Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Hóa học Đề thi giữa HK1 môn Hóa học 12 năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Công Trứ

Đề thi giữa HK1 môn Hóa học 12 năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Công Trứ

Câu hỏi 1 :

Bảng dưới đây ghi lại số liệu đo và hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch nước: M, N, P, Q và R.Các chất M, N, P, Q và R lần lượt là:

A. Anilin, phenol, axit axetic, axit fomic, anđehit axetic.

B. Phenol, anđehit axetic, anilin, axit axetic, axit fomic.

C. Axit fomic, anđehit axetic, anilin, phenol, axit axetic.

D. Axit axetic, phenol, axit fomic, anđehit axetic, anilin.

Câu hỏi 3 :

Để tách riêng biệt hỗn hợp khí CH4 và CH3NH2 ta dùng:

A. HCl

B. HCl, NaOH

C. NaOH, HCl

D. HNO2

Câu hỏi 4 :

Phương pháp nào sau đây dùng để phân biệt 2 khí CH3NH2 và NH3?

A. Dựa vào mùi của khí   

B. Thử bằng quỳ tím ẩm

C. Đốt rồi cho sản phẩm qua dung dịch Ca(OH)2 

D. Thử bằng HCl đặc

Câu hỏi 5 :

Có thể nhận biết dung dịch anilin bằng cách nào sau đây ?

A. ngửi mùi

B. tác dụng với giấm

C. thêm vài giọt dung dịch Na2CO3.     

D. thêm vài giọt dung dịch brom.

Câu hỏi 6 :

Dùng nước Br2 không phân biệt được 2 chất trong cặp nào sau đây?

A. Anilin và amoniac.       

B.  Anilin và phenol.

C. Anilin và alylamin (CH2=CH–CH2–NH2).   

D. Anilin và stiren.

Câu hỏi 7 :

Để phân biệt phenol, anilin, benzen, stiren người ta lần lượt sử dụng cặp thuốc thử là

A. quì tím, dung dịch Br2

B. dung dịch Br2, quì tím.

C. dung dịch NaOH, dung dịch Br2.  

D. dung dịch HCl, dung dịch NaOH.

Câu hỏi 8 :

Có thể nhận biết lọ đựng dung dịch CH3NH2 bằng cách nào trong các cách sau đây?

A. Nhận biết bằng mùi.

B. Thêm vài giọt dung dịch H2SO4.

C. Thêm vài giọt dung dịch Na2CO3.

D. Đưa đũa thủy tinh đã nhúng vào dung dịch HCl đậm đặc lên phía trên miệng lọ đựng dung dịch CH3NH2 đặc.

Câu hỏi 9 :

Để phân biệt etylamin với phenylamin, ta dùng

A. dung dịch HNO2

B. dung dịch Br2  

C. dung dịch H2SO4   

D. dung dịch HCl.

Câu hỏi 10 :

Có 3 chất lỏng: benzen, anilin, stiren đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để phân biệt 3 chất lỏng trên là

A. dung dịch phenolphtalein.        

B. dung dịch nước Br2.

C. dung dịch NaOH.   

D. dung dịch HCl.

Câu hỏi 15 :

Cho từ từ metylamin vào dung dịch AlCl3 có hiện tượng đến dư

A. không hiện tượng

B. tạo kết tủa không tan

C. tạo kết tủa sau đó tan ra

D. ban đầu không có hiện tượng sau một thời gian tạo kết tủa

Câu hỏi 17 :

Dung dịch saccarôzơ không có phản ứng tráng gương, nhưng sau khi đun nóng với dung dịch H2SO4 loãng tạo dung dịch có phản ứng tráng gương. Đó là do

A. Một phân tử saccarôzơ bị thủy phân thành một phân tử glucôzơ và một phân tử fructôzơ

B. Một phân tử saccarôzơ bị thủy phân thành 2 phân tử fructôzơ

C. Đã có sự tạo thành anđêhit axetic sau phản ứng

D. Một phân tử saccarôzơ bị thủy phân thành 2 phân tử glucôzơ

Câu hỏi 23 :

Tinh bột và xenlulozơ khác nhau về

A. Sản phẩm của phản ứng thuỷ phân.

B. Khả năng phản ứng với Cu(OH)2.

C. Thành phần phân tử.        

D. Cấu trúc mạch cacbon.

Câu hỏi 28 :

Rỉ đường là 

A. Nước mía ép. 

B. Nước mía đã tẩy màu. 

C. Đường kết tinh. 

D. Phần nước đường không thể kết tinh do lẫn tạp chất.

Câu hỏi 30 :

Chỉ ra ứng dụng của saccarozo?

A. Nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm. 

B. Thực phẩm quan trọng của con người. 

C. Dùng để pha chế 1 số thuốc dạng bột hoặc lỏng. 

D. Cả A, B, C. 

Câu hỏi 31 :

Khi thủy phân saccarozo trong môi trường axit thu được sản phẩm là

A. glucozo 

B. fructozo       

C. glucozo và fructozo 

D. không bị thủy phân

Câu hỏi 33 :

Dung dịch saccarozo có thể phản ứng với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây? 

A. Cu(OH)2, H2SO4 loãng, CuSO4   

B. Cu(OH)2, H2SO4 loãng,Na

C. H2SO4 loãng, Na, AgNO3/NH3

D. H2, Br2, Cu(OH)2

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK