Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 9 Lịch sử Trắc nghiệm sử 9 bài 33 : Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)

Trắc nghiệm sử 9 bài 33 : Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ...

Câu hỏi 1 :

Nguyên nhân nào đòi hỏi Đảng ta phải tiến hành đường lối đổi mới?

A. Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng.

B. Tác tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật.

C. Sự khủng hoàng toàn diện ngày càng trầm trọng ở Liên Xô và các nước XHCN.

D. Cả 3 ý trên.

Câu hỏi 2 :

Quan điểm của Đảng về đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa như thế nào?

A. Đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội là thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.

B. Đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội không phải là thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.

C. Mục tiêu XHCN được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.

D. Cả B và C

Câu hỏi 3 :

Đường lối đổi mới của Đảng được điều chỉnh, bổ sung, phát triển qua các kì Đại hội nào?

A. Đại hội IV, Đại hội V, Đại hội VI.

B. Đại hội V, Đại hội VI, Đại hội VII.

C. Đại hội VI, Đại hội VII, Đại hội VIII.

D. Đại hội VII, Đại hội VIII, Đại hội IX.

Câu hỏi 4 :

Quan điểm đổi mới của Đảng ta tại Đại hội Đảng VI là gì?

A. Đổi mới toàn diện và đồng bộ.

B. Đổi mới về kinh tế, chính trị.

C. Đổi mới về tư tưởng, văn hóa.

D. Đổi mới về kinh tế.

Câu hỏi 6 :

Nền kinh tế nước ta đạt mức tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn nào?

A. Giai đoạn 1976 - 1985.

B. Giai đoạn 1986 - 1990.

C. Giai đoạn 1991 - 1995.

D. Giai đoạn 1996 - 2000.

Câu hỏi 7 :

Trong kế hoạch 5 năm (1986 - 1990), cả nước tập trung thực hiện nhiệm vụ nào?

A. Hoàn thành ba chương trình kinh tế.

B. Phát triển kinh tế đối ngoại.

C. Kiềm chế lạm phát.

D. Phát triển khoa học và công nghệ.

Câu hỏi 9 :

Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới, khó khăn, yếu kém nào khó giải quyết nhất được coi là “quốc nạn”?

A. Tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận cán bộ, đảng viên.

B. Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp.

C. Một số vấn đề văn hóa, xã hội còn bức xúc và gay gắt, chậm được giải quyết.

D. Cả B và C.

Câu hỏi 10 :

Đâu không phải là điểm khác nhau của chiến lược “chiến tranh cục bộ” so với chiến lược “chiến tranh đặc biệt” Mĩ thực hiện ở Việt Nam?

A. Lực lượng quan đội tham chiến

B. Quy mô chiến tranh

C. Tính chất chiến tranh

D. Thủ đoạn chiến tranh

Câu hỏi 11 :

Việc kí kết hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam phản ánh xu thế gì của thế giới trong những năm 70 của thế kỉ XX?

A. Xu thế hòa hoãn Đông- Tây

B. Xu thế toàn cầu hóa

C. Xu thế hòa bình

D. Xu thế liên kết khu vực

Câu hỏi 12 :

Về bản chất các chiến lược chiến tranh Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975 đều là

A. Chiến tranh xâm lược thực dân kiểu cũ

B. Chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới

C. Chiến tranh chính nghĩa để hỗ trợ đồng minh

D. Chiến tranh giới hạn

Câu hỏi 13 :

Đâu không phải là điểm mới, tiến bộ của hiệp định Pari (1973) so với hiệp định Giơ-ne-vơ (1954)?

A. Quy định quân đội nước ngoài phải rút khỏi Việt Nam trong thời gian ngắn

B. Vấn đề thống nhất đất nước do nhân dân Việt Nam tự quyết định

C. Không có sự phân chia rõ ràng về vùng kiểm soát của các lực lượng

D. Các nước tham dự công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam

Câu hỏi 14 :

Sự phá sản của các chiến lược chiến tranh Mĩ thực hiện ở Việt Nam có tác động như thế nào đến chiến lược toàn cầu của Mĩ?

A. Mĩ phải chuyển hướng chuyển hướng trọng tâm chiến lược toàn cầu

B. Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu

C. Cho thấy tính không khả thi của chiến lược toàn cầu

D. Làm phá sản chiến lược toàn cầu

Câu hỏi 15 :

Ai là người Việt Nam đầu tiên được trao tặng giải thưởng Nobel về hòa bình năm 1973?

A. Xuân Thủy

B. Lê Đức Thọ

C. Nguyễn Thị Bình

D. Nguyễn Duy Trinh

Câu hỏi 16 :

Âm mưu "Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương" được Mĩ thực hiện trong

A. Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt"

B. Chiến lược "Chiến tranh cục bộ"

C. Chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh"

D. Chiến lược "Đông Dương hóa chiến tranh"

Câu hỏi 17 :

Lực lượng quân đội giữ vai trò nòng cốt trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam (1965-1968) là

A. Quân đội Mĩ

B. Quân đội Việt Nam Cộng hòa

C. Quân đồng minh của Mĩ

D. Quân đồng minh của Mĩ, quân đội Việt Nam Cộng hòa

Câu hỏi 18 :

Chiến thắng Vạn Tường đã mở đầu cao trào đấu tranh gì ở miền Nam?

A. Thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công

B. Tìm Mĩ mà đánh, lùng Ngụy mà diệt

C. Đánh cho Mĩ cút, đánh cho Ngụy nhào

D. Đồng khởi

Câu hỏi 19 :

Biện pháp chính được Mĩ sử dụng trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam (1965-1968) là

A. Mở cuộc hành quân chiếm đất giành dân

B. Mở các cuộc càn quét

C. Dồn dân lập ấp chiến lược

D. Mở các cuộc hành quân tìm diệt và bình định

Câu hỏi 20 :

Hướng tiến công chính của Mĩ và quân đội Sài Gòn trong mùa khô 1965-1966 là

A. Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

B. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

C. Đông Nam Bộ và Liên khu V.

D. Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.

Câu hỏi 21 :

Khả năng đánh thắng quân Mĩ của quân dân miền Nam tiếp tục được thể hiện trong trận chiến nào sau chiến thắng Vạn Tường (1965)?

A. Trận Núi Thành (1965)

B. Cuộc phản công hai mùa khô 1965-1966 và 1966-1967

C. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968

D. Cuộc phản công chiến lược mùa khô 1968-1969

Câu hỏi 22 :

Mĩ đã làm gì để thực hiện âm mưu “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương” trong chiến lược "Đông Dương hóa chiến tranh"?

A. Thỏa hiệp với các nước lớn

B. Khơi sâu sự khác biệt về lịch sử - văn hóa

C. Sử dụng quân đội Sài Gòn là lực lượng xung kích trong quá trình xâm lược Lào, Campuchia

D. Tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc để ngăn cản sự chi viện cho Lào, Campuchia

Câu hỏi 24 :

Cuộc tiến công nào của quân dân miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược?

A. Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu thân 1968

B. Cuộc phản công Lam Sơn 719 năm 1971

C. Tiến công chiến lược năm 1972

D. Điện Biên Phủ trên không năm 1972

Câu hỏi 25 :

Hướng tiến công chủ yếu của quân Giải phóng miền Nam trong năm 1972 là

A. Tây Nguyên

B. Đông Nam Bộ

C. Liên khu V

D. Quảng Trị

Câu hỏi 26 :

Sự kiện chính trị nào đã biểu thị quyết tâm của nhân dân ba nước Đông Dương đoàn kết chiến đấu chống Mĩ?

A. Hội nghị cấp cao ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia

B. Hội nghị bộ trưởng ba nước Đông Dương

C. Liên minh chống Mĩ được thành lập

D. Phối hợp phản công giữa quân đội Việt Nam với quân dân Lào và Campuchia

Câu hỏi 27 :

Ngày 27-1-1973 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng đối với Việt Nam?

A. Mĩ tuyên bố ngừng ném bom phá hoại miền Bắc

B. Hội nghị Pari được nối lại

C. Mĩ tuyên bố sẽ rút quân khỏi miền Nam

D. Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí kết

Câu hỏi 28 :

Vấn đề thống nhất đất nước của Việt Nam được quy định như thế nào trong hiệp định Pari năm 1973?

A. Việt Nam tiếp tục sự chia cắt với biên giới quốc gia là vĩ tuyến 17

B. Vấn đề thống nhất đất nước do nhân dân Việt Nam tự quyết định

C. Việt Nam sẽ thống nhất thông qua cuộc tổng tuyển cử dưới sự giám sát của một ủy ban quốc tế

D. Việt Nam sẽ thống nhất sau khi Mĩ và quân Đồng minh rút hết

Câu hỏi 29 :

Vì sao trong những năm 1965-1968 Mĩ lại triển khai chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam?

A. Do thất bại của chiến lược “Chiến tranh đơn phương”

B. Do tác động của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

C. Do tác động của phong trào “Đồng Khởi”

D. Do thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”

Câu hỏi 30 :

Chiến thắng nào đã chứng tỏ quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ”?

A. Núi Thành (1965)

B.Vạn Tường (1966)

C. Hai mùa khô 1965-1966 và 1966-1967

D. Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968

Câu hỏi 31 :

Lý do chính buộc Mĩ phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là

A. Sự thất bại của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh cục bộ”

B. Phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam dâng cao ở Mĩ

C. Tác động của xu thế hòa hoãn Đông- Tây

D. Tranh thủ mâu thuẫn trong khối các nước xã hội chủ nghĩa

Câu hỏi 32 :

Lực lượng chính trị trực tiếp lãnh đạo cách mạng miền Nam từ năm 1969 là

A. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam

B. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

C. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam

D. Chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam

Câu hỏi 33 :

Âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) là

A. Dùng người Việt đánh người Việt

B. Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương

C. Tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực để giành lại thế chủ động trên chiến trường

D. Tận dụng xương máu người Việt Nam, giảm xương máu của người Mĩ

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK