Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 9 Lịch sử Đề thi HK1 môn Lịch Sử 9 năm 2021-2022 Trường THCS Hai Bà Trưng

Đề thi HK1 môn Lịch Sử 9 năm 2021-2022 Trường THCS Hai Bà Trưng

Câu hỏi 3 :

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào thời gian nào?

A. Ngày 6-8-1967.

B. Ngày 8-8-1967.

C. Ngày 6-8-1976.

D. Ngày 8-8-1976.

Câu hỏi 4 :

Chính sách đối ngoại mà các đời tổng thống Mĩ theo đuổi nhằm mục đích gì?

A. Đưa Mĩ trở thành cường quốc về chính trị.

B. Đưa Mĩ trở thành cường quốc về kinh tế, tài chính.

C. Thực hiện mưu đồ làm bá chủ thế giới.

D. Mở rộng quan hệ ngoại giao với tất cả các nước trên thế giới.

Câu hỏi 5 :

Tổ chức liên kết khu vực châu Âu ra đời đầu tiên là tổ chức nào?

A. Cộng đồng châu Âu.

B. Cộng đồng than thép châu Âu.

C. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu.

D. Liên minh châu Âu.

Câu hỏi 6 :

Những thỏa thuận của Hội nghị I-an-ta đã dẫn đến sự hình thành một trật tự thế giới như thế nào?

A. Trật tự thế giới một cực do Mĩ đứng đầu.

B. Trật tự thế giới một cực do Liên Xô đứng đầu.

C. Trật tự thế giới hai cực do Liên Xô và Mĩ đứng đầu.

D. Trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm.

Câu hỏi 8 :

Thành tựu quan trọng nào trong nông nghiệp đã góp phần giải quyết nạn đói cho con người?

A. Chế tạo công cụ sản xuất mới.

B. Những phát minh công nghệ sinh học.

C. Chế tạo phân bón sinh học.

D. Cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp.

Câu hỏi 9 :

Hội nghị Ianta được triệu tập vào thời điểm nào của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)?

A. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ

B. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn ác liệt

C. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc

D. Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc

Câu hỏi 10 :

Hội nghị Ianta năm 1945 có sự tham gia của các nước nào?

A. Anh - Pháp - Mĩ.

B. Anh - Mĩ - Liên Xô.

C. Anh - Pháp - Đức.

D. Mĩ - Liên Xô - Trung Quốc.

Câu hỏi 11 :

Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 đã đặt ra yêu cầu gì cho các quốc gia trên thế giới?

A. Tập trung phát triển kinh tế

B. Cải tổ về chế độ chính trị

C. Hạn chế chạy đua vũ trang

D. Cải cách về kinh tế- chính trị- xã hội

Câu hỏi 12 :

Nội dung nào sau đây không phải là hậu quả của cuộc đảo chính vào ngày 19-8-1991?

A. Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động

B. Nhà nước Liên bang tê liệt

C. Các nước cộng hòa đòi ly khai

D. Goóc-ba-chốp từ chức tổng thống

Câu hỏi 13 :

Vì sao Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) lại bị giải thể?

A. Do sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.

B. Do không đủ sức cạnh tranh với Mỹ và Tây Âu.

C. Do sự lạc hậu về phương thức sản xuất.

D. Do “khép kín” cửa trong hoạt động.

Câu hỏi 14 :

Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội Liên Xô tác động như thế nào đến phong trào cách mạng thế giới?

A. Là nhân tố thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới phát triển.

B. Là tổn thất to lớn của phong trào cách mạng thế giới.

C. Là thành quả đấu tranh kiên cường bền bỉ của phong trào cách mạng thế giới.

D. Không có tác động gì.

Câu hỏi 15 :

Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949 có ý nghĩa như thế nào đối với Trung Quốc?

A. Hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ ở Trung Quốc

B. Chấm dứt sự nô dịch và thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ ở Trung Quốc

C. Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do, đi lên xã hội chủ nghĩa

D. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hàng ngàn năm ở Trung Quốc.

Câu hỏi 16 :

Sự tăng trưởng của nền kinh tế Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1950 được thể hiện qua sự kiện nào?

A. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

B. Sản xuất công nghiệp tăng 73%, nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh.

C. Hoàn thành kế hoạch 5 năm trước thời hạn 9 tháng.

D. Chế tạo thành công bom nguyên tử.

Câu hỏi 17 :

Sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử năm 1949 có khẳng định điều gì?

A. Phá vỡ thế độc quyền hạt nhân của Mĩ.

B. Vị trí số 1 của Liên Xô trên thế giới.

C. Là nước đầu tiên chế tạo thành công bom nguyên tử.

D. Sự hợp tác, giúp đỡ có hiệu quả của các nước XHCN.

Câu hỏi 18 :

Vì sao hiệp ước Bali (2-1976) đánh dấu sự khởi sắc của tổ chức ASEAN?

A. Kinh tế ASEAN bắt đầu tăng trưởng.

B. Mối quan hệ giữa các nước hòa dịu.

C. ASEAN được nâng tầm ảnh hưởng trên thế giới.

D. Hiệp ước Bali xây dựng nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước.

Câu hỏi 19 :

Cơ hội của Việt Nam khi tham gia tổ chức ASEAN là gì?

A. hội nhập, giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới về mọi mặt.

B. tạo điều kiện để nền kinh tế nước ta thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực.

C. có điều kiện tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất của thế giới để phát triển.

D. có điều kiện tiếp thu, học hỏi trình độ quản lý kinh tế của các nước phát triển trên thế giới.

Câu hỏi 20 :

Bài học rút ra từ sự thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam đối với phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á là gì?

A. Có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

B. Chớp thời cơ phát lệnh khởi nghĩa.

C. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin.

D. Có quá trình chuẩn bị chu đáo, kĩ lưỡng, chớp thời cơ.

Câu hỏi 21 :

Đầu những năm 70 của TK XX, Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp xếp ở vị trí nào trên thế giới?

A. Thứ nhất thế giới.

B. Thứ hai thế giới.

C. Thứ ba thế giới.

D. Thứ tư thế giới.

Câu hỏi 22 :

Trong các biến đổi của các nước Đông Nam Á từ sau CTTG II đến nay biến đổi nào là quan trọng nhất?

A. Từ các nước thuộc địa trở thành các nước độc lập.

B. Tất cả các nước đều gia nhập ASEAN.

C. Nhiều  nước có tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh.

D. Nhiều nước mở rộng đối ngoại, hợp tác với các nước trong và ngoài khu.

Câu hỏi 23 :

Vì sao nói, từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX “Một chương mới mở ra trong  lịch sử khu vực Đông Nam Á”?

A. Đây là lần đầu tiên 10 nước Đông Nam Á đều đứng trong một tổ chức thống nhất.

B. Vì ASEAN có xu hướng mở rộng thành viên.

C. ASEAN quyết định lập diễn đàn khu vực (ARF).

D. Việt Nam trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN.

Câu hỏi 24 :

Ý nghĩa quốc tế về sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là gì?

A. Kết thúc hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc đối với ND Trung Hoa.

B. Báo hiệu sự kết thúc ách thống trị, nô dịch của chế độ phong kiến và tư bản trên đất Trung Hoa.

C. Tăng cường lực lượng của chủ nghĩa xã hội thế giới và tăng cường sức mạnh của phong trào giải phóng dân tộc.

D. Đất nước Trung Hoa bước vào kỷ nguyên độc lập tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Câu hỏi 25 :

Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời (1949), đánh dấu Trung Quốc đã ................. 

A. hoàn thành công cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

B. hoàn thành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.

C. hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

D. chuẩn bị hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

Câu hỏi 26 :

Vì sao nhiều người dự đoán rằng “thế kỉ XXI là thế kỉ của châu Á”?

A. Một cao trào giải phóng dân tộc diễn ra ở châu Á.

B. Hầu hết các nước châu Á đã giành được độc lập.

C. Châu Á có nhiều nước giữ vị trí chiến lược quan trọng.

D. Một số nước châu Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế.

Câu hỏi 27 :

Vì sao bước sang thế kỷ XX, châu Á được mệnh danh là "Châu lục thức tỉnh"?

A. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ.

B. Nhân dân thoát khỏi sự thống trị của vua chúa phong kiến.

C. Vì tất cả các nước châu Á giành được độc lập.

D. Vì ở châu Á có nhiều nước giữ vị trí quan trọng trên trường quốc tế.

Câu hỏi 28 :

Theo em, sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu là do đâu?

A. Sự sụp đổ của chế độ XHCN.

B. Sự sụp đổ của mô hình XHCN chưa khoa học.

C. Sự sụp đổ của một đường lối sai lầm.

D. Sự sụp đổ của tư tưởng chủ quan, nóng vội.

Câu hỏi 30 :

Vì sao Liên Xô trở thành chỗ dựa vững chắc của nền hòa bình và cách mạng thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 70 của TK XX?

A. Chế độ chính trị ổn định, ủng hộ đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.

B. Kinh tế phát triển mạnh, sẵn sàng hợp tác, giúp đỡ các nước.

C. Quân sự, khoa học – kĩ thuật hiện đại, đủ sức răn đe các thế lực phản động.

D. Duy trì hòa bình, quan hệ hữu  nghị, chống áp bức và chủ nghĩa thực dân.

Câu hỏi 31 :

Công cuộc cải tổ ở Liên Xô nhanh chóng lâm vào trình trạng khó khăn, bị động là do đâu?

A. không chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất.

B. thiếu một đường lối chiến lược đúng đắn và toàn diện.

C. không khắc phục những khuyết điểm trước đây.

D. ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ.

Câu hỏi 32 :

Theo em, đâu là mặt hạn chế trong hoạt động của khối SEV?

A. Thực hiện quan hệ hợp tác, quan hệ với các nước tư bản chủ nghĩa.

B. “Khép kín cửa" không hòa nhập với nền kinh tế thế giới.

C. Phối hợp giữa các nước thành viên kéo dài sự phát triển kinh tế.

D. Ít giúp nhau ứng dụng kinh tế khoa học trong sản xuất.

Câu hỏi 33 :

Em đánh giá thành tựu nào là quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được sau Chiến tranh thế giớ thứ hai?

A. Năm 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền của Mĩ.

B. Năm 1957, phóng thành công vệ tinh nhân tạo, mở ra kỉ nguyên chinh phục vũ trụ.

C. Năm 1961, là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái.

D. Đến đầu thập kỉ 70 (TK XX), Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ).

Câu hỏi 34 :

Sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu có ảnh hưởng như thế nào đối với phong trào cách mạng thế giới? 

A. Là một tổn thất hết sức nặng nề đối với phong trào cách mạng thế giới.

B. Tác động mạnh mẽ đến phong trào cách mạng thế giới.

C. Mất đi chỗ dựa cho phong trào cách mạng thế giới.

D. Tác động to lớn đến phong trào đấu tranh vì độc lập.

Câu hỏi 35 :

Ngày 1/10/1949 ở Trung Quốc xảy ra sự kiện gì? 

A. Phong trào Ngũ Tứ bùng nổ.

B. Cuộc chiến tranh lật đổ tập đoàn quân phiệt.

C. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.

D. Công cuộc cải cách - mở cửa.

Câu hỏi 37 :

Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) là một tổ chức ra đời nhằm cùng nhau hợp tác trên lĩnh vực nào?

A. kinh tế - văn hóa.

B. quân sự - chính trị.

C. kinh tế - quân sự.

D. kinh tế- chính trị.

Câu hỏi 38 :

Nửa sau thế kỉ XX, khu vực nào ở châu Á diễn ra các cuộc chiến tranh xâm lược của các nước nước đế quốc?

A. Đông Nam Á, Nam Á.

B. Đông Nam Á, Trung Á.

C. Đông Nam Á, Bắc Á.

D. Đông Nam Á, Tây Á (Trung Đông).

Câu hỏi 39 :

Sai lầm lớn nhất trong công cuộc cải tổ về chính trị của Liên Xô là gì?

A. thực hiện đa nguyên, đa đảng.

B. thực hiện chế độ một đảng.

C. xóa bỏ mọi quyền tự do dân chủ.

D. tổng thống  nắm quyền lực.

Câu hỏi 40 :

Mục đích của việc đề ra đường lối cải tổ ở Liên Xô là gì?

A. nhằm đưa đất nước phát triển.

B. nhằm đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng.

C. ngăn chặn phong trào đấu tranh của công nhân.

D. ngăn chặn các thế lực chống đối.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK