Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lịch sử Liên Xô và các nước Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ 2

Liên Xô và các nước Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ 2

Câu hỏi 1 :

Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm nào?

A. 1945

B. 1949

C. 1957

D. 1961

Câu hỏi 2 :

Vì sao Đảng và Nhà nước Xô viết đã đề ra kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế đất nước sau Chiến Tranh thế giới thứ 2?

A. Chiếm được nhiều thuộc địa

B. Chịu những tổn thất nặng nề

C. Bị các nước phương Tây bao vây, cấm vận

D. Các thế lực phản động chống phá

Câu hỏi 5 :

Chính sách đối ngoại của Liên Xô từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX là:

A. duy trì hoàn bình, an ninh thế giới

B. kiên quyết chống lại các chính sách gây chiến của Mĩ

C. chỉ quan hệ với các nước lớn

D. Hòa bình, trung lập

Câu hỏi 6 :

Để hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu đã không thực hiện nhiệm vụ nào dưới đây?

A. Xây dựng bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân

B. Tiến hành cải cách ruộng đất

C. Đàn áp phong trào cách mạng trong nước

D. Thực hiện quyền tự do dân chủ

Câu hỏi 7 :

Mốc đánh dấu sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới là gì?

A. Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) ra đời.

B. Thành lập tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va

C. Thành lập hội đồng tương trợ kinh tế (SEV)

D.Nước Cộng hòa Dân chủ Đức ra đời.

Câu hỏi 8 :

Các nước Đông Âu hoàn thành thắng lợi cách mạng dân chủ nhân dân trong thời gian nào?

A. Từ năm 1945 đến năm 1948

B. Từ năm 1945 đến năm 1949

C. Từ năm 1945 đến năm 1950

D. Từ năm 1945 đến năm 1951

Câu hỏi 9 :

Đầu những năm 80 của thế kỉ XX, tình hình chung của Liên Xô có đặc điểm gì nổi bật nhất?

A. Kinh tế khó khăm, hàng hóa khan hiếm

B. Mức sống của người dân Xô viết giảm sút.

C. Đất nước lâm vào khủng hoảng toàn diện.

D. Tệ nạn quan liêu, tham nhũng ngày càng trầm trọng.

Câu hỏi 10 :

Thành tựu quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội tư fnawm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX là gì?

A. Trở thành cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới

B. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo

C. Chế tạo thành công bom nguyên tử

D. Phóng thành công tàu vũ trụ

Câu hỏi 11 :

Sau khi lên nắm quyền lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô (3-1985), Góc-ba-chốp đã thực hiện

A. đường lối cải tổ

B. tiếp tục chính sách cũ

C. tăng cường quan hệ với Mĩ

D. hợp tác với các nước phương Tây.

Câu hỏi 12 :

Cuộc đảo chính ngà 19-8-1991 nhằm lật đổ Tổng thống Góc-ba-chốp không dẫn đến hậu quả gì?

A. Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động.

B. Nhà nước Liên bang hầu như tế liwwjt

C. Các nước cộng hòa đua nhau đòi tác khỏi Liên Bang.

D. Các thế lực chống phá đã nổ dậy giành chính quyền.

Câu hỏi 13 :

Trong đường lối cải tổ về chính trị, Góc-ba-chốp thực hiện

c. đình chỉ hoạt động của Đảng Cộng sản Liên Xô

A. chế độ một đảng.

B. Chế độ đa nguyên chính trị

D. đổi mới mọi mặt đời sống xã hội Xô viết.

Câu hỏi 14 :

Sự chấm dứt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô được đánh dấu bằng sự kiện

A. 11 nước cộng hòa kí hiệp định về giải tán Liên bang Xô viết.

B. lá cờ Liên bang Xô viết trên nóc điện Crem-li bị hạ xuống

C. Góc-ba-chốp tuyên bố từ chức tổng thống

D. thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG)

Câu hỏi 15 :

Từ sự sụp đổ của Liên Xô. Việt Nam rút ra bài học kinh nghiệm gì để xây dựng và phát triển kinh tế hiện nay?

A. Xây dựng nền kinh tế thị trường đa dạng thành phần kinh tế.

B. Xây dựng nên kinh tế hàng hóa đa dạng thành phần kinh tế

C. Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng tư bản chủ nghĩa.

D. Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Câu hỏi 16 :

Sự kiện nào đã kết thúc sự tồn tại của hệ thống chủ nghĩa xã hội trên thế giới?

A. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) chấm dứt hoạt động.

B. Tổ chức Hiệp ước Vac-sa-va tuyên bố giải thế

C. Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghõa ở Liên Xô và Đông Âu.

D. Sự chấm dứt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên bang Xô viết.

Câu hỏi 17 :

Sự khủng hoảng, suy yếu của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu diễn ra từ

A. cuối những năm 60 của thế kỉ XX

B. cuối những năm 70 của thế kỉ XX

C. đầu những năm 80 của thế kỉ XX

D. cuối những năm 80 của thế kỉ XX

Câu hỏi 18 :

Từ sự sụp đổ của Liên Xô, bài học kinh nghiệm quan trọng nhất Việt Nam rút ra cho công cuộc xây dựng đất nước hiện nay là

A. mở rộng quan hệ với các cường quốc

B. đảm bảo thực hiện nền dân chủ nhân dân

C. cảnh giác trước âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch

D. tăng cường sự đàon kết trong Đảng và trong nhân dân

Câu hỏi 19 :

Mục tiêu chủ yếu của Liên Xô khi thực hiện kế hoạch 5 năm (1946-1950) là gì?

A. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh

B. Củng cố quốc phòng an ninh

C. Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội

D. Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa

Câu hỏi 20 :

Kế hoạch 5 năm (1946-1950) của Liên Xô đã hoàn thành trước thời hạn bao lâu?

A. 1 năm 3 tháng

B. 9 tháng

C. 12 tháng

D. 10 tháng

Câu hỏi 21 :

Biểu hiện nào chứng tỏ Liên Xô đã trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới?

A. Sản xuất công nghiệp bình quân hằng năm tăng 9,6%

B. Sản lượng công nghiệp Liên Xô chiếm khoảng 20% sản lượng công nghiệp thế giới

C. Chế tạo thành công bom nguyên tử

D. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào vũ trụ

Câu hỏi 22 :

Từ năm 1950 đến năm 1975, Liên Xô đã đề ra và thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn với mục đích gì?

A. Phấn đấu đạt 20% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới.

B. Hoàn thành cơ giới hóa, điện khí hóa, hóa học hóa nền kinh tế.

C. Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới.

D. Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất-kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.

Câu hỏi 23 :

Tình hình chính trị của các nước Đông Âu trước chiến tranh thế giới thứ hai có đặc điểm gì?

A. Bị phát xít Đức chiếm đóng

B. Lệ thuộc vào Liên Xô

C. Là thuộc địa của các nước tư bản Tây Âu

D. Lệ thuộc vào các nước tư bản Tây Âu

Câu hỏi 24 :

Sự kiện nào đã mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người trong thế kỉ XX?

A. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử

B. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào vũ trụ

C. Mĩ đưa con người đặt chân lên mặt trăng

D. Mĩ chế tạo thành công máy bay

Câu hỏi 25 :

Nguyên nhân chủ yếu nào khiến Liên Xô phải tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1946-1950)?

A. Các nước đế quốc tiến hành bao vây cấm vận Liên Xô

B. Liên Xô chịu tổn thất nặng nề từ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai

C. Phong trào cách mạng thế giới phát triển cần có sự giúp đỡ của Liên Xô

D. Mĩ đang chuẩn bị phát động cuộc chiến tranh lạnh chống Liên Xô

Câu hỏi 26 :

Liên Xô cần phải tiến hành khôi phục kinh tế trong giai đoạn 1946-1950 vì

A. Chịu nhiều tổn thất do Chiến tranh thế giới thứ hai gây ra

B. Muốn trở thành cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới

C. Muốn xây dựng nền kinh tế hùng mạnh trên thế giới

D. Muốn xây dựng thế giới "đơn cực" do Liên Xô đứng đầu

Câu hỏi 27 :

Đâu không phải là cơ sở để dẫn tới sự hợp tác, tương trợ lẫn nhau giữa Liên Xô và các nước Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Chung mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội

B. Đều đặt dưới sự lãnh đạo của các đảng cộng sản

C. Cùng chung hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác- Lênin

D. Chung nền kinh tế thị trường

Câu hỏi 28 :

Đường lối cơ bản trong chính sách đối ngoại của Nhà nước Xô Viết từ năm 1945 đến năm 1991 là gì?

A. hòa bình, trung lập tích cực, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.

B. hòa bình, kiên quyết chống chính sách gây chiến của chủ nghĩa đế quốc

C. hòa bình, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới

D. hòa dịu, đi đầu trong việc ủng hộ phong trào dân tộc dân chủ

Câu hỏi 29 :

Vai trò chính của tổ chức hiệp ước Vacsava là gì?

A. Bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, gìn giữ hòa bình an ninh châu Âu và thế giới

B. Tạo nên thế cân bằng về sức mạnh quân sự với hệ thống tư bản chủ nghĩa

C. Thúc đẩy sự phát triển chính trị- quân sự của Liên Xô và Đông Âu

D. Thắt chặt mối quan hệ giữa Liên Xô với Đông Âu

Câu hỏi 30 :

Một trong những biểu hiện chứng tỏ Liên Xô là thành trì của cách mạng thế giới từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX là

A. tích cực giúp đỡ phong trào cách mạng thế giới

B. trực tiếp đối đầu với các cường quốc phương Tây

C. làm phá sản hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mĩ

D. thúc đẩy sự hình thành xu thế hợp tác toàn cầu

Câu hỏi 31 :

Sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949) mang ý nghĩa gì quan trọng nhất?

A. Cân bằng lực lượng quân sự giữa Mĩ và Liên Xô

B. Phá vỡ thế độc quyền nguyên tử của Mĩ

C. Đánh dấu bước phát triển nhanh chóng của khoa học – kĩ thuật Xô Viết

D. Liên Xô trở thành cường quốc xuất khẩu vũ khí hạt nhân

Câu hỏi 32 :

Đâu không phải là phương hướng chính của các kế hoạch dài hạn Liên Xô thực hiện trong những năm 50-70 của thế kỉ XX?

A. Tiếp tục ưu tiên phát triển công nghiệp nặng

B. Thực hiện thâm canh trong sản xuất nông nghiệp

C. Đẩy mạnh tiến bộ khoa học - kĩ thuật

D. Lấy phát triển công nghiệp quốc phòng làm trọng tâm

Câu hỏi 33 :

Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới trên lĩnh vực kinh tế được đánh dấu bằng sự kiện nào?

A. Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới

B. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) được thành lập

C. Các nước Đông Âu hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân

D. Các nước Đông Âu bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội

Câu hỏi 34 :

Nguyên nhân chủ yếu nào quyết định sự thành công của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trong những năm 50-70 của thế kỉ XX?

A. Sự ủng hộ của nhân dân Xô Viết đối với Đảng và Nhà nước Liên Xô

B. Nền tảng cơ sở vật chất đã được xây dựng trước chiến tranh

C. Sự giúp đỡ của các nước tư bản

D. Thắng lợi trong cuộc chiến tranh vệ quốc

Câu hỏi 35 :

Phát biểu ý kiến của anh (chị) về nhận định: “Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu là do sự sắp đặt của Liên Xô”

A. Đúng, vì chính Liên Xô là người đã trực tiếp giải phóng các nước Đông Âu

B. Sai, vì nhân dân Đông Âu đã lật đổ nền thống trị của phát xít, thiết lập chính quyền dân chủ trước khi hồng quân tiến vào

C. Sai, vì cuộc đấu tranh giải phóng do nhân dân Đông Âu phối hợp với Liên Xô tiến hành, các chính phủ ra đời do nguyện vọng của nhân dân của nước đó

D. Đúng, vì theo quy định của hội nghị Ianta Đông Âu là vùng ảnh hưởng của Liên Xô

Câu hỏi 37 :

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai chính sách đối ngoại của Liên Xô có gì khác so với Mĩ?

A. Vươn lên chi phối, bá chủ thế giới.

B. Chỉ quan hệ với các nước lớn.

C. Duy trì hoà bình và tích cực ủng hộ cách mạng thế giới.

D. Chỉ muốn làm bạn với các nước xã hội chủ nghĩa.

Câu hỏi 38 :

Đầu những năm 80 của thế kỉ XX, tình hình kinh tế của Liên Xô có điểm gì nổi bật?

A. Phát triển tương đối ổn định.

B. Phát triển xen lẫn khủng hoảng

C. Phát triển chậm

D. Trì trệ, khủng hoảng

Câu hỏi 39 :

Tháng 3-1985, ở Liên Xô đã diễn ra sự kiện gì quan trọng?

A. Goóc-ba-chốp lên làm tổng thống Liên Xô

B. Goóc-ba-chốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng cộng sản và tiến hành cải tổ

C. Các nước cộng hòa tuyên bố ly khai khỏi Liên bang Xô Viết

D. Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động

Câu hỏi 40 :

Công cuộc cải tổ ở Liên Xô bắt đầu được thực hiện từ năm 1985 nhằm mục đích gì?

A. Tăng cường quyền lực cho Đảng Cộng sản.

B. Xây dựng chủ nghĩa xã hội theo đúng ý nghĩa nhân văn tích cực của nó.

C. Đưa đất nước phát triển nhanh chóng về mọi mặt.

D. Củng cố sự vững mạnh của phe xã hội chủ nghĩa.

Câu hỏi 41 :

Công cuộc cải tổ ở Liên Xô (1985) diễn ra đầu tiên trong lĩnh vực nào?

A. Kinh tế

B. Chính trị- xã hội

C. Văn hóa- giáo dục

D. Quân sự

Câu hỏi 43 :

Nội dung nào sau đây không phải là hậu quả của cuộc đảo chính ngày 19-8-1991?

A. Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động

B. Nhà nước Liên bang tê liệt

C. Các nước cộng hòa đòi ly khai

D. Goóc-ba-chốp từ chức tổng thống

Câu hỏi 44 :

Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 đã đặt ra yêu cầu gì cho các quốc gia trên thế giới?

A. Tập trung phát triển kinh tế

B. Cải tổ về chế độ chính trị

C. Cải cách về kinh tế- chính trị- xã hội

D. Hạn chế chạy đua vũ trang

Câu hỏi 45 :

Vì sao Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) lại bị giải thể?

A. Do “khép kín” cửa trong hoạt động.

B. Do không đủ sức cạnh tranh với Mỹ và Tây Âu.

C. Do sự lạc hậu về phương thức sản xuất.

D. Do sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.

Câu hỏi 46 :

Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô tác động như thế nào đến phong trào cách mạng thế giới?

A. Là nhân tố thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới phát triển.

B. Là tổn thất to lớn của phong trào cách mạng thế giới.

C. Là thành quả đấu tranh kiên cường bền bỉ của phong trào cách mạng thế giới.

D. Không có tác động gì.

Câu hỏi 47 :

Nguyên nhân nào là cơ bản nhất khiến cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ?

A. Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.

B. Chậm đưa ra đường lối sửa chữa những sai lầm.

C. Nhà nước Liên Xô nhận thấy chủ nghĩa xã hội không tiến bộ nên muốn thay đổi chế độ.

D. Xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội có nhiều hạn chế.

Câu hỏi 48 :

Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của các nước Đông Âu đã mắc phải sai lầm nghiêm trọng nào?

A. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.

B. Tập thể hóa nông nghiệp.

C. Thực hiện chế độ bao cấp về kinh tế.

D. Rập khuôn máy móc mô hình xây dựng CNXH ở Liên Xô.

Câu hỏi 49 :

Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô có phải là sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới hay không? Vì sao?

A. Có. Vì Liên Xô là nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên và lớn nhất.

B. Không. Vì đó chỉ là sự sụp đổ của một mô hình chủ nghĩa xã hội chưa khoa học.

C. Có. Vì phần lớn các nước xã hội chủ nghĩa nằm ở khu vực Đông Âu.

D. Có. Vì trên thế giới không còn nước nào đi theo chủ nghĩa xã hội.

Câu hỏi 50 :

Sự sụp đổ của Liên Xô có tác động như thế nào đến tình hình quan hệ quốc tế giai đoạn này?

A. Kéo theo sự sụp đổ của Mỹ.

B. Kéo theo sự sụp đổ của CNXH trên phạm vi toàn thế giới.

C. Kéo theo sự sụp đổ của trật tự hai cực Ianta.

D. Không có ảnh hưởng gì.

Câu hỏi 51 :

Đâu không phải là bài học kinh nghiệm từ sự thất bại của công cuộc cải tổ Liên Xô đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay?

A. Kiên trì sự lãnh đạo của Đảng cộng sản

B. Xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội phù hợp, đúng đắn

C. Nhạy bén với sự thay đổi của tình hình thế giới để đề ra đường lối phù hợp

D. Không dập khuôn máy móc công thức cải tổ của phương Tây

Câu hỏi 52 :

Liên Bang Xô viết tồn tại 74 năm đó là khoảng thời gian nào sau đây?

A. Từ 1917 đến 1991

B. Từ 1918 đến 1992

C. Từ 1919 đến 1993

D. Từ 1917 đến 1989

Câu hỏi 53 :

Từ sự sụp đổ của Liên Xô, Việt Nam rút ra bài học kinh nghiệm gì cho công cuộc xây dựng đất nước hiện nay?

A. Tôn trọng quy luật phát triển khách quan về kinh tế.

B. Giữ vững vai trò lãnh đạo tuyệt đối, duy nhất của Đảng Cộng sản.

C. Cảnh giác trước âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch.

D. Đảm bảo thực hiện nền dân chủ nhân dân.

Câu hỏi 54 :

Từ sự sụp đổ của Liên Xô, Việt Nam rút ra bài học kinh nghiệm gì cho công cuộc xây dựng đất nước hiện nay?

A. Tôn trọng quy luật phát triển khách quan về kinh tế.

B. Giữ vững vai trò lãnh đạo tuyệt đối, duy nhất của Đảng Cộng sản.

C. Cảnh giác trước âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch.

D. Đảm bảo thực hiện nền dân chủ nhân dân.

Câu hỏi 55 :

Năm 1991, sự kiện nào dưới đây có tác động lớn tới hệ thống XHCN?

A. Các nước Đông Âu bắt đầu lâm vào khủng hoảng.

B. Chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở Liên Xô.

C. Việt Nam tiến hành đường lối đổi mới.

D. Trung Quốc tiến hành cải cách.

Câu hỏi 56 :

Sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991 đã tác động như thế nào tới quan hệ quốc tế?

A. Trật tự hai cực I-an-ta sụp đổ.

B. Trật tự thế giới “một cực” hình thành.

C. Hình thành trật tự thế giới “đa cực”.

D. Phong trào cách mạng thế giới mất chỗ dựa.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK