Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Hóa học Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Hóa trường THPT Chuyên Hạ Long lần 2 năm 2016 Mã đề 132

Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Hóa trường THPT Chuyên Hạ Long lần 2 năm 2016 Mã đề 132

Câu hỏi 3 :

Ngành sản xuất nào sau đây không thuộc về công nghiệp silicat?

A  Xi măng.              

B Thủy tinh thường.   

C Thủy tinh hữu cơ.   

D  Đồ gốm.

Câu hỏi 4 :

Ý nào sau đây đúng?

A Chỉ có những phản ứng thuận nghịch mới có trạng thái cân bằng hóa học.

B Bất cứ phản ứng nào cũng phải đạt đến trạng thái cân bằng hóa học.

C  Khi phản ứng thuận nghịch đạt trạng thái cân bằng thì phản ứng dừng lại.

D  Ở trạng thái cân bằng, thể tích các chất hai vế phương trình hóa học phải bằng nhau.

Câu hỏi 9 :

Khi cho 5,6 gam Fe tác dụng  với 250 ml dung dịch AgNO3 1M thì sau khi phản ứng kết thúc thu được bao nhiêu gam chất rắn?

A 27,0 gam.           

B 20,7 gam.           

C 37,0 gam.   

D 21,6 gam.

Câu hỏi 13 :

Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch NaOH?

A CO2.                

B CuO.     

C Cl2.        

D Al.

Câu hỏi 14 :

Công thức cấu tạo thu gọn của glixerol là

A CH(OH) – CH2 – CH2(OH).

B CH(OH)  – CH2(OH).

C CH(OH) – CH(OH) – CH2(OH). 

D CH(OH) – CH2(OH) – CH2(OH).

Câu hỏi 16 :

Anken thích hợp để điều chế 3-etylpentan-3-ol bằng phản ứng hiđrat hóa là

A  3-etylpent-2-en.                   

B 3, 3-đimetylpent-2-en.

C 3-etylpent-3-en.                         

D 3-etylpent-1-en.

Câu hỏi 22 :

Khi xà phòng hóa hoàn toàn tristearin ta thu được sản phẩm là

A C17H35COOH và glixerol.

B C15H31COONa và etanol.

C C17H35COONa và glixerol.    

D C15H31COOH và glixerol.

Câu hỏi 23 :

Hình vẽ sau do một học sinh vẽ để mô tả lại thí nghiệm ăn mòn điện hóa học khi cắm hai lá Cu và Zn (được nối với nhau bằng một dây dẫn) vào dung dịch H2SO4 loãng:Trong hình vẽ bên chi tiết nào chưa đúng?

A Chiều dịch chuyển của ion Zn2+.

B Bề mặt hai thanh Cu và Zn.

C Chiều chuyển dịch của các electron trong dây dẫn.

D  Kí hiệu các điện cực

Câu hỏi 24 :

Hệ số trùng hợp của tơ nilon-6,6 (M = 2500 đvC) và tơ capron (M = 15000 đvC) lần lượt là

A 11 và 123.        

B 11 và 133.           

C 22 và 123.         

D 22 và 133.

Câu hỏi 27 :

Cho 44 gam NaOH vào dung dịch chứa 39,2 gam H3PO4. Sau khi  phản ứng  xảy ra hoàn toàn, đem làm khô. Muối nào được tạo thành và khối lượng muối khan thu được là bao nhiêu?

A 14,2 gam Na2HPO4 và 49,2 gam Na3PO4.           

B 15 gam Na3HPO4.

C 19,2 gam NaH2PO4 và 14,2 gam Na2HPO4.    

D 50 gam Na3PO4 .

Câu hỏi 29 :

Ion M3+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3d3. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A Trong bảng tuần hoàn M nằm ở chu kì 4, nhóm VIB.

B Cấu hình electron của nguyên tử M là: [Ar]3d44s2.

C M2O3 và M(OH)3 có tính chất lưỡng tính.

D Ion M3+ vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK