Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Lịch sử Đề thi thử THPTQG 2017 môn Lịch sử Trường THPT Triệu Sơn 1 Thanh Hóa (Có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết)

Đề thi thử THPTQG 2017 môn Lịch sử Trường THPT Triệu Sơn 1 Thanh Hóa (Có đáp án và hướng...

Câu hỏi 1 :

Kẻ thù nào dọn đường tiếp tay cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta?

A Bọn Việt quốc, Việt cách.

B Các lực lượng phản cách mạng trong nước.

C Đế quốc Anh.

D Bọn Nhật đang còn tại Việt Nam.

Câu hỏi 2 :

Sự kiện nào sau đây là nguyên nhân làm cho Đảng ta thay đổi chiến lược từ hoà hoãn với Trung hoa dân quốc để chống Pháp sang hoà hoãn với Pháp để đuổi Trung hoa dân quốc?

A Quốc hội khoá I (2-3-1946) nhường cho Trung hoa dân quốc một số ghế trong quốc hội.

B Hiệp ước Hoa - Pháp (28-2-1946).

C Hiệp định sơ bộ Việt - Pháp (6-3-1946).

D Tạm ước Việt - Pháp (14-9-1946).

Câu hỏi 3 :

Khó khăn nào lớn nhất đưa chính quyền cách mạng nước ta sau ngày 2-9-1945 vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”?

A Nạn đói, nạn dốt đang đe doạ nghiêm trọng.

B Các tổ chức phản cách mạng trong nước ngóc dậy chống phá cách mạng.

C Âm mưu của Trung hoa dân quốc và Pháp.

D Ngân quỹ nhà nước trống rỗng.

Câu hỏi 4 :

Đông xuân 1953-1954 ta tích cực, chủ động tiến công địch ở 4 hướng nào sau đây?

A Tây Bắc, Tây Nguyên, Hạ Lào, Thượng Lào.

B Tây Bắc, Trung Lào, Tây Nguyên, Thượng Lào.

C Tây Bắc, Hạ Lào, Trung Lào, Nam Lào.

D Việt Bắc, Tây Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Thanh - Nghệ - Tĩnh.

Câu hỏi 5 :

Dưới tác động của cuộc cách mạnh khoa học - kĩ thuật, xu hướng phát triển của các nước tư bản hiện nay là

A liên kết kinh tế khu vực để tăng sức cạnh tranh.

B mở rộng quan hệ hợp tác với tất cả các nước trên thế giới.

C đầu tư cho giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao.

D tập trung nghiên cứu phát minh và bán bản quyền để thu lợi nhuận.

Câu hỏi 6 :

Đại hội đại biểu lần thứ hai của Đảng còn được gọi là

A Đại hội kháng chiến thắng lợi và kiến quốc.

B Đại hội kháng chiến kiến quốc.

C Đại hội kháng chiến thắng lợi.

D Đại hội toàn quốc kháng chiến.

Câu hỏi 7 :

Nguyên nhân nào là cơ bản nhất dẫn đến phong trào Đồng Khởi 1959-1960 ?

A Mĩ -Diệm phá Hiệp định Giơnevơ , thực hiện chính sách “tố cộng”, “diệt cộng”.

B  Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Đảng quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng

C Chính sách cai trị của Mĩ –Diệm làm cho cách mạng miền Nam bị tổn thất nặng nề.

D Cuộc đấu tranh của nhân dân ta đòi hỏi có một biện pháp quyết liệt hơn.

Câu hỏi 8 :

Sự khác biệt trong chính sách đối ngoại của Tây Âu trong những năm 1950 – 1973 so với những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A chịu sự chi phối và ảnh hưởng sâu sắc của Mĩ.

B ủng hộ Mĩ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam và xâm lược trở lại các thuộc địa của mình.

C một số nước vẫn tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, nhiều nước cố gắng đa dạng hóa đa phương hóa trong quan hệ với bên ngoài.

D tất cả các nước chuyển sang thực hiện đa phương hóa với bên ngoài.

Câu hỏi 10 :

Yếu tố quyết định sự thành công của Hội nghị thành lập Đảng là

A các đại biểu đều thống nhất về tư tưởng, lập trường vô sản.

B sự quan tâm chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản.

C trình độ, uy tín, đạo đức và năng lực của Nguyễn Ái Quốc.

D các đại biểu nhận thức được yêu cầu phải thành lập Đảng Cộng sản.

Câu hỏi 11 :

Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp 1945-1954?

A Chúng ta có Đảng Cộng sản , đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo .

B Điều kiện khách quan thuận lợi- phát xít Nhật đầu hàng quân đồng minh.

C Tinh thần đoàn kết gắn bó keo sơn của nhân dân ba nước Đông Dương .

D Nhân dân ta có tinh thần yêu nước nồng nàn được đúc kết hàng nghìn năm 

Câu hỏi 12 :

Ý nào sau đây không phải là chính sách của chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp năm 1936 đối với các thuộc địa?

A Cho phép lập hội ái hữu.

B Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

C Trả tự do cho một số tù chính trị.

D Cho phép xuất bản báo chí.

Câu hỏi 13 :

Tại Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản tổ chức tại Mátxcơva (Liên Xô), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc phát biểu về

A nỗi thống khổ của nhân dân Việt Nam.

B vai trò của giai cấp công nhân trong sự nghiệp lãnh đạo cách mạng.

C về vấn đề dân tộc và thuộc địa.

D về khối liên minh giai cấp công nhân và nông dân.

Câu hỏi 14 :

Ý nào sau đây không đúng khi giải thích cho luận điểm: “ Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đã tạo ra bước ngoặt vĩ đại cho lịch sử cách mạng Việt Nam?

A Từ đây cách mạng Việt Nam có đường lối đúng đắn, sáng tạo, khoa học.

B Là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên, có quyết định bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam.

C Đảng cộng sản Việt Nam ra đời trở thành chính Đảng mạnh nhất, giữ vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam

D Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới

Câu hỏi 15 :

Nguyên nhân sâu xa của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ ngày nay là do

A  bùng nổ dân số, tài nguyên cạn kiệt .

B kế thừa những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX.

C yêu cầu của việc chạy đua vũ trang trong thời kì "Chiến tranh lạnh".

D nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng cao .

Câu hỏi 16 :

Trong “Chiến lược chiến tranh đặc biệt”, Mĩ thực hiện quốc sách Ấp chiến lược nhằm mục đích chủ yếu là

A tách nhân dân khỏi cách mạng.

B tăng cường bắt lính.

C bóc lột về kinh tế.

D xây dựng mô hình chính quyền mới ở xã, ấp.

Câu hỏi 17 :

Kết quả lớn nhất của cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954 là

A làm phá sản bước đầu kế hoạch Na-va, buộc quân chủ lực của chúng phải bị động phân tán và giam chân ở miền rừng núi.

B làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp -Mĩ.

C làm thất bại âm mưu bình định, mở rộng địa bàn chiếm đóng, giành thế chủ động trên chiến trườngBắc Bộ của thực dân Pháp.

D làm thất bại âm mưu kết thúc chiến tranh trong vòng 18 tháng của Pháp.

Câu hỏi 18 :

Trong xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển, Việt Nam có được những thời cơ và thuận lợi gì?

A Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động

B Hợp tác kinh tế, thu hút vốn đầu tư và ứng dụng khoa học – kĩ thuật.

C Có thị trường lớn để tăng cường xuất khẩu hàng hóa

D Ứng dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất

Câu hỏi 19 :

Kết quả lớn nhất của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954?

A Tiêu diệt và bắt sống 16200 tên địch, hạ 62 máy bay thu nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại khác của Pháp và Mĩ.

B Làm thất bại hoàn toàn âm mưu kéo dài chiến tranh của Pháp - Mĩ.

C Giải phóng 4000km đất đai và 40 vạn dân.

D Đập tan hoàn toàn kế hoạch Na-va, làm xoay chuyển cục diện chiên tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao.

Câu hỏi 20 :

Từ ngày 10 đến ngày 19-5-1941 ở Việt Nam diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng có liên quan đến Cách mạng tháng Tám?

A Đức mở cuộc tấn công vào lãnh thổ Liên Xô.

B Nguyễn Ái Quốc mới đặt chân về Tổ quốc.

C Quá trình diễn ra Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8.

D Nhật đảo chính Pháp.

Câu hỏi 22 :

Các đại biểu đều nhất trí tán thành quyết định Tổng khởỉ nghĩa, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, lập ủy Ban dân tộc giải phóng Việt Nam (tức chính phủ lâm thời) do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, đó là quyết định của

A Đại hội Đảng lần thứ I ở Ma cao (Trung Quốc) năm 1935.

B Hội nghị Quân sự Bắc Kì (4-1945).

C Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (15-8-1945).

D Đại hội quốc dân ở Tân Trào (16-8-1945).

Câu hỏi 23 :

Sự kiện đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam chuyển từ tự phát lên tự giác là cuộc bãi công của

A công nhân đồn điền cao su Phú Riềng.

B công nhân xưởng đóng tàu Ba Son – Sài Gòn.

C công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn.

D công nhân viên chức các sở công thương của Pháp ở Bắc Kỳ.

Câu hỏi 24 :

Ngày 16/10/2007, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu Việt Nam giữ vị trí nào?

A Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2008 -2009

B Ủy viên của Ban Thư ký Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008 - 2009

C Uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2008 - 2009

D Ủy viên của Tòa án quốc tế nhiệm kỳ 2008 -2009

Câu hỏi 25 :

Nội dung nào gây nhiều tranh cãi nhất tại hội nghị Ianta?

A Phân chia khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng của các nước thắng trận.

B Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.

C Giải quyết các hậu quả chiến tranh.

D Thành lập tổ chức Liên hợp quốc.

Câu hỏi 26 :

Tính đến đầu năm 1945, khi cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 bước vào giai đoạn kết thúc, vấn đề nào không phải là vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra cho các nước Đồng minh?

A Thống nhất tiêu diệt tận gốc Chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật.

B Thỏa thuận về việc đóng quân và phân chia phạm vi ảnh hưởng.

C Thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc.

D Thành lập khối Đồng minh chống Phát xít.

Câu hỏi 27 :

Ý nào nhận xét đúng về nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị của Đảng?

A Nhiệm vụ nêu trong Cương lĩnh bao gồm nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, trong đó nhiệm vụ dân tộc được đặt lên hàng đầu.

B Nhiệm vụ nêu trong Cương lĩnh thể hiện sự vận dụng đúng học thuyết Mác - Lênin trong việc giải quyết vấn đề dân tộc và giai cấp.

C Nhiệm vụ nêu trong Cương lĩnh bao gồm nhiệm vụ dân tộc và giải phóng giai cấp.

D Nhiệm vụ nêu trong Cương lĩnh bao gồm nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, hai nhiệm vụ này có quan hệ khăng khít với nhau

Câu hỏi 28 :

Vì sao từ những năm 60,70 của thế kỉ XX nhóm 5 nước sáng lập ASEAN chuyển sang chiến lược kinh tế hướng ngoại ?

A Chưa đáp ứng nhu cầu cơ bản của nhân dân trong nước, chưa giải quyết nạn thất nghiệp.

B Phụ thuộc vào vốn và thị trường bên ngoài quá lớn, đầu tư bất hợp lý.

C Chưa phát triển một số ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, đời sống người lao động còn khó khăn

D Thiếu vốn, nguyên liệu, công nghệ, đời sống người lao động còn khó khăn.

Câu hỏi 30 :

Nét nổi bật nhất về tình hình chính trị ở Việt Nam sau hiệp định Giơnevơ là gì?

A Hà Nội được giải phóng. 

B Pháp rút quân khỏi Miền Bắc.

C Đất nước bị chia cắt thành hai miền.

D Đất nước thống nhất.

Câu hỏi 31 :

Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN?

A Mở cửa nền kinh tế thu hút vốn đầu tư, ứng dụng các thành tựu khoa học- kĩ thuật.

B Tăng cường xuất khẩu công nghệ phần mềm, ứng dụng khoa học kĩ thuật

C Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên, mở của nền kinh tế

D Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động, ứng dụng KHKT vào sản xuất

Câu hỏi 33 :

Hoạt động của chủ nghĩa khủng bố có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình thế giới trong thập kỉ đầu thế kỉ XXI?

A Làm cho quan hệ giữa các nước ngày càng căng thẳng.

B Tạo ra sự đối đầu giữa lực lượng khủng bố và lực lượng chống khủng bố.

C Tạo ra cuộc chạy đua vũ trang mới trên thế giới.

D Làm cho tình hình an ninh thế giới bất ổn.

Câu hỏi 34 :

Với thắng lợi của chiến dịch nào trong cuộc kháng chiến chống Pháp, quân dân ta đã giành được quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ?

A Chiến dịch Việt Bắc 194

B Chiến dịch Biên Giới 1950.

C Chiến dịch Quang Trung 1951.  

D Chiến dịch Hoà Bình 1952.

Câu hỏi 35 :

Thành quả lớn nhất của phong trào cách mạng 1930 – 1931 là

A hình thành khối liên minh công - nông.

B thành lập được chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh.

C quần chúng được giác ngộ trở thành lực lượng chính trị hùng hậu.

D Đảng rút ra nhiều bài học quý báu trong lãnh đạo cách mạng.

Câu hỏi 36 :

Đâu không phải là mục tiêu chủ yếu của chiến lược toàn cầu của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A Đưa nền kinh tế Mĩ đứng đầu thế giới.

B Đàn áp phong trào công nhân và giải phóng dân tộc thế giới.

C Ngăn chặn tiến tới xoá bỏ chủ nghĩa xã hội.

D Khống chế, chi phối các nước đồng minh của Mĩ.

Câu hỏi 37 :

Trong các nội dung sau đây, nội dung nào không nằm trong Hiệp định Giơ-ne-vơ?

A Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.

B Hai bên thực hiện ngừng bắn ở Nam Bộ để giải quyết vấn đề Đông Dương bằng con đường hòa bình.

C Việt Nam sẽ thực hiện thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7 - 1956.

D Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về những người kí Hiệp định và những người kế tục nhiệm vụ của họ.

Câu hỏi 38 :

Phong trào phong trào cách mạng 1930-1931 đạt tới đỉnh cao khi nào?

A Công nhân Vinh - Bến Thủy đấu tranh.

B Khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.

C Khi chính quyền Xô Viết được thành lập.

D Cuộc biểu tình khổng lồ của 2 vạn nông dân Hưng Nguyên.

Câu hỏi 39 :

Nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy hai cường quốc Xô- Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh là gì?

A Để mở ra chiều hướng và những điều kiện giải quyết các tranh chấp và xung đột quốc tế.

B Trên thế giới đã xuất hiện xu thế hòa hoãn, hai bên không nhất thiết phải duy trì sự đối đầu.

C  Sự đối đầu giữa hai nước trong hơn bốn thập kỉ vẫn không phân thắng bại.

D Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài làm suy giảm thế mạnh của Liên Xô và Mĩ trên thế giới.

Câu hỏi 40 :

Bản yêu sách của nhân dân An Nam tuy không được chấp nhận tại hội nghị Vecxai, nhưng có ý nghĩa to lớn, nhất là

A có tiếng vang lớn trong công luận Pháp.

B có tiếng vang lớn đói với nhân dân Việt Nam.

C tác động tới nhân dân Pháp và nhân dân các nước thuộc địa Pháp.

D Nguyễn Ái Quốc rút ra bài học lớn: “ Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình ”.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK