Đề thi giữa kì 2 GDCD 12 !!

Câu hỏi 1 :

Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp

A. có nghi ngờ chứa thông tin không lành mạnh. 

B. có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

C. có tin báo của nhân dân. 

D. có ý kiến của lãnh đạo cơ quan.

Câu hỏi 2 :

Bắt người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành khi có căn cứ để cho rằng người đó

A. đang có ý định phạm tội. 

B. đang lên kế hoạch thực hiện tội phạm. 

C. đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng. 

D. đang họp bàn thực hiện tội phạm.

Câu hỏi 3 :

Quyền học của công dân không bị phân biệt đối xử về dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc của gia đình thể hiện quyền nào dưới đây của công dân?

A. Bình đẳng về cơ hội học tập. 

B. Bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo. 

C. Bình đẳng về thời gian học tập. 

D. Bình đẳng về hoàn cảnh gia đình.

Câu hỏi 4 :

Mọi công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với

A. sự yêu thích, say mê, mơ ước, điều kiện của mình 

B. điều kiện, sở thích, đam mê yêu cầu của xã hội. 

C. năng khiếu, khả năng, sở thích, điều kiện của mình 

D. năng khiếu, khả năng, điều kiện yêu cầu của mình.

Câu hỏi 5 :

Công dân có quyền sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học là nội dung quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền tự do cá nhân. 

B. Quyền tác giả. 

C. Quyền sáng tạo. 

D. Quyền được phát triển.

Câu hỏi 6 :

C bị Công an bắt vì hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy. Hành vi của C đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Phòng, chống tội phạm. 

B. Kinh doanh trái phép. 

C. Phòng, chống ma túy. 

D. Tàng trữ ma túy.

Câu hỏi 7 :

Chỉ được khám xét nhà ở của công dân trong các trường hợp nào sau đây?

A. Cần bắt người bị truy nã đang lẩn trốn ở đó. 

B. Vào nhà lấy lại đồ đã cho người khác mượn khi người đó đi vắng. 

C. Nghi ngờ người đó lấy trộm đồ của mình. 

D. Bắt người không có lí do.

Câu hỏi 8 :

Đoạt giải quốc gia trong kỳ thi học sinh giỏi, D được tuyển thẳng vào Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. D đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền ưu tiên trong tuyển sinh. 

B. Quyền được phát triển của công dân. 

C. Quyền ưu tiên lựa chọn nơi học tập. 

D. Quyền học suốt đời.

Câu hỏi 9 :

Công dân thực hiện quyền tố cáo là hình thức dân chủ nào dưới đây?

A. Dân chủ đại diện. 

B. Dân chủ XHCN. 

C. Dân chủ gián tiếp. 

D. Dân chủ trực tiếp.

Câu hỏi 10 :

Công dân có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận bằng cách

A. phê phán cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước trên mạng Facebook. 

B. gửi đơn tố cáo cán bộ, công chức đến cơ quan có thẩm quyền. 

C. phát biểu xây dựng trong các cuộc họp ở cơ quan, trường học. 

D. phát biểu ở bất cứ nơi nào.

Câu hỏi 12 :

Một trong những nội dung về quyền tự do kinh doanh của công dân là:

A. Công dân được tự do kinh doanh bất cứ mặt hàng nào. 

B. Công dân được kinh doanh ở bất cứ nơi nào. 

C. Mọi công dân đều có quyền thành lập doanh nghiệp. 

D. Công dân có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có hoạt động kinh doanh.

Câu hỏi 16 :

Công dân có quyền học ở các cấp/bậc học, từ Tiểu học đến Đại học và Sau Đại học theo quy định của pháp luật là thể hiện

A. quyền học theo sở thích. 

B. quyền học thường xuyên. 

C. quyền học ở nhiều bậc học. 

D. quyền học không hạn chế.

Câu hỏi 17 :

Mục đích của quyền khiếu nại nhằm

A. khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. 

B. chia sẻ thiệt hại của người khiếu nại. 

C. phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật 

D. ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật.

Câu hỏi 19 :

Pháp luật quy định thế nào về thời hạn giải quyết khiếu nại tố cáo?

A. Theo thời gian thích hợp có thể thực hiện được. 

B. Vô thời hạn. 

C. Tùy từng trường hợp. 

D. Có thời hạn theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi 21 :

Quyền đưa ra phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật là thuộc quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền sáng tạo. 

B. Quyền được phát triển. 

C. Quyền học tập. 

D. Quyền lao động.

Câu hỏi 23 :

Chị L là nhân viên Công ty X có hai lần đi làm muộn nên bị Giám đốc Công ty ra quyết định kỷ luật với hình thức hạ bậc lương. Không đồng ý với quyết định của Giám đốc, chị L có thể làm gì trong các cách dưới đây để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình ?

A. Gửi đơn tố cáo đến cơ quan cấp trên. 

B. Gửi đơn khiếu nại đến cơ quan cấp trên. 

C. Viết đơn đề nghị giám đốc xem lại. 

D. Gửi đơn khiếu nại đến Giám đốc Công ty.

Câu hỏi 24 :

Một thủ tục quan trọng mang tính bắt buộc khi các cá nhân tham gia vào quá trình kinh doanh

A. phải có giấy phép kinh doanh. 

B. phải có vốn. 

C. lựa chọn được lĩnh vực kinh doanh. 

D. phải có kinh nghiệm kinh doanh.

Câu hỏi 25 :

Hành vi nào dưới đây là xâm phạm đến sức khỏe của người khác?

A. Tự tiện giam giữ người. 

B. Đánh người gây thương tích. 

C. Đe dọa đánh người. 

D. Tự tiện bắt người.

Câu hỏi 26 :

Công ty A chậm thanh toán cho ông K tiền thuê văn phòng, ông K đã khóa trái của văn phòng làm việc, nhốt 4 nhân viên của công ty đó trong 3 giờ. Ông K đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. 

B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. 

C. Quyền được đảm bảo an toàn về sức khỏe. 

D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng.

Câu hỏi 27 :

Quyền học tập của công dân không bao gồm nội dung nào dưới đây?

A. Quyền được học thường xuyên, học suốt đời. 

B. Quyền được đối xử bình đẳng về cơ hộ học tập. 

C. Quyền học không hạn chế. 

D. Quyền được học ở bất cứ trường đại học nào theo sở thích

Câu hỏi 28 :

Việc trẻ em được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí để khám và chữa bệnh là nội dung của quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền phát triển. 

B. Quyền học tập. 

C. Quyền sáng tạo. 

D. Quyền khỏe mạnh.

Câu hỏi 29 :

Một trong những nội dung về quyền tự do kinh doanh của công dân là, công dân có quyền kinh doanh

A. trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. 

B. bất cứ ngành nghề nào theo sở thích. 

C. ở bất cứ địa điểm nào. 

D. vào bất cứ thời gian nào trong ngày.

Câu hỏi 30 :

Việc Nhà nước lấy ý kiến góp ý của nhân dân cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 2013 là thực hiện dân chủ ở

A. Phạm vi địa phương. 

B. mọi phạm vi. 

C. phạm vi cơ sở. 

D. phạm vi cả nước.

Câu hỏi 31 :

Công dân kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước là thể hiện nội dung của quyền nào sau đây?

A. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 

B. Quyền tự do ngôn luận. 

C. Quyền về đời sống xã hội. 

D. Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội

Câu hỏi 32 :

Trong những nghĩa vụ dưới đây của người kinh doanh, nghĩa vụ nào là quan trọng nhất ?

A. Nộp thuế đầy đủ. 

B. Bảo vệ môi trường. 

C. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 

D. Bảo vệ tài nguyên.

Câu hỏi 33 :

Pháp luật quy định những cơ quan nào có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra?

A. Cảnh sát điều tra, Ủy ban nhân dân. 

B. Cảnh sát điều tra, Viện Kiểm sát. 

C. Viện Kiểm sát, Tòa án. 

D. Ủy ban nhân dân, Tòa án.

Câu hỏi 34 :

Anh A đóng góp ý kiến xây dựng quy ước, hương ước cho thôn của mình là thể hiện quyền dân chủ nào sau đây?

A. Quyền tự do lập hội và tự do hội họp. 

B. Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội. 

C. Quyền bầu cử và quyền ứng cử 

D. Quyền khiếu nại và quyền tố cáo.

Câu hỏi 35 :

Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, L xin mở cửa hàng bán thuốc tân dược, nhưng bị cơ quan đăng ký doanh nghiệp từ chối. Theo em, trong các lý do dưới đây, lý do từ chối nào của cơ quan đăng ký kinh doanh là đúng pháp luật?

A. L chưa quen kinh doanh thuốc tân dược. 

B. L mới học xong Trung học phổ thông. 

C. L chưa có chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc tân dược. 

D. L chưa nộp thuế.

Câu hỏi 38 :

Chị B đã ly dị chồng được 12 năm. Tuy nhiên, chị B thường xuyên bị chồng cũ là anh R chặn đường để đánh, nhắn tin chửi bới, đe dọa đâm chém. Hành vi của anh R đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. 

B. Được pháp luật bảo vệ về tính mạng. 

C. Đời sống riêng tư. 

D. Bất khả xâm phạm về thân thể.

Câu hỏi 39 :

Pháp luật cho phép khám chỗ ở của công dân trong trường hợp nào dưới đây ?

A. Cần bắt người đang bị truy nã hoặc người tội phạm đang lẩn tránh ở đó. 

B. Cần bắt người đang có ý định thực hiện tội phạm. 

C. Cần bắt người bị tình nghi thực hiện tội phạm. 

D. Cần khám để tìm hàng hóa buôn lậu.

Câu hỏi 41 :

Bạn A có chị X bị bệnh tâm thần nhưng lại thích đi bầu cử. A khẳng định chị mình được đi bầu cử, vì ai đủ 18 tuổi trở lên cũng có quyền bầu cử. Nếu là bạn của A em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp?

A. Đồng tình với ý kiến của A 

B. Nói để A biết chị X mất năng lực hành vi dân sự nên không được bầu cử. 

C. Khuyên A đi bầu cử hộ để bảo vệ quyền lợi cho chị X. 

D. Lựa lời khuyên chị X ở nhà.

Câu hỏi 42 :

Nhà máy sản xuất chì mới được xây dựng gần khu dân cư có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và nhiễm độc chì cho trẻ em. Nhân dân khu dân cư có thể sử dụng quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội theo hướng nào?

A. Yêu cầu nhà máy ngừng hoạt động. 

B. Chặn các phương tiện ra vào nhà máy. 

C. Đe dọa công nhân làm việc trong nhà máy. 

D. Gửi kiến nghị của mình lên Ủy ban nhân dân địa phương.

Câu hỏi 43 :

Bố A ứng cử đại biểu quốc hội. A vận động mọi người bỏ phiếu cho bố A. Khi a vận động em, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Bỏ cho bố A vì em chơi thân với bạn ấy. 

B. Em không quan tâm thế nào cũng được. 

C. Em khuyên A nên để mọi người tự do lựa chọn vì đi vận động bỏ phiếu sẽ vi phạm quyền bầu cử của công dân. 

D. Lôi kéo người khác cùng bỏ phiếu cho bố bạn A.

Câu hỏi 45 :

Do bị bạn bè rủ rê, G đã sử dụng và nghiện ma túy. Hành vi sử dụng ma túy của G đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Pháp luật về lĩnh vực giáo dục. 

B. Pháp luật về trật tự an toàn xã hội. 

C. Pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội. 

D. Pháp luật về cưỡng chế.

Câu hỏi 46 :

Để phòng, chống tệ nạn xã hội, pháp luật quy định về ngăn chặn và bài trừ các tệ nạn xã hội, trong đó có:

A. bài trừ tệ nạn ma túy, mại dâm. 

B. bài trừ nạn hút thuốc lá. 

C. cấm uống rượu. 

D. hạn chế chơi game.

Câu hỏi 48 :

Một nhóm các bạn học sinh nam lớp 12 đang bàn tán về việc liệu học sinh đang học lớp 12 có phải đăng kí khám tuyển nghĩa vụ quân sự hay không. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?

A. Học sinh lớp 12 không phải đăng kí. 

B. Học sinh, sinh viên không phải đăng kí. 

C. Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên phải đăng kí. 

D. Công dân nam đủ 18 tuổi trở lên phải đăng kí.

Câu hỏi 49 :

Công ty A có hành vi gây ô nhiễm môi trường. Việc làm của công ty này vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Luật hình sự. 

B. Luật dân sự. 

C. Luật hành chính. 

D. Luật hình sự.

Câu hỏi 50 :

Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, X xin mở cửa hàng bán thuốc tân dược, nhưng bị cơ quan đăng kí kinh doanh từ chối. Lý do từ chối nào dưới đây là đúng pháp luật?

A. X mới học xong trung học phổ thông. 

B. X chưa quen kinh doanh thuốc tân dược. 

C. X chưa có chứng chỉ nghề dược. 

D. X chưa nộp thuế cho nhà nước.

Câu hỏi 51 :

Q là học sinh lớp 12, em luôn tích cực tham gia học tập môn Giáo Dục Quốc phòng- An ninh và cho rằng môn học này sẽ giúp bản thân tham gia bảo vệ Tổ quốc. Theo em lựa chon nào dưới đây là đúng?

A. Không đúng, vì tham gia học môn này chỉ là thực hiện nghĩa vụ học tập. 

B. Không đúng, vì tham gia học môn này chỉ là để rèn luyện sức khỏe. 

C. Không đúng, vì tham gia học môn này chỉ là để rèn luyện tính kỷ luật. 

D. Đúng, vì môn học trang bị kiến thức và kĩ năng cần thiết để bảo vệ Tổ quốc.

Câu hỏi 52 :

Ông S là chủ trang trại lợn tại tỉnh B đã trộn thêm hoạt chất systeamine (kích thích tăng trưởng, tạo nạc) cho vào thức ăn của lợn. Lựa chọn nào dưới đây là đúng?

A. Không vi phạm pháp luật. 

B. Không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. 

C. Vi phạm quy định không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi . 

D. Không vi phạm đạo đức trong kinh doanh.

Câu hỏi 53 :

Anh H (Giám đốc công ty TNHH), chị B (công nhân) kết hôn được 5 năm và sinh được 2 con gái, vì là con một nên anh H bắt chị B phải sinh tiếp để có con trai nối dõi, anh doạ”nếu không, tôi sẽ ly dị và không cho cô đem đi bất cứ tài sản nào cả”. Nếu em là chị B, em chọn cách xử lý nào dưới đây?

A. Khuyên anh H không nên làm như thế, vì sẽ vi phạm pháp luật. 

B. Nghe lời anh H để cho gia đình được hạnh phúc. 

C. Yêu cầu bố mẹ đẻ của anh H ngăn cản chuyện đó. 

D. Cãi lại anh H và bế con về nhà mẹ đẻ sống.

Câu hỏi 81 :

Người nào dưới đây không có quyền bầu cử?

A. Người đang bị kỉ luật cảnh cáo. 

B. Người bị xử phạt vi phạm hành chính. 

C. Người đang chấp hành hình phạt tù. 

D. Người bị tước giấy phép hành nghề.

Câu hỏi 82 :

Cơ quan nào sau đây không có thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam?

A. Viện kiểm sát nhân dân. 

B. Tòa án nhân dân. 

C. Cơ quan điều tra. 

D. Ủy ban nhân dân.

Câu hỏi 83 :

Khẳng định nào sau đây là đúng với quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?

A. Cha mẹ được quyền đánh khi con hư. 

B. Bất kì ai cũng không được quyền đánh người khác. 

C. Ông bà được đánh cháu để dạy bảo. 

D. Chỉ những người có thẩm quyền mới được quyền đánh người khác.

Câu hỏi 84 :

Trường hợp nào sau đây là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A. Ra vào nhà mà mình đang thuê trọ. 

B. Vào nhà người khác để tìm đồ bị mất. 

C. Con đi vào nhà mà không xin phép bố mẹ. 

D. Giúp chủ nhà bẻ khóa để vào nhà.

Câu hỏi 85 :

Mọi hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của công dân vừa

A. trái lương tâm vừa bị dư luận lên án. 

B. xúc phạm đến người khác vừa vi phạm pháp luật. 

C. trái đạo đức vừa vi phạm quy phạm xã hội. 

D. trái đạo đức vừa vi phạm pháp luật.

Câu hỏi 88 :

Ai có quyền được khiếu nại?

A. Chỉ có công dân 

B. Các tổ chức 

C. Chỉ có cán bộ 

D. Mọi cá nhân, tổ chức

Câu hỏi 89 :

Đánh người gây thương tích là vi phạm quyền

A. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. 

B. bất khả xâm phạm về chỗ ở. 

C. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. 

D. bất khả xâm phạm về thân thể.

Câu hỏi 90 :

Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, H tiếp tục vào học Đại học chuyên ngành Quản trị kinh doanh. H đã thực hiện quyền nào của công dân?

A. Học thường xuyên 

B. Học ở nhiều hình thức khác nhau. 

C. Học không hạn chế. 

D. Học khi có điều kiện.

Câu hỏi 91 :

Ông P có hành vi dâm ô với trẻ em tại thành phố X. Theo quy định Tố tụng Hình sự người bị hại cần phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?

A. Đề nghị khiếu nại với cơ quan điều tra 

B. Bắt xin lỗi gia đình có người bị hại. 

C. Gửi đơn tố cáo đến cơ quan chức năng. 

D. Đề nghị kỷ luật thôi việc

Câu hỏi 95 :

Đâu không phải là hoạt động thể hiện quyền sáng tạo của công dân?

A. Chế tạo ra máy gặt 

B. Viết bài gửi đăng báo 

C. Thiết kế kiểu dáng công nghiệp 

D. Làm nghề sửa chữa điện tử

Câu hỏi 96 :

Khi có một người yêu cầu được vào nhà em để khám xét, vì họ nghi ngờ nhà em có dấu hiệu vi phạm pháp luật, em sẽ làm gì trong trường hợp này?

A. Tìm cách chống lại họ, nếu họ cố ý thì chống trả lại. 

B. Thực hiện yêu cầu của họ và chờ người thân tới giúp đỡ. 

C. Yêu cầu họ cho xem lệnh khám xét, báo cho người thân biết. 

D. Nhanh chóng tìm cách chạy trốn và báo cho người thân biết.

Câu hỏi 97 :

Quy chế tuyển sinh đại học quy định học sinh đạt giải trong các kì thi học sinh giỏi quốc gia được ưu tiên tuyển thẳng vào các trường đại học. Điều đó thể hiện quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền học bất cứ ngành, nghề nào. 

B. Quyền học tập không hạn chế. 

C. Quyền học tập theo sở thích. 

D. Quyền được phát triển.

Câu hỏi 99 :

Ý kiến nào dưới đây là đúng với quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?

A. Đã là vợ chồng thì được tự ý xem thư của nhau. 

B. Người có thẩm quyền theo qui định được phép kiểm tra thư. 

C. Thư nhặt được thì được phép xem. 

D. Thư của người thân thì được phép mở ra xem.

Câu hỏi 100 :

Quyền tự do ngôn luận là việc công dân được

A. tự do nói bất cứ vấn đề gì mình muốn. 

B. tập trung đông người bàn luận các vấn đề mình muốn. 

C. trực tiếp có ý kiến xây dựng trong các cuộc họp. 

D. tự do phát biểu quan điểm của mình ở mọi nơi.

Câu hỏi 101 :

Pháp luật cho phép bắt người trong trường hợp nào dưới đây?

A. Do nghi ngờ. 

B. Khẩn cấp. 

C. Thái độ bất thường. 

D. Có tiền án.

Câu hỏi 102 :

Chủ thể nào dưới đây có quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội?

A. Những người được giao nhiệm vụ. 

B. Người có tri thức. 

C. Những người có chức quyền. 

D. Mọi công dân.

Câu hỏi 103 :

Nhận định nào đúng: Phạm tội quả tang là người

A. đang thực hiện tội phạm 

B. chuẩn bị thực hiện tội phạm. 

C. ngay sau khi thực hiện tội phạm thí bị phát hiện. 

D. ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị đuổi bắt.

Câu hỏi 104 :

Quyền bầu cử và ứng cử là cơ sở pháp lý quan trọng để

A. đại biểu của nhân dân chịu sự giám sát của cử tri, dưới sự lãnh đạo của nhà nước. 

B. nhân dân thực hiện hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp. 

C. hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước từ trung ương đến địa phương. 

D. thực hiện cơ ché “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Câu hỏi 107 :

P và T là bạn thân cùng lớp. Do mâu thuẫn, T đã tung tin nói xấu P trên facebook. Nếu là bạn của T và P, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?

A. Khuyên T gỡ bỏ vì đã vi phạm pháp luật là xâm phạm nhân phẩm, danh dự của người khác. 

B. Chia sẻ thông tin đó trên facebook cho mọi người biết. 

C. Xúi P nói xấu lại T trên facebook. 

D. Coi như không biết vì đây là việc riêng của T.

Câu hỏi 108 :

Hiến pháp 2013 nước ta quy định độ tuổi bầu cử, ứng cử từ bao nhiêu tuổi trở lên?

A. Đủ 18, đủ 21. 

B. Đủ 19, đủ 22. 

C. Đủ 20, đủ 22. 

D. Đủ 18, đủ 20.

Câu hỏi 109 :

Việc nhờ người khác đi bầu cử thay là vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?

A. Phổ thông. 

B. Bình đẳng. 

C. Trực tiếp. 

D. Bỏ phiếu kín.

Câu hỏi 110 :

Chủ thể nào sau đây có quyền tố cáo?

A. Cá nhân, cơ quan, tổ chức nhà nước có thẩm quyền. 

B. Chỉ công dân. 

C. Cơ quan bảo vệ pháp luật. 

D. Nhân dân.

Câu hỏi 111 :

Bắt người trong trường hợp khẩn cấp được phép giữ người trong thời hạn bao lâu?

A. 10 tiếng. 

B. 12 tiếng. 

C. 13 tiếng. 

D. 11 tiếng.

Câu hỏi 112 :

Hành vi nào dưới đây xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A. Tự ý đuổi người khác khỏi chỗ ở hợp pháp của họ. 

B. Chủ cho thuê phòng tự ý mở cửa phòng để chữa cháy khi người thuê không có mặt. 

C. Người hàng xóm vào nhà người bên cạnh khi được chủ nhà mời đến. 

D. Công an vào khám chỗ ở của một người khi có lệnh của tòa án.

Câu hỏi 113 :

Đặt điều nói xấu người khác là vi phạm quyền

A. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân 

B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân 

C. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân 

D. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Câu hỏi 114 :

Trên đường đi học về, H bị hai thanh niên trêu ghẹo. H phản đối thì bị họ đánh trọng thương. Trong trường hợp này hai thanh niên đã xâm phạm quyền

A. dân chủ cơ bản của công dân. 

B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. 

C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. 

D. bất khả xâm phạm về thân thể.

Câu hỏi 116 :

Theo quy định của pháp luật bị can được hiểu là người

A. tố cáo 

B. bị khởi tố điều tra 

C. liên quan 

D. đưa ra xét xử

Câu hỏi 118 :

Nhân dân biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín tại các hội nghị để quyết định về những vấn đề liên quan ở địa phương là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền quản lý nhà nước và xã hội 

B. Quyền tự do bày tở ý kiến, nguyện vọng. 

C. Quyền công khai, minh bạch. 

D. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

Câu hỏi 119 :

Chị H đi xe máy không quan sát và bất ngờ rẽ phải không có tín hiệu. Chị đã lao vào Anh P đang chạy thể dục và đi đúng luật khiến anh P bị thương (giám định là 10%). Theo em trường hợp này xử phạt như thế nào?

A. Phạt tù chị H và bắt chị bồi thường thiệt hại 

B. Phạt hành chính và buộc chị H phải bồi thường thiệt hại cho gia đình anh P. 

C. Không xử lý chị H vì đây là điều không may xảy ra. 

D. Cảnh cáo phạt tiền chị H.

Câu hỏi 120 :

Chị H bị buộc thôi việc trong thời gian đang mang thai. Chị H cần căn cứ vào quyền nào của công dân để bảo vệ mình?

A. Quyền bình đẳng. 

B. Quyền dân chủ. 

C. Quyền tố cáo. 

D. Quyền khiếu nại.

Câu hỏi 121 :

Cơ sở sản xuất kinh doanh H được cấp phép kinh doanh thủ công mĩ nghệ, nhưng bị thua lỗ nên chuyển sang kinh doanh mặt hàng điện thoại di động. Vậy cơ sở kinh doanh H đã vi phạm nghĩa vụ gì?

A. Kinh doanh không đúng ngành, nghề đã đăng ký. 

B. Nộp thuế và bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. 

C. Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. 

D. Tuân thủ các qui định về an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Câu hỏi 123 :

Nhà nước thực hiện phun thuốc chống các ổ dịch sốt xuất huyết là thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đến việc:

A. phát triển đất nước. 

B. phát huy quyền của con người. 

C. chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. 

D. vệ sinh môi trường.

Câu hỏi 125 :

Sau sự cố gây ô nhiễm môi trường biển, công ty F đã xử lí những nơi bị ô nhiễm, bồi thường cho số hộ dân bị ảnh hưởng, lắp đặt công nghệ xử lý chất thải mới. Việc làm đó thể hiện công ty đã:

A. bảo vệ môi trường khu dân cư. 

B. khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường. 

C. đảm bảo an toàn trong sản xuất kinh doanh. 

D. bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh.

Câu hỏi 126 :

Hành vi của công dân Việt Nam cấu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập chủ quyền thống nhất lãnh thổ Việt Nam là:

A. tội phản bội tổ quốc. 

B. tội bạo loạn. 

C. tội khủng bố. 

D. tội phá rối an ninh.

Câu hỏi 127 :

Đang học dở thì K bỏ học đại học về quê xin mở cửa hàng kinh doanh ăn uống. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?

A. K chưa đủ điều kiện mở cửa hàng ăn uống. 

B. K có thể mở cửa hàng mà không cần đăng kí. 

C. K đủ điều kiện để mở cửa hàng. 

D. K cần học xong đại học mới được kinh doanh.

Câu hỏi 128 :

Do bị bạn bè rủ rê, G đã sử dụng và nghiện ma túy. Hành vi sử dụng ma túy của G đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Pháp luật về lĩnh vực giáo dục. 

B. Pháp luật về trật tự an toàn xã hội. 

C. Pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội. 

D. Pháp luật về cưỡng chế.

Câu hỏi 129 :

Để phòng, chống tệ nạn xã hội, pháp luật quy định về ngăn chặn và bài trừ các tệ nạn xã hội, trong đó có:

A. bài trừ tệ nạn ma túy, mại dâm. 

B. bài trừ nạn hút thuốc lá. 

C. cấm uống rượu. 

D. hạn chế chơi game.

Câu hỏi 131 :

Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu dân ý, ta gọi công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào?

A. Quyền ứng cử. 

B. Quyền đóng góp ý kiến. 

C. Quyền kiểm tra, giám sát. 

D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Câu hỏi 132 :

Mục đích của quyền khiếu nại là nhằm ...... quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.

A. phục hồi. 

B. bù đắp. 

C. chia sẻ. 

D. khôi phục.

Câu hỏi 133 :

Mục đích của quyền tố cáo nhằm ....... các việc làm trái pháp luật, xâm hại đến lợi ích của nhà nước, tổ chức và công dân.

A. phát hiện, ngăn ngừa. 

B. phát sinh. 

C. phát triển, ngăn chặn. 

D. phát hiện, ngăn chặn.

Câu hỏi 134 :

Nhận định nào sai: Khi xác định người không được thực hiện quyền bầu cử:

A. Người đang bị quản thúc. 

B. Người đang bị tạm giam. 

C. Người bị tước quyền bầu cử theo bản án của Toà án. 

D. Người mất năng lực hành vi dân sự.

Câu hỏi 135 :

Nguyên tắc nào không phải là nguyên tắc bầu cử:

A. Phổ thông. 

B. Bình đẳng. 

C. Công khai. 

D. Trực tiếp.

Câu hỏi 136 :

Quyền ứng cử của công dân có thể thực hiện bằng:

A. 1 con đường duy nhất. 

B. 2 con đường. 

C. 3 con đường. 

D. 4 con đường.

Câu hỏi 138 :

Ở phạm vi cơ sở, chủ trương, chính sách pháp luật là:

A. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện. 

B. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp. 

C. Những việc dân đuợc thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định. 

D. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.

Câu hỏi 139 :

Ở phạm vi cơ sở, kiểm sát việc khiếu nại, tố cáo của công dân là:

A. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện. 

B. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp. 

C. Những việc dân đuợc thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định. 

D. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.

Câu hỏi 140 :

Ở phạm vi cơ sở, các đề án định canh, định cư, giải phóng mặt bằng, tái định cư .... là:

A. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện. 

B. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp. 

C. Những việc dân đuợc thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định. 

D. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.

Câu hỏi 141 :

Hiến chương, hiệp ước, hiệp định, công ước … được gọi chung là?

A. Văn bản pháp luật. 

B. Quy phạm pháp luật. 

C. Văn bản pháp luật. 

D. Điều ước quốc tế.

Câu hỏi 144 :

Việt Nam tham gia các điều ước quốc tế là?

A. Công ước về quyền kinh tế, văn hóa, xã hội. 

B. Công ước về quyền dân sự và chính trị. 

C. Công ước về loại trừ các hình thức phân biệt chủng tộc. 

D. Cả A, B, C.

Câu hỏi 145 :

Việt Nam có mối quan hệ hợp tác với các nước láng giềng là?

A. Trung Quốc, Lào, Campuchia. 

B. Malaisia, Trung Quốc, Ấn Độ. 

C. Nga, Mỹ, Ba Lan. 

D. Pháp, Trung Quốc, Lào.

Câu hỏi 146 :

CEPT được gọi là?

A. Khu vực mậu dịch tự do. .

B. Diễn đàn châu Á – Thái Bình Dương. 

C. Liên Minh châu Âu. D. Chương trình ưu đãi thuế quan

D. Chương trình ưu đãi thuế quan

Câu hỏi 147 :

Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa các nước ASEAN là điều ước?

A. Điều ước quốc tế song phương. 

B. Điều ước quốc tế đa phương. 

C. Điều ước quốc tế khu vực. 

D. Điều ước quốc tế toàn cầu.

Câu hỏi 148 :

Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 là điều ước?

A. Điều ước quốc tế song phương. 

B. Điều ước quốc tế đa phương. 

C. Điều ước quốc tế khu vực. 

D. Điều ước quốc tế toàn cầu.

Câu hỏi 149 :

AFTA được gọi là?

A. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN. 

B. Tổ chức thương mại thế giới. 

C. Tổ chức tiền tệ thế giới. 

D. Liên minh châu Âu.

Câu hỏi 150 :

Luật Biên giới quốc gia được ban hành vào năm nào?

A. 1999. 

B. 2001. 

C. 2003. 

D. 2005.

Câu hỏi 151 :

"Quyền bầu cử và ứng cử là cơ sở pháp lí – chính trị quan trọng để nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình" là một nội dung thuộc:

A. Ý nghĩa quyền bầu cử, ứng cử. 

B. Nội dung quyền bầu cử, ứng cử. 

C. Khái niệm quyền bầu cử, ứng cử. 

D. Bình đẳng trong thực hiện quyền bầu cử, ứng cử.

Câu hỏi 152 :

Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là quyền gắn liền với việc thực hiện:

A. Hình thức dân chủ trực tiếp. 

B. Hình thức dân chủ gián tiếp. 

C. Hình thức dân chủ tập trung. 

D. Hình thức dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Câu hỏi 154 :

Thảo luận và biểu quyết các các vấn đề trọng đại khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân là việc thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước ở:

A. Phạm vi cả nước. 

B. Phạm vi cơ sở. 

C. Phạm vi địa phương. 

D. Phạm vi cơ sở và địa phương.

Câu hỏi 155 :

Ở phạm vi cơ sở, xây dựng hương ước, qui ước ... là:

A. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện. 

B. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp. 

C. Những việc dân đuợc thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định. 

D. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.

Câu hỏi 156 :

Ở phạm vi cơ sở, kiểm sát dự toán và quyết toán ngân sách xã, phường là:

A. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện. 

B. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp. 

C. Những việc dân đuợc thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định. 

D. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.

Câu hỏi 157 :

Ở phạm vi cơ sở, dự thảo qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của xã, phường là

A. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện. 

B. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp. 

C. Những việc dân đuợc thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định. 

D. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.

Câu hỏi 158 :

Trong quá trình thực hiện pháp luật nhân dân có quyền và trách nhiệm đóng góp ý kiến, phản ánh kịp thời với Nhà nước những vướng mắc, bất cập .... là một nội dung thuộc:

A. Ý nghĩa quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. 

B. Nội dung quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. 

C. Khái niệm quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. 

D. Bình đẳng trong thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

Câu hỏi 159 :

Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là cơ sở pháp lý quan trọng để nhân dân tham gia vào hoạt động của bộ máy nhà nước là một nội dung thuộc:

A. Ý nghĩa quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. 

B. Nội dung quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. 

C. Khái niệm quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. 

D. Bình đẳng trong thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

Câu hỏi 160 :

Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ là:

A. mọi công dân đều được hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. 

B. mọi công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau. 

C. công dân nào cũng được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội. 

D. mọi công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau trừ một số đối tượng được hưởng đặc quyền theo quy định.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK