Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 7 Sinh học Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 7 năm 2021-2022 Trường THCS Ngô Gia Tự

Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 7 năm 2021-2022 Trường THCS Ngô Gia Tự

Câu hỏi 1 :

Trùng roi thường được tìm thấy ở đâu?

A. Trong không khí.

B. Trong đất khô.

C. Trong cơ thể người.

D. Trong nước.

Câu hỏi 2 :

Hình thức sinh sản của tập đoàn trùng roi là gì?

A. Vô tính

B. Hữu tính

C. Vừa vô tính vừa hữu tính

D. Không sinh sản

Câu hỏi 3 :

Cho biết sinh sản của trùng roi là?

A. Vô tính

B. Không sinh sản

C. Vừa vô tính vừa hữu tính

D. Hữu tính

Câu hỏi 4 :

Cho biết cơ quan bài tiết của trùng roi là?

A. Không bào co bóp

B. Nhân

C. Màng tế bào

D. Điểm mắt

Câu hỏi 5 :

Cho biết trùng roi di chuyển như thế nào?

A. Thẳng tiến

B. Xoay tròn

C. Vừa tiến vừa xoay

D. Cách khác

Câu hỏi 6 :

Trùng roi nhận biết được ánh sáng là nhờ đâu?

A. Có không bào co bóp

B. Có điểm mắt

C. Có lông, roi

D. Có hạt diệp lục

Câu hỏi 7 :

Trùng roi khác với thực vật ở những điểm nào?

A. Có khả năng di chuyển

B. Có diệp lục

C. Tự dưỡng

D. Có cấu tạo tế bào

Câu hỏi 8 :

Hãy cho biết trùng roi di chuyển được nhờ?

A. Hạt diệp lục

B. Không bào co bóp

C. Roi

D. Điểm mắt

Câu hỏi 9 :

Trùng roi có màu xanh lá cây nhờ đâu?

A. Sắc tố ở màng cơ thể

B. Màu sắc của hạt diệp lục

C. Màu sắc của điểm mắt

D. Sự trong suốt của màng cơ thể

Câu hỏi 10 :

Hãy cho biết hình thức dinh dưỡng của trùng roi xanh?

A. Tự dưỡng

B. Dị dưỡng

C. Tự dưỡng và dị dưỡng

D. Kí sinh

Câu hỏi 11 :

Trùng roi xanh thuộc nhóm động vật nào dưới đây?

A. Động vật đơn bào

B. Động vật đa bào

C. Động vật có xương sống

D. Động vật nhân thực

Câu hỏi 12 :

Phát biểu nào sau đây là đúng về trùng giày?

A.  Trùng giày có khả năng quang hợp

B. Thức ăn đi vào lỗ miệng và đi ra cũng bằng lỗ miệng

C. Thức ăn được tiêu hoá trong không bào tiêu hoá, di chuyển trong cơ thể

D. Không bào co bóp cũng tiêu hoá thức ăn

Câu hỏi 13 :

Phát biểu không đúng về trùng biến hình và trùng giày là?

A. Trùng giày di chuyển nhờ lông bơi.

B. Trùng biến hình luôn biến đổi hình dạng.

C. Trùng biến hình có lông bơi hỗ trợ di chuyển.

D. Trùng giày có dạng dẹp như đế giày.

Câu hỏi 14 :

Trùng biến hình có tên gọi như vậy là do?

A. Di chuyển bằng chân giả làm cơ thể thay đổi hình dạng 

B. Cơ thể cấu tạo đơn giản nhất

C. Cơ thể trong suốt

D. Không nhìn thấy chúng bằng mắt thường

Câu hỏi 15 :

Trùng biến hình có kiểu dinh dưỡng nào dưới đây?

A. Tự dưỡng

B. Dị dưỡng

C. Kí sinh

D. Cộng sinh

Câu hỏi 16 :

 Trùng biến hình di chuyển được nhờ đâu?

A. Các lông bơi

B. Roi dài

C. Chân giả

D. Không bào co bóp

Câu hỏi 17 :

Sự khác nhau về nhân của trùng giày và trùng biến hình là?

A. trùng biến hình có 2 nhân, trùng giày có 1 nhân.

B. trùng biến hình có 1 nhân, trùng giày có 3 nhân.

C. trùng biến hình có 1 nhân, trùng giày có 2 nhân.

D. trùng biến hình có 2 nhân, trùng giày có 3nhân.

Câu hỏi 18 :

Trong các động vật nguyên sinh sau, loài động vật nào có hình thức sinh sản tiếp hợp?

A. Trùng giày.

B. Trùng biến hình.

C. Trùng roi xanh.

D. Trùng kiết lị.

Câu hỏi 19 :

Nhân trùng giày khác với nhân trùng biến hình ở chỗ?

A. số lượng nhiều hơn (1 nhân lớn, 1 nhân nhỏ).

B. số lượng nhiều hơn (2 nhân lớn, 1 nhân nhỏ).

C. số lượng ít hơn (1 nhân lớn, 1 nhân nhỏ).

D. số lượng ít hơn (1 nhân lớn, 2 nhân nhỏ).

Câu hỏi 20 :

Khi nói về trùng giày phát biểu nào sai?

A. cơ thể đơn bảo.

B. có roi bơi.

C. cấu tạo phân hóa thành nhiều bộ phận.

D. nhân gồm có nhân lớn và nhân bé.

Câu hỏi 21 :

Đặc điểm nào dưới đây không có ở trùng giày?

A. có nhân lớn, nhân nhỏ.

B. có không bào co bóp, miệng, hầu.

C. chứa hạt diệp lục.

D. sinh sản phân đôi theo chiều ngang và có hình thức sinh sản tiếp hợp.

Câu hỏi 22 :

 Điều nào sau đây KHÔNG phải điểm giống nhau của trùng biến hình và trùng giày?

A. Chỉ có 1 nhân

B. Là động vật đơn bào, thuộc nhóm động vật nguyên sinh.

C. Cơ thể không có hạt diệp lục

D. Dị dưỡng.

Câu hỏi 23 :

Hình thức sinh sản ở trùng giày là?

A. Phân đôi

B. Nảy chồi

C. Tiếp hợp

D. Phân đôi và tiếp hợp

Câu hỏi 24 :

Quá trình tiêu hóa ở trùng giày diễn ra theo trình tự?

A. Thức ăn – không bào tiêu hóa – ra ngoài mọi nơi

B. Thức ăn – miệng – hầu – thực quản – dạ dày – hậu môn

C. Thức ăn – màng sinh chất – chất tế bào – thẩm thấu ra ngoài

D. Thức ăn – miệng – hầu – không bào tiêu hóa – không bào co bóp – lỗ thoát

Câu hỏi 25 :

Tiêu hóa thức ăn ở trùng giày nhờ?

A. Men tiêu hóa

B. Dịch tiêu hóa

C. Chất tế bào

D. Enzim tiêu hóa

Câu hỏi 26 :

Trùng biến hình sinh sản bằng hình thức?

A. Phân đôi

B. Tiếp hợp

C. Nảy chồi

D. Phân đôi và tiếp hợp

Câu hỏi 27 :

Trùng biến hình di chuyển theo hướng?

A. Thẳng tiến

B. Xoay tròn

C. Vừa tiến vừa xoay

D. Cách khác

Câu hỏi 28 :

Trùng biến hình di chuyển được nhờ?

A. Các lông bơi

B. Roi dài

C. Chân giả

D. Không bào co bóp

Câu hỏi 29 :

Hình thức dinh dưỡng của trùng biến hình là?

A. Tự dưỡng

B. Dị dưỡng

C. Tự dưỡng và dị dưỡng

D. Kí sinh

Câu hỏi 30 :

Cơ thể động vật nguyên sinh nào có hình dạng không ổn định?

A. Trùng roi

B. Trùng giày

C. Trùng biến hình

D. Cả A, B đúng

Câu hỏi 31 :

Đặc điểm nào dưới đây không phổ biến ở các loài động vật nguyên sinh?

A. Kích thước hiển vi.

B. Di chuyển bằng chân giả, lông hoặc roi bơi.

C. Sinh sản hữu tính.

D. Cơ thể có cấu tạo từ một tế bào.

Câu hỏi 32 :

Đặc điểm chung của trùng giày, trùng roi và trùng biến hình là?

A. Không có hình dạng nhất định

B. Chỉ được cấu tạo bằng 1 tế bào

C. Được cấu tạo từ 2 tế bào

D. Có diệp lục

Câu hỏi 33 :

Trùng roi, trùng giày và trùng biến hình có điểm giống nhau là?

A. Chưa có cấu tạo tế bào.

B. Chưa có nhân điển hình.

C. Cùng có cơ thể là 1 tế bào.

D. Hấp thụ chất dinh dưỡng qua bề mặt tế bào.

Câu hỏi 34 :

Trùng giày và trùng roi có đặc điểm giống nhau là?

A. Cơ thể đơn bào

B. Có thể di chuyển

C. Có hạt diệp lục

D. Cả A, B

Câu hỏi 35 :

Trùng giày, trùng roi và trùng biến hình trao đổi khí qua?

A. Màng tế bào

B. Thành tế bào

C. Nhân

D. Không bào

Câu hỏi 36 :

Trong các đặc điểm nào dưới đây có cả ở trùng giày, trùng roi và trùng biến hình?

A. Cơ thể luôn biến đổi hình dạng.

B. Cơ thể có cấu tạo đơn bào

C. Có khả năng tự dưỡng

D. Di chuyển nhờ lông bơi.

Câu hỏi 38 :

Đâu không phải là đặc điểm chung của động vật nguyên sinh?

A. cơ thể có kích thước hiển vi, chỉ là một tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng.

B. phần lớn: dị dưỡng, di chuyển bằng chân giả, lông bơi hay roi bơi hoặc tiêu giảm.

C. cơ thế có chất diệp lục.

D. sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi.

Câu hỏi 39 :

Bệnh ngủ có biểu hiện như thế nào?

A. suy kiệt sức lực, ngủ li bì, tỉ lệ tử vong rất cao.

B. sốt nóng, rét run, suy kiệt sức lực.

C. tiêu chảy, suy kiệt.

D. sốt theo cơn, rét run, vã mỗ hôi.

Câu hỏi 40 :

Khi gặp điều kiện sống bất lợi động vật nguyên sinh có hiện tượng gì?

A. kết bào xác.

B. hình thành chân giả.

C. kết bào tử.

D. chân tiêu giảm.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK