Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Lịch sử Đề khảo sát chất lượng THPTQG 2017 môn Lịch sử Sở GD & ĐT Hưng Yên (Có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết)

Đề khảo sát chất lượng THPTQG 2017 môn Lịch sử Sở GD & ĐT Hưng Yên (Có đáp án và...

Câu hỏi 1 :

Luận điểm nào đúng?

A Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, vừa là thách thức cho các nước đang phát triển, đòi hỏi các nước phải cải cách kinh tế- xã hội.

B Toàn cầu hóa là khó khăn và thách thức lớn cho tất cả các nước trên thế giới. Thế giới ngày càng tụt hậu.

C Toàn cầu hóa mang lại nhiều lợi ích, kích thích sự phát triển của các nước đang phát triển.

D Toàn cầu hóa vừa là thời cơ và tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các nước trên thế giới cùng phát triển.

Câu hỏi 2 :

Cuối thập kỉ 90 của thế kỉ XX, EU chiếm hơn ¼ GDP của thế giới và đã trở thành

A Tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh.

B Tổ chức chính trị - kinh tế lớn nhất châu Âu

C Tổ chức kinh tế lớn nhất Đông Nam Á

D Tổ chức chính trị lớn nhất châu Âu.

Câu hỏi 3 :

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, châu Phi được mệnh danh là “Lục địa trỗi dậy”

A Thường xuyên bị động đất

B Xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc

C Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ.

D 17 nước giành được độc lập.

Câu hỏi 4 :

Nét nổi bật nhất trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân thợ máy xưởng Ba Son tháng 8/1925 với phong trào công nhân trước đó là:

A  Phong trào đấu tranh có tổ chức, có tinh thần quốc tế vô sản cao cả.

B Phong trào đấu tranh mang tính tự phát

C Phong trào đã đòi quyền lợi cho giai cấp công nhân Việt Nam.

D Phong trào đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế.

Câu hỏi 5 :

Hệ quả quan trọng của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ là từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX thế giới đã 

A đạt nhiều thành tựu ở trên các lĩnh vực.

B nâng cao mức sống, chất lượng cuộc sống cho con người.

C tăng năng suất sản xuất

D diễn ra xu thế toàn cầu hóa

Câu hỏi 6 :

Điểm giống nhau trong mục tiêu ra đời của tổ chức ASEAN và Liên minh châu Âu (EU) là

A  Cùng nhau phát triển về kinh tế, chính trị, đối ngoại và an ninh chung.

B Cùng nhau phát triển về kinh tế.

C Cùng nhau phát triển về kinh tế và văn hóa.

D Cùng nhau phát triển về kinh tế, chính trị.

Câu hỏi 7 :

Quyết định chính thức thành lập tổ chức Liên hợp quốc được thông qua ở đâu?

A Pốtxđam(Đức) 

B Xan Phanxixcô(Mĩ)

C Ianta (Liên Xô) 

D Vecxai (Pháp)

Câu hỏi 8 :

Báo Thanh niên và tác phẩm Đường Kách mệnh trang bị cho giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân Việt Nam nội dung về:

A Khuynh hướng dân chủ tư sản.

B Chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến.

C Lí luận cách mạng giải phóng dân tộc.

D Kiến thức văn hóa, giáo dục.

Câu hỏi 9 :

Nhận xét đúng về quy mô phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam trong những năm 1919- 1925

A phong trào rộng lớn, không chỉ trong nước mà cả ở nước ngoài.

B phong trào diễn ra ở Bắc Kì

C phong trào bó hẹp ở Nam Kì

D phong trào tập trung ở Trung Kì.

Câu hỏi 10 :

Thắng lợi lớn nhất của các hình thức đấu tranh ở Mĩ Latinh từ các thập kỉ 50-90 của thế kỉ XX là:

A chính quyền độc tài ở nhiều nước Mĩ Latinh đã bị lật đổ, các chính phủ dân tộc, dân chủ được thiết lập

B các nước Mĩ Latinh vươn lên phát triển nhanh chóng và trở thành các nước công nghiệp.

C nhiều nước Mĩ Latinh giành được độc lập, thoát khỏi ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha.

D các nước Mĩ Latinh bị phụ thuộc trở thành “sân sau” của đế quốc Mĩ.

Câu hỏi 12 :

Từ năm 1946 đến năm 1950, Liên Xô đạt được thắng lợi to lớn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, đó là

A Hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế.

B Phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên của trái đất.

C Xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.

D Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới.

Câu hỏi 13 :

Hội Việt Nam cách mạng thanh niên thành lập vào:

A Tháng 6/1925 

B Tháng 7/1924 

C Tháng 7/1925  

D Tháng 6/1924

Câu hỏi 14 :

Năm 1921 tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc cùng một số người yêu nước của Angieri, Marốc, Tuyniđi…lập ra

A  Hội Hưng Nam

B Hội Phục Việt

C Hội Liên hiệp thuộc địa

D Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông

Câu hỏi 16 :

Mĩ là nơi khởi đầu của cách mạng khoa học- kĩ thuận lần thứ hai là do

A Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

B Mĩ có nhiều nhân tài

C Mĩ có chính sách thu hút các nhà khoa học đến làm việc

D Mĩ có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú

Câu hỏi 17 :

Tháng 8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ở 

A Giacácta (Inđônêxia)  

B Manila (Philipin)

C Hà Nội (Việt Nam)

D Băng Cốc (Thái Lan)

Câu hỏi 18 :

Liên minh quân sự nào không phải do Mĩ lập nên?

A  NATO

B SEATO

C VACSAVA

D CENTO

Câu hỏi 19 :

Sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, kinh tế Việt Nam như thế nào? 

A Kinh tế xã hội chủ nghĩa.

B Lạc hậu, nghèo nàn, lệ thuộc vào kinh tế Pháp.

C Phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

D Sánh ngang với kinh tế Pháp.

Câu hỏi 22 :

Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đã xây dựng tổ chức cơ sở của mình ở đâu?

A Khắp cả nước

B Bắc Kì.

C Trung Kì

D Nam Kì

Câu hỏi 23 :

Sau chiến tranh lạnh, hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào

A Phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh thực sự của mỗi quốc gia.

B Phát triển văn hóa để giữ gìn bản sắc dân tộc.

C Phát triển chính trị để ổn định đất nước.

D Phát triển giáo dục để nâng cao trình độ dân trí.

Câu hỏi 24 :

Bài học kinh nghiệm Việt Nam rút ra từ công cuộc cải cách- mở cửa của Trung Quốc là gì? 

A Củng cố, kiện toàn bộ máy nhà nước.

B Phát triển văn hóa giáo dục.

C  Đầu tư phát triển khoa học – kĩ thuật.

D Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.

Câu hỏi 26 :

Thành phần tham dự Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam gồm:

A đại biểu của Đông Dương Cộng sản liên đoàn và An Nam cộng sản đảng.

B đại biểu của ba tổ chức cộng sản.

C đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng.

D đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

Câu hỏi 27 :

Mục tiêu xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ sau năm 1945 đến năm 2000 là: 

A Chiến tranh lạnh với Liên Xô.

B Tham vọng bá chủ thế giới.

C Ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội.

D Chiến lược toàn cầu.

Câu hỏi 28 :

Sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là:

A Hướng về các nước châu Á

B Tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á.

C Liên minh chặt chẽ với Mĩ.

D Coi trọng quan hệ với Tây Âu.

Câu hỏi 29 :

Để nhanh chóng kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đã quyết định

A kết thúc chiến tranh ở châu Á.

B sử dụng bom nguyên tử để tiêu diệt phát xít Nhật.

C tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.

D để Hồng quân Liên Xô tấn công vào sào huyệt của phát xít Đức ở Béclin

Câu hỏi 30 :

Ai là người khởi xướng cho cải cách- mở cửa ở Trung Quốc tháng 12 năm 1978?

A Đặng Tiểu Bình 

B Mao Trạch Đông

C Tôn Trung Sơn

D Cao Âu Lạc

Câu hỏi 32 :

Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập thời gian nào?

A 1/1/1949

B 11/10/1949

C 1/10/1949

D 10/10/1949

Câu hỏi 33 :

Chi bộ cộng sản đầu tiên của Việt Nam được thành lập ở đâu? 

A Số nhà 38, phố Hàng Ngang (Hà Nội).

B Số nhà 48, phố Hàng Ngang (Hà Nội).

C Số nhà 312, phố Khâm Thiên (Hà Nội).

D Số nhà 5D, phố Hàm Long (Hà Nội).

Câu hỏi 34 :

Đâu là nguyên nhân quan trọng nhất thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A Áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại

B Tài nguyên thiên nhiên phong phú

C Con người là nhân tố hàng đầu

D Mĩ giàu lên nhờ buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến.

Câu hỏi 35 :

Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật ngày nay là

A Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

B Khoa học gắn liền với kĩ thuật

C mọi phát minh kĩ thuật  đều bắt nguồn từ khoa học

D khoa học đã tham gia vào sản xuất.

Câu hỏi 36 :

Cơ quan ngôn luận của tổ chức Đông Dương Cộng sản đảng là:

A Báo Búa Liềm

B Báo Sự thật

C Báo Đỏ

D báo Thanh niên

Câu hỏi 38 :

 Biến đổi tích cực quan trọng đầu tiên của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A Sự ra đời của tổ chức ASEAN.

B Từ các nước thuộc địa trở thành các nước độc lập.

C Ngày càng mở rộng đối ngoại với các nước phương Tây.

D Nhiều nước có tốc độ phát triển khác nhau.

Câu hỏi 39 :

Việt Nam học được từ Nhật Bản bài học kinh nghiệm nào trong việc xây dựng nền kinh tế?

A Áp dụng và đẩy mạnh hơn nữa thành tựu khoa học – kĩ thuật.

B Tăng cường giao lưu, thiết lập hơn nữa quan hệ đa phương.

C Tận dụng các yếu tố bên ngoài.

D Con người được coi là vốn quý, là nhân tố quyết định hàng đầu.

Câu hỏi 40 :

Câu nói “không thành công cũng thành nhân” trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái của tổ chức cách mạng nào?

A Việt Nam Quốc dân đảng

B Tân Việt Cách mạng đảng

C Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.

D Tâm tâm xã

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK