Trang chủ Đề thi & kiểm tra Khác Trắc nghiệm sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng đề số 65 (có đáp án)

Trắc nghiệm sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng đề số 65 (có đáp án)

Câu hỏi 3 :

Khi kiểm tra độ chống thấm của bê tông thì tần suất lấy mẫu phải như thế nào?

A. 300 m3 lấy 1 mẫu

B. 400 m3 lấy 1 mẫu

C. 500 m3 lấy 1 mẫu, số mẫu tối thiểu phải bằng 3

D. 500 m3 lấy 1 mẫu, số mẫu tối thiểu phải bằng 1

Câu hỏi 4 :

Khi phụt vữa vào nền đá, điều kiện bố trí lớp gia tải là như thế nào?

A. Không cần lớp gia tải khi nền đá nguyên khối, ít nứt nẻ, khi phụt thử nghiệm cho kết quả tốt

B. Không cần lớp gia tải khi áp lực phụt thiết kế không lớn hơn 0,2 MPa

C. Cả hai ý trên

D. Cần bố trí lớp gia tải trong mọi trường hợp

Câu hỏi 5 :

Khi thi công phụt vữa tạo màn chống thấm, chiều sâu hố khoan được xác định như thế nào?

A. Theo vị trí thực tế của lớp đá được chọn làm ranh giới của màn chống thấm

B. Thông qua kết quả xác định độ thấm nước thực tế của đất đá phía dưới màn

C. Theo cả hai ý trên

D. Theo đúng bản vẽ thiết kế

Câu hỏi 6 :

Khi phụt vữa vào nền đá, bố trí hố khoan phụt thử nghiệm trước khi phụt đại trà như thế nào?

A. Không cần phụt thử nghiệm

B. Toàn bộ hố khoan phụt thử nghiệm được chọn trong số hố khoan ở đồ án thiết kế

C. Khoan phụt thử nghiệm tiến hành ngoài phạm vi đồ án thiết kế

D. Một nửa số hố khoan phụt thử nghiệm nằm ngoài phạm vi đồ án thiết kế

Câu hỏi 7 :

Trong thí nghiệm ép nước trước khi phụt vữa, áp lực và lưu lượng phụt lấy bằng bao nhiêu?

A. Theo trị số áp lực cao nhất và lưu lượng lớn nhất có thể nhưng không vượt quá giới hạn cho phép do thiết kế quy định

B. Lấy nhỏ hơn 10% so với trị số quy định của thiết kế

C. Lấy lớn hơn 10% so với trị số quy định của thiết kế

D. Lấy lớn hơn 15% so với trị số quy định của thiết kế

Câu hỏi 8 :

Khi khoan phụt tạo màn chống thấm với nhiều hàng khoan, hố khoan kiểm tra được bố trí như thế nào?

A. Trùng với hố khoan phụt

B. Ở tâm trên mặt bằng của 3 hố khoan phụt kề nhau

C. Nằm trên hàng khoan phụt nhưng có hướng xiên góc

D. Do tư vấn thiết kế quy định

Câu hỏi 9 :

Trường hợp nào thì cần xử lý độ ẩm của đất nền trước khi đắp đập?

A. Khi độ ẩm đất nền khác với độ ẩm đất đắp

B. Khi độ ẩm đất nền lớn hơn độ ẩm đất đắp

C. Khi độ ẩm đất nền nhỏ hơn độ ẩm đất đắp

D. Không cần xử lý độ ẩm của đất nền

Câu hỏi 10 :

Trước khi rải đắp lớp mới, cần xử lý mặt lớp đã đắp như thế nào?

A. Cào xới các phần mặt lớp bị nhẵn do xe hoặc người đi lại

B. Tưới đảm bảo độ ẩm khống chế nếu mặt lớp bị khô

C. Cả hai ý trên

D. Không cần phải xử lý

Câu hỏi 11 :

Khi vận hành đầm đất theo đường vòng, tốc độ dịch chuyển của máy đầm lấy bằng bao nhiêu?

A. Từ 0,5 đến 1 km/h trên toàn hành trình

B. Từ 1 đến 2 km/h trên toàn hành trình

C. Từ 1,5 đến 2 km/h trên toàn hành trình

D. Từ 1 đến 2 km/h, giảm tốc độ ở các đoạn đường vòng

Câu hỏi 12 :

Khi đầm đất theo hướng song song với tim đập, chiều rộng vết đầm chồng lấn lên nhau được khống chế như thế nào?

A. Không nhỏ hơn 20 cm

B. Không nhỏ hơn 30 cm

C. Không nhỏ hơn 35 cm

D. Không nhỏ hơn 40 cm

Câu hỏi 13 :

Khi đầm đất theo hướng vuông góc với tim đập, chiều rộng vết đầm chồng lấn lên nhau được khống chế như thế nào?

A. Không nhỏ hơn 30 cm

B. Không nhỏ hơn 40 cm

C. Không nhỏ hơn 50 cm

D. Không nhỏ hơn 60 cm

Câu hỏi 15 :

Khi đắp trong phạm vi 1 m giáp với công trình xây đúc phải dùng biện pháp nào?

A. Chọn loại đất thịt, đất sét không lẫn sạn sỏi, tạp chất

B. Dùng đầm cóc để đầm chặt đất

C. Dùng đầm chày gỗ, đầm bàn bằng gang tại đường viền tiếp giáp

D. Tất cả các biện pháp trên

Câu hỏi 16 :

Để kiểm tra dung trọng khô của đất á sét, á cát đắp phần thân đập, số lượng mẫu cần thiết là bao nhiêu?

A. 1 tổ mẫu/ (100-200) m3

B. 1 tổ mẫu/ (150-250) m3

C. 1 tổ mẫu/ (200-250) m3

D. 1 tổ mẫu/ (100-150) m3

Câu hỏi 18 :

Cần sử dụng phương pháp nào để xác định dung trọng của đất dính?

A. Phương pháp dao vòng hay phóng xạ.

B. Phương pháp dao vòng loại lớn.

C. Phương pháp dao vòng.

D. Phương pháp phóng xạ.

Câu hỏi 19 :

Cần sử dụng phương pháp nào để xác định dung trọng của đất có nhiều dăm sạn, sỏi?

A. Phương pháp dao vòng loại lớn

B. Phương pháp phóng xạ

C. Phương pháp hố đào

D. Theo a hoặc c

Câu hỏi 20 :

Cần kiểm tra tầng lọc ngược theo những nội dung nào?

A. Chiều dày và thành phần hạt của từng lớp

B. Mặt nối tiếp: không cho phép các lớp so le, gãy khúc, trộn lẫn

C. Cả a và b

D. Cả a, b và độ phẳng của mặt lớp

Câu hỏi 21 :

Thành phần bê tông tại hiện trường được hiệu chỉnh theo nguyên tắc nào?

A. Không thay đổi lượng xi măng (X).

B. Không thay đổi lượng nước (N).

C. Không thay đổi tỷ lệ N/X.

D. Không thay đổi độ sụt.

Câu hỏi 22 :

Khi lát mái thượng lưu đập cần kiểm tra theo các nội dung nào?

A. Mặt các tấm không chênh lệch nhau quá 5% chiều dày tấm lát

B. Mặt tấm phía trên không nhô cao hơn tấm phía dưới.

C. Cả a và b.

D. Cả a, b và khe hở giữa các tấm không vượt quá quy định của thiết kế.

Câu hỏi 23 :

Khi đổ bê tông khối lớn, thời gian cho phép để dỡ cốp pha là bao nhiêu?

A. Không dưới 4 ngày

B. Không dưới 5 ngày

C. Không dưới 6 ngày

D. Không dưới 7 ngày

Câu hỏi 24 :

Khi đổ bê tông khối lớn mà khối đổcó thể tích trên 1000 m3 thì tần suất lấy mẫu thí nghiệm cường độ là bao nhiêu?

A. 1 tổ mẫu / 600 m3

B. 1 tổ mẫu / 500 m3

C. 1 tổ mẫu / 400 m3

D. 1 tổ mẫu / 300 m3

Câu hỏi 25 :

Khi đổ bê tông khối lớn mà khối đổ có thể tích dưới 1000 m3 thì tần suất lấy mẫu thí nghiệm cường độ là bao nhiêu?

A. 1 tổ mẫu / 250 m3

B. 1 tổ mẫu / 200 m3

C. 1 tổ mẫu / 150 m3

D. 1 tổ mẫu / 100 m3

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK