Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 GDCD Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Chuyên Thái Nguyên

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Chuyên Thái Nguyên

Câu hỏi 2 :

Bản chất nào của pháp luật được thực hiện trong thực tiễn vì sự phát triển của con người?

A. Bản chất giáo dục của pháp luật.

B. Bản chất xã hội của pháp luật.

C. Bản chất văn hóa của pháp luật.

D. Bản chất giai cấp của pháp luật.

Câu hỏi 4 :

Tổ chức nào là duy nhất có quyền ban hành và bảo đảm thực hiện pháp luật?

A. Tòa án.

B. Nhà nước.

C. Chính phủ.

D. Quốc hội.

Câu hỏi 5 :

P bị phạt 2 năm tù giam vì lấy cắp xe máy của chị B. Trường hợp này thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung.

B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

D. Tính quy phạm phổ biến.

Câu hỏi 6 :

Việc Nhà nước có thể kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức là thể hiện điều gì?

A. chức năng của pháp luật.

B. đặc trưng của pháp luật.

C. bản chất của pháp luật.

D. vai trò của pháp luật.

Câu hỏi 7 :

Những quy tắc xử sự chung được áp dụng nhiều lần, nhiều nơi đối với tất cả mọi người là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quyền lực bắt buộc chung.

B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

C. Tính quy phạm phổ biến.

D. Tính quy định phổ thông.

Câu hỏi 8 :

Trường hợp nào sau đây là vi phạm hình sự?

A. Sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc.

B. Không trả tiền đầy đủ và đúng thời hạn theo hợp đồng.

C. Công chức nhà nước vi phạm các điều cấm công chức làm.

D. Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại nghiêm trọng sức khỏe người khác.

Câu hỏi 9 :

Quyền và nghĩa vụ của công dân được Nhà nước ghi nhận trong nội dung nào?

A. Luật dân sự.

B. Luật và chính sách.

C. Hiến pháp.

D. Hiến pháp và luật.

Câu hỏi 10 :

Tòa án xét xử các vụ án tham nhũng không phụ thuộc vào người đó là ai, giữ chức vụ gì. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về nội dung gì?

A. nghĩa vụ trong kinh doanh.

B. quyền tự chủ trong kinh doanh.

C. trách nhiệm pháp lí.

D. quyền lao động của công dân.

Câu hỏi 11 :

Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật cũng phải .......

A. bị xử lí theo quy định của pháp luật.

B. chịu trách nhiệm hành chính.

C. chịu trách nhiệm hình sự.

D. bị truy tố và xét xử trước tòa.

Câu hỏi 14 :

Một trong những mục đích của việc áp dụng trách nhiệm pháp lí là nhằm mục đích gì?

A. giáo dục, răn đe.

B. khuyến khích, động viên.

C. tuyên truyền, giáo dục.

D. giác ngộ tư tưởng.

Câu hỏi 15 :

Đặc trưng nào sau đây làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung.

C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Câu hỏi 16 :

Anh H và chị T đi đăng kí kết hôn. Việc đăng kí kết hôn của anh H và chị T là hình thức thực hiện pháp luật nào?

A. Thi hành pháp luật.

B. Tuân thủ pháp luật.

C. Sử dụng pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Câu hỏi 18 :

Ranh giới để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác thể hiện ở chỗ pháp luật được áp dụng với .....

A. từ 16 tuổi trở lên.

B. viên chức nhà nước.

C. tất cả mọi người.

D. người vi phạm pháp luật.

Câu hỏi 19 :

M là con của Trưởng công an huyện. M đã rủ N đua xe. Cả hai đều bị cảnh sát giao thông xử phạt về hành vi đua xe trái phép. Việc xử phạt này thể hiện điều gì?

A. Bình đẳng trong xã hội.

B. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

C. Bình đẳng về quyền.

D. Bình đẳng về nghĩa vụ.

Câu hỏi 20 :

Trong cùng một lớp học, A được nhận học bổng, B được dự thi học sinh giỏi, C được giao lưu thể thao cấp thành phố. Điều này cho thấy mức độ sử dụng quyền và thực hiện nghĩa vụ ........

A. tùy vào nguyện vọng của cá nhân học sinh.

B. tùy thuộc vào khả năng, hoàn cảnh của mỗi người.

C. phụ thuộc vào người đứng đầu tổ chức.

D. giữa các học sinh cùng lớp.

Câu hỏi 21 :

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự được áp dụng đối với ai?

A. Tất cả mọi công dân trong xã hội.

B. Tất cả các giai cấp trong xã hội.

C. Một số người trong xã hội.

D. Một số giai cấp trong xã hội.

Câu hỏi 22 :

X bán gia cầm bệnh ra thị trường. Hành vi vủa X là vi phạm gì?

A. hình sự.

B. kỉ luật.

C. dân sự.

D. hành chính.

Câu hỏi 23 :

Chủ thể tự do thực hiện điều mà pháp luật cho phép là hình thức gì?

A. tuân thủ pháp luật.

B. áp dụng pháp luật.

C. sử dụng pháp luật.

D. thi hành pháp luật.

Câu hỏi 24 :

Hành vi của con người được điều chỉnh bởi quy phạm mang tính bắt buộc nào?

A. Phong tục.

B. Pháp luật.

C. Đạo đức.

D. Lễ giáo.

Câu hỏi 28 :

Hành vi trái pháp luật nào sau đây là không hành động?

A. Sử dụng điện thoại khi đang điều khiển xe.

B. Kinh doanh nhưng không nộp thuế.

C. Đi xe vào đường ngược chiều.

D. Buôn bán động vật quý hiếm.

Câu hỏi 29 :

Các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành phải phù hợp với ý chí và nguyện vọng của .....

A. mọi người trong xã hội.

B. các giai cấp trong xã hội.

C. giai cấp cầm quyền.

D. mọi tầng lớp nhân dân.

Câu hỏi 32 :

Ở nước ta, công dân nam đủ 17 tuổi phải đăng kí nghĩa vụ quân sự. Đây là việc làm thể hiện công dân bình đẳng về nội dung gì?

A. trách nhiệm công dân.

B. quyền và nghĩa vụ.

C. nghĩa vụ và lợi ích.

D. quyền của công dân.

Câu hỏi 34 :

Trách nhiệm pháp lí là việc các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với .........

A. mọi công dân trong xã hội.

B. chủ thể vi phạm pháp luật.

C. cá nhân và tổ chức trong xã hội.

D. mọi hành vi trái pháp luật.

Câu hỏi 35 :

Pháp luật được quy định thành văn bản rõ ràng, có tên gọi xác định và chỉ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành thể hiện điều gì?

A. tính ổn định, lâu dài của pháp luật.

B. tính quyền lực, bắt buộc chung của pháp luật.

C. tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật.

D. tính quy phạm phổ biến của pháp luật.

Câu hỏi 37 :

Cơ quan nào có quyền lực cao nhất của nước ta?

A. Thanh tra Nhà nước.

B. Chính phủ.

C. Quốc hội.

D. Mặt trận Tổ quốc.

Câu hỏi 39 :

Công dân bình đẳng về hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ đối với ....

A. Nhà nước và công dân.

B. toàn xã hội.

C. Nhà nước và xã hội.

D. mọi công dân.

Câu hỏi 40 :

Bố của H đồng ý cho H (16 tuổi) mượn xe máy trên 50 cm3 đi học. Do phóng nhanh vượt ẩu nên đã đâm vào C, làm C bị thương và xe hư hỏng nặng. Trong trường hợp này ai là người vi phạm pháp luật?

A. Bố của H là người vi phạm, H thì không.

B. H và bố không vi phạm pháp luật.

C. H và bố đều là người vi phạm pháp luật.

D. H là người vi phạm, bố của H thì không.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK