Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Lịch sử Đề khảo sát THPTQG 2017 môn Lịch sử Sở GDĐT Hà Nam (Có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết)

Đề khảo sát THPTQG 2017 môn Lịch sử Sở GDĐT Hà Nam (Có đáp án và hướng dẫn giải chi...

Câu hỏi 1 :

Khó khăn lớn nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám là gì?

A Ngân quỹ nhà nước trống rỗng.

B  Nạn đói ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân.

C Hơn 90% dân số không biết chữ.

D Quân đội các nước Đồng minh kéo vào nước ta.

Câu hỏi 2 :

Quốc gia đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo là: 

A Trung Quốc  

B Ấn Độ    

C Mĩ 

D Liên Xô

Câu hỏi 3 :

Sự kiện nào đánh dấu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc?

A Kế hoạch Na –va phá sản.

B Hiệp định Giơ- ne- vơ về Đông Dương được kí kết.

C Quân Pháp rút khỏi miền Bắc.

D Quân Pháp rút khỏi miền Nam.

Câu hỏi 4 :

Từ sau chiến dịch nào ta bắt đầu giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp? 

A Chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947.

B Chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950

C  Chiến dịch Hòa Bình đông xuân 1951- 1952.

D Chiến dịch Tây Bắc thu đông năm 1952

Câu hỏi 5 :

Nội dung nào sau đây không nằm trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11/1939?

A Tạm gác nhiệm vụ ruộng đất.

B Xác định phát xít Nhật là kẻ thù chủ yếu.

C Đưa vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

D Dùng bạo lực cách mạng để giành chính quyền.

Câu hỏi 6 :

Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của công nhân và nông dân Việt Nam trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 4-/1930 là:

A Đòi cải thiện đời sống.        

B Giảm sưu, giảm thuế.

C Thành lập chính quyền Xô Viết.  

D Thả tù chính trị.

Câu hỏi 7 :

Lực lượng nào tạo điều kiện cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai?

A Quân Nhật.

B Quân Trung Hoa Dân quốc.

C Các lực lượng cách mạng trong nước.

D  Quân Anh.

Câu hỏi 8 :

Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là mâu thuẫn giữa

A Tư sản dân tộc- thực dân Pháp.

B Vô sản – tư sản.

C  Dân tộc Việt Nam – thực dân Pháp.

D Nông dân – địa chủ phong kiến

Câu hỏi 9 :

Điểm chung trong nguyên nhân của sự phát triển kinh tế Mĩ và Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A Tài nguyên thiên nhiên phong phú.

B  Buôn bán vũ khí và phương tiện chiến tranh.

C Áp dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật.

D Tận dụng cơ hội tốt từ bên ngoài.

Câu hỏi 10 :

Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng tình hình kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp?

A Nền kinh tế Việt Nam có bước phát triển nhanh chóng.

B Cơ cấu kinh tế Việt Nam phát triển mất cân đối.

C Việt Nam trở thành thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.

D Kinh tế Việt Nam ngèo nàn, lạc hậu và bị cột chặt vào kinh tế Pháp.

Câu hỏi 11 :

Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam được thành lập tại

A Quảng Châu (Trung Quốc)                

B Số nhà 312, phố Khâm Thiên (Hà Nội)

C Số nhà 5D, phố Hàm Long (Hà Nội).   

D Hương Cảng (Trung Quốc).

Câu hỏi 12 :

Điểm chung trong kế hoạch Rơve năm 1949, kế hoạch Đờ Lát đơ Tatxinhi năm 1950 và kế hoạch Nava năm 1953 của thực dân Pháp là

A muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh.  

B muốn kết thúc chiến tranh trong danh dự.

C tiếp tục thống trị lâu dài Việt Nam. 

D phô trương thanh thế, tiềm lực, sức mạnh.

Câu hỏi 13 :

Nội dung nào là chủ trương của ta trong cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953- 1954?

A Tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng Tây Bắc.

B Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.

C Phòng ngự chiến lược ở Bắc Bộ, tiến công chiến lược ở Trung Bộ.

D Tiến công chiến lược, giành thắng lợi quyết định.

Câu hỏi 14 :

Yếu tố quyết định sự phát triển thần kì của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A Sự quản lí hiệu quả của Nhà nước.

B Tận dụng tốt các nguồn viện trợ của Mĩ.

C Áp dụng thành tựu khoa học- kĩ thuật hiện đại.

D Nguồn nhân lực chất lượng tốt, cần kiệm, kỉ luật.

Câu hỏi 15 :

Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia

A tự trị.

B tự chủ.      

C tự do.

D độc lập.

Câu hỏi 16 :

Theo Hiệp định Giơ- ne-vơ ở Việt Nam giới tuyến quân sự tạm thời là

A vĩ tuyến 20.        

B vĩ tuyến 16.   

C vĩ tuyến 38.

D vĩ tuyến 17.

Câu hỏi 17 :

Trong những tổ chức yêu nước và cách mạng được thành lập tại Trung Quốc dưới đây, tổ chức nào không phải do Nguyễn Ái Quốc sáng lập?

A Tâm tâm xã.

B Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.

C Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

D Cộng sản đoàn

Câu hỏi 19 :

Lĩnh vực kinh tế nào được Pháp đầu tư nhiều nhất trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương?

A Nông nghiệp và công nghiệp.           

B Nông nghiệp và khai mỏ.

C Công nghiệp và thương nghiệp.   

D Nông nghiệp và giao thông vận tải.

Câu hỏi 20 :

Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương chuyển hướng chỉ đạo cách mạng trong những năm 1936- 1939 là do

A Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp thi hành một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa.

B Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng gay gắt.

C Sự chỉ đạo của Quốc tế cộng sản.

D Tình hình thế giới và trong nước có nhiều thay đổi.

Câu hỏi 21 :

Điểm mới căn bản giữa Hội nghị tháng 5/1941 so với Hội nghị tháng 11,1939 của BCH Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương là

A  Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương.

B Tạm giác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thực hiện giảm tô, giảm tức.

C Đề cao nhiện vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc và phong kiến

D Thành lập mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi chống đế quốc

Câu hỏi 22 :

Trụ sở của Liên hợp quốc được đặt ở đâu?

A Giơnevơ (Thụy Sĩ).      

B Niu Oóc (Mĩ).

C Luân Đôn (Anh).

D Pari (Pháp).

Câu hỏi 23 :

Năm 1936, Đảng Cộng sản Đông Dương đã đề ra chủ trương thành lập mặt trận để tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân với tên gọi

A Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương.

B Mặt trận dân chủ Đông Dương.

C Mặt trận Việt Minh.

D Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương

Câu hỏi 24 :

Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức Liên hợp quốc vào thời gian nào?

A Tháng 9/ 1977.    

B Tháng 8/1970.   

C Tháng 7/1995.  

D Tháng 9/1985.

Câu hỏi 25 :

Nguyên nhân quyết định nhất đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là gì?

A Sự đồng tình, ủng hộ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa.

B Mặt trận dân tộc thống nhất được củng cố và mở rộng.

C Tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương.

D Sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng.

Câu hỏi 26 :

Biến đổi quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A Phát triển kinh tế.            

B Gia nhập ASEAN.

C Giành độc lập dân tộc.    

D  Chống chủ nghĩa thực dân Âu – Mĩ.

Câu hỏi 27 :

Nội dung nào sau đây không đúng với nội dung Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946? 

A

Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa tiếp tục nhượng Pháp một số quyền lợi về kinh tế- văn hóa.

B Hai bên ngừng mọi cuộc xung đột phía Nam.

C Pháp công nhận Việt Nam là quốc gia tự do nằm trong khối Liên hiệp Pháp.

D 15000 quân Pháp ra miền Bắc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật.

Câu hỏi 28 :

Nội dung nào là khó khăn lớn nhất của Liên minh châu Âu (EU) hiện nay?

A Làn sóng di cư không thể kiểm soát từ Trung Đông và Châu Phi.

B Việc duy trì đồng tiền chung.

C Thách thức từ sự già hóa dân số.

D Sự gia tăng của xu hướng li khai.

Câu hỏi 29 :

Năm 1960 được lịch sử ghi nhận là “Năm châu Phi” vì

A Chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc.

B 17 nước châu Phi được trao trả độc lập.

C Tất cả các nước châu Phi được trao trả độc lập.

D Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân giành nhiều thắng lợi.

Câu hỏi 30 :

Mục tiêu quan trọng nhất của thực dân Pháp khi thực hiện kế hoạch tấn công căn cứ địa Việt Bắc tháng 3/1947 là gì?

A Mở rộng địa bàn chiếm đóng.

B Nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

C Tiêu diệt lực lượng kháng chiến.

D Đánh úp cơ quan đầu não kháng chiến của ta.

Câu hỏi 31 :

Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 1970, Liên xô đi đầu thế giới trong các ngành công nghiệp

A luyện kim và cơ khí.     

B hóa chất và dầu mỏ.

C vũ trụ và điện nguyên tử.   

D cơ khí và dầu mỏ.

Câu hỏi 32 :

Bước vào năm 1950, sự kiện nào mở ra thuận lợi to lớn của nước ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp?

A Pháp sa lầy ở châu Phi.

B Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa đế quốc suy yếu.

C Phong trào cách mạng thế giới phát triển.

D Các nước xã hội chủ nghĩa công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với chúng ta.

Câu hỏi 33 :

Biện pháp quan trọng nhất để giải quyết nạn đói ở Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì?

A Tăng gia sản xuất.       

B Tổ chức “Ngày đồng tâm”.

C Chia lại ruộng đất cho nông dân.     

D Lập hũ gạo tiết kiệm.

Câu hỏi 34 :

Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc ở Mỹ Latinh trong thập kỉ 60- 70 khiến khu vực này được mệnh danh là

A “ Lục địa trỗi dậy”.               

B  “ Lục địa núi lửa”.

C “Lục địa bùng cháy”.    

D “Lục địa bão táp”

Câu hỏi 36 :

Tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941), Nguyễn Ái Quốc chủ trương thành lập mặt trận nào?

A Mặt trận Việt Minh.

B Mặt trận dân chủ Đông Dương.

C Mặt trận Liên Việt.  

D Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương.  

Câu hỏi 37 :

Nguyên nhân cơ bản giúp ngân sách Đông Dương do Pháp thu được năm 1930 tăng gấp ba lần so với năm 1912 là:

A tăng thuế và cho vay lãi.

B mở rộng trao đổi buôn bán.

C khai thác mỏ.

D áp dụng thành tựu khoa học- kĩ thuật vào sản xuất.

Câu hỏi 38 :

Sự kiện nào chứng tỏ sau năm 1945, nhân dân ta thực sự trở thành người làm chủ đất nước?

A Nhân dân được tham gia lớp “Bình dân học vụ”.

B Nhân dân được chia ruộng đất.

C Nhân dân đi bỏ phiếu bầu cử Quốc hội.

D Nhân dân được bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lý khác.

Câu hỏi 39 :

Sự khác biệt cơ bản giữa chiến tranh lạnh với những cuộc chiến tranh thế giới đã trải qua là gì?

A Chiến tranh lạnh làm cho thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng.

B Chiến tranh lạnh diễn ra trên mọi lĩnh vực nhưng không bùng phát xung đột trực tiếp bằng quân sự.

C Chiến tranh lạnh có phạm vi bao trùm thế giới.

D Chiến tranh lạnh chủ yếu diễn ra giữa hai nước Liên Xô và Mĩ.

Câu hỏi 40 :

Trong tạm ước 14/9/1946 ta nhân nhượng cho thực dân Pháp quyền lợi nào?

A Một số quyền lợi về chính trị- quân sự.

B Cho 15000 quân Pháp ra Bắc.

C Một số quyền lợi về kinh tế - văn hóa.

D Cung cấp lương thực, thực phẩm, phương tiện giao thông vận tải.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK