vệ tinh, khác đám bụi, khí

Câu hỏi 37 :

Mùa đông, đi trước gió mùa đông bắc đem không khí lạnh vào lãnh thổ nước ta là gì?

A. frông địa cực (FA)

B. frông ôn đới (FP)

C. áp thấp nhiệt đới

D. dải hội tụ nhiệt đới

Câu hỏi 38 :

Frông ôn đới (FA) là frông hình thành do sự tiếp xúc của hai khối khí nào?

A. Địa cực và ôn đới

B. Ôn đới và chí tuyến

C. Chí tuyến và xích đạo

D. Địa cực và chí tuyến

Câu hỏi 39 :

Thời gian hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới ở nước ta có đặc điểm ra sao?

A. đồng thời trên cả nước

B. lùi dần từ bắc vào nam

C. lùi dần từ nam ra bắc

D. diễn ra vào mùa đông

Câu hỏi 40 :

Bức xạ Mặt Trời trong quá trình tới bề mặt Trái Đất được phân chia thành nhiều bộ phận, chiếm tỉ lệ lớn nhất là bộ phận nào sau đây?

A. tới khí quyển rồi lại phản hồi vào không gian

B. được bề mặt Trái Đất hấp thụ

C. được khí quyển hấp thụ.

D. tới bề mặt Trái Đất rồi lại phản hồi vào không gian

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK