Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 GDCD Đề kiểm tra 15 phút GDCD 12 Học kì 1 !!

Đề kiểm tra 15 phút GDCD 12 Học kì 1 !!

Câu hỏi 1 :

Yếu tố nào tạo nên nội dung của pháp luật?

A. Các quy tắc xử sự chung. 

B. Văn bản pháp luật. 

C. Quy phạm pháp luật. 

D. Cả A, B, C.

Câu hỏi 2 :

Các đặc trưng của pháp luật là?

A. Tính quy phạm phổ biến. 

B. Tính quyền lực, bắt buộc chung. 

C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. 

D. Cả A, B, C.

Câu hỏi 3 :

Đặc trưng nào của pháp luật để phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác?

A. Tính quy phạm phổ biến. 

B. Tính quyền lực, bắt buộc chung. 

C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. 

D. Cả A, B, C.

Câu hỏi 4 :

Giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật thể hiện ở đặc trưng nào?

A. Tính quy phạm phổ biến. 

B. Tính quyền lực, bắt buộc chung. 

C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. 

D. Cả A, B, C.

Câu hỏi 5 :

Đặc trưng nào của pháp luật để phân biệt pháp luật và đạo đức?

A. Tính quy phạm phổ biến. 

B. Tính quyền lực, bắt buộc chung. 

C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. 

D. Cả A, B, C.

Câu hỏi 6 :

Bản chất của pháp luật là?

A. Bản chất giai cấp và bản chất xã hội. 

B. Bản chất giai cấp và bản chất thống trị. 

C. Bản chất thống trị và cưỡng chế. 

D. Bản chất cưỡng chế và tự nguyện

Câu hỏi 7 :

Nhà nước đại diện cho giai cấp nào?

A. Giai cấp thống trị. 

B. Giai cấp tư sản. 

C. Giai cấp địa chủ. 

D. Giai cấp cầm quyền.

Câu hỏi 8 :

Pháp luật mang bản chất xã hội vì?

A. Pháp luật bắt nguồn từ xã hội. 

B. Pháp luật do các thành viên của xã hội thực hiện. 

C. Pháp luật vì sự phát triển của xã hội. 

D. Cả A, B, C.

Câu hỏi 9 :

Pháp luật do quan hệ nào quy định?

A. Quan hệ chính trị. 

B. Quan hệ đạo đức. 

C. Quan hệ kinh tế. 

D. Cả A, B, C.

Câu hỏi 10 :

Mối quan hệ giữa pháp luật với chính trị được thể hiện tập trung trong mối quan hệ nào?

A. Giữa đường lối chính trị của đảng cầm quyền và pháp luật của đạo đức. 

B. Giữa các cá nhân trong xã hội. 

C. Giữa pháp luật và đạo đức. 

D. Giữa kinh tế và chính trị.

Câu hỏi 11 :

Giá trị cơ bản nhất của pháp luật là?

A. Công bằng, bình đẳng. 

B. Tự do. 

C. Lẽ phải. 

D. Cả A, B, C.

Câu hỏi 12 :

Quản lí bằng pháp luật là phương pháp như thế nào?

A. Công bằng và hiệu quả. 

B. Bình đẳng và hiệu quả. 

C. Dân chủ và hiệu quả. 

D. Dân chủ và bình đẳng.

Câu hỏi 13 :

Quản lí bằng pháp luật là phương pháp như thế nào?

A. Công bằng và hiệu quả. 

B. Bình đẳng và hiệu quả. 

C. Dân chủ và hiệu quả. 

D. Dân chủ và bình đẳng.

Câu hỏi 14 :

Đối với công dân, pháp luật có vai trò?

A. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần. 

B. Bảo vệ cuộc sống. 

C. Thực thi quyền lợi của cá nhân. 

D. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

Câu hỏi 15 :

Công dân được pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thông qua các luật?

A. Luật về hành chính. 

B. Luật về hình sự. 

C. Luật tố tụng. 

D. Cả A, B, C.

Câu hỏi 16 :

Nhà nước quản lí xã hội bằng?

A. Pháp luật. 

B. Các bộ luật. 

C. Các văn bản hành chính. 

D. Cả A, B, C.

Câu hỏi 17 :

Anh X lái xe máy lưu thông đúng luật, chị V đang vội đi đón con nên đi ngược chiều và lao phải anh X (giám định là 10%). Trong trường hợp này chị V sẽ bị xử phạt như thế nào?

A. Phạt tù chị V. 

B. Cảnh cáo phạt tiền chị V. 

C. Không xử lý chị V vì chị có lý do chính đáng. 

D. Nhắc nhở chị V lần sau không được tái phạm.

Câu hỏi 18 :

Sinh viên H thuê nhà trọ nhà bà B, do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên H đã chậm tiền nhà trọ của bà B 1 tuần. Nhắc nhở nhiều lần nhưng vẫn không thấy B trả tiền phòng trọ nên bà B đã khóa cửa nhốt H. Bà B đã vi phạm quyền gì?

A. Không vi phạm quyền gì vì đây là nhà của bà nên bà có quyền làm gì mình muốn. 

B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. 

C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. 

D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và chỗ ở của công dân

Câu hỏi 20 :

Người khám xét trái phép chỗ ở của người khác bị phạt tù nhiều nhất là?

A. Cải tạo không giam giữ 1 năm. 

B. Phạt cảnh cáo 5 triệu. 

C. Đi tù 1 năm. 

D. Đi tù 3 năm.

Câu hỏi 22 :

Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm là:

A. sử dụng pháp luật. 

B. tuân thủ pháp luật. 

C. thi hành pháp luật. 

D. áp dụng pháp luật.

Câu hỏi 23 :

Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các:

A. thỏa ước lao động tập thể. 

B. kỹ năng giao lưu trực tuyến. 

C. quan hệ giao dịch dân sự. 

D. quy tắc quản lí nhà nước.

Câu hỏi 24 :

Theo quy định của pháp luật, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi:

A. khuyết điểm. 

B. hoạt động. 

C. tội phạm. 

D. hành vi.

Câu hỏi 25 :

Công dân không tuân thủ pháp luật khi tự ý thực hiện hành vi nào dưới đây?

A. Tố cáo công khai. 

B. Khiếu nại tập thể. 

C. Kinh doanh ngoại tệ. 

D. Giải cứu con tin.

Câu hỏi 27 :

Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm mục đích nào dưới đây?

A. Ổn định ngân sách quốc gia. 

B. Đồng loạt xử phạt mọi cơ sở tư nhân. 

C. Cắt giảm nguồn vốn viện trợ. 

D. Kiềm chế những việc làm trái pháp luật.

Câu hỏi 32 :

Bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật có nghĩa là bất kì công dân nào khi tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh đều phải?

A. thu hút vốn đầu tư nước ngoài. 

B. đóng thuế đầy đủ và đúng hạn. 

C. sử dụng các dịch vụ bảo hiểm. 

D. chuyển giao mọi bí quyết làng nghề.

Câu hỏi 34 :

Mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ của công dân phụ thuộc vào?

A. Khả năng. 

B. Điều kiện. 

C. Hoàn cảnh. 

D. Cả A, B, C.A

Câu hỏi 46 :

Theo quy định của pháp luật, lao động nữ được tạo điều kiện để thực hiện tốt chức năng làm mẹ là thể hiện nội dung quyền bình đẳng giữa:

A. người sử dụng lao động và đối tác. 

B. lao động nam và lao động nữ. 

C. lực lượng lao động và bên đại diện. 

D. nhà đầu tư và đội ngũ nhân công.

Câu hỏi 47 :

Việc làm nào dưới đây của công dân không thể hiện nội dung quyền bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động?

A. Trực tiếp thỏa thuận tiền lương. 

B. Tuân thủ thỏa ước lao động tập thể. 

C. Tự do đề đạt nguyện vọng. 

D. Thành lập quỹ bảo trợ xã hội.

Câu hỏi 50 :

Việc giao kết hợp đồng lao động phải tuân theo các nguyên tắc nào?

A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng. 

B. Không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể. 

C. Giao kết trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động. 

D. Cả A, B, C.

Câu hỏi 51 :

Một bộ phận dân cư của quốc gia được gọi là?

A. Dân tộc. 

B. Cộng đồng. 

C. Quốc gia. 

D. Vùng, miền.

Câu hỏi 52 :

Bình đẳng giữa các dân tộc xuất phát từ?

A. Quyền cơ bản của con người và quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. 

B. Hiến pháp và pháp luật của nhà nước. 

C. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. 

D. Quyền tự do dân chủ của công dân.

Câu hỏi 53 :

Bình đẳng giữa các dân tộc là … trong hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc. Trong dấu “…” là?

A. Yếu tố quan trọng. 

B. Cơ sở quan trọng. 

C. Nguyên tắc. 

D. Nguyên tắc quan trọng hàng đầu.

Câu hỏi 54 :

Công dân đi bầu cử Hội đồng nhân dân cấp xã thể hiện bình đẳng trong lĩnh vực nào?

A. Kinh tế. 

B. Chính trị. 

C. Văn hóa. 

D. Giáo dục.

Câu hỏi 55 :

Quyền bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc được thể hiện?

A. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội. 

B. Tham gia vào bộ máy nhà nước. 

C. Tham gia thảo luận, góp ý các vẫn đề chung của cả nước. 

D. Cả A, B, C.

Câu hỏi 56 :

Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào?

A. Kinh tế. 

B. Chính trị. 

C. Văn hóa, giáo dục. 

D. Quốc phòng – an ninh.

Câu hỏi 58 :

Các địa điểm: chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thất được gọi chung là?

A. Cơ sở tôn giáo.

B. Địa điểm tôn giáo. 

C. Cơ sở tín ngưỡng. 

D. Địa điểm tín ngưỡng.

Câu hỏi 59 :

Ở nước ta hiện nay, đạo nào được nhiều người theo nhất?

A. Đạo Phật. 

B. Đạo Cao đài. 

C. Đạo Kito. 

D. Đạo Thiên chúa.

Câu hỏi 60 :

Quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của công dân được dựa trên?

A. Tinh thần tôn trọng pháp luật. 

B. Phát huy giá trị văn hóa. 

C. Đạo đức, tôn giáo được Nhà nước đảm bảo. 

D. Cả A, B, C.

Câu hỏi 61 :

Công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở khi tự ý vào nhà người khác để thực hiện hành vi nào dưới đây?

A. Tuyên truyền thông tin nội bộ. 

B. Giới thiệu sản phẩm đa cấp. 

C. Tiến hành vận động tranh cử. 

D. Cấp cứu người bị điện giật.

Câu hỏi 62 :

Theo quy định của pháp luật, trong những trường hợp cần thiết, chủ thể nào dưới đây được kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?

A. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

B. Lực lượng bưu chính viễn thông. 

C. Đội ngũ phóng viên báo chí. 

D. Nhân viên chuyển phát nhanh.

Câu hỏi 67 :

Bạn D cùng các bạn đá bóng, không may quả bóng bay vào sân nhà anh M làm vỡ bể cá cảnh. Tức giận, anh M đuổi đánh cả nhóm, do chạy chậm nên D bị anh M bắt giữ và giam trong nhà kho của anh hai ngày. Anh M đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Được pháp luật bảo hộ về tài sản. 

B. Được pháp luật bảo hộ về quan điểm. 

C. Bất khả xâm phạm về thân thể. 

D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Câu hỏi 72 :

Chị M bị buộc thôi việc trong thời gian nuôi con 8 tháng tuổi. Chị M cần căn cứ vào quyền nào của công dân để bảo vệ mình?

A. Quyền bình đẳng. 

B. Quyền dân chủ. 

C. Quyền tố cáo. 

D. Quyền khiếu nại.

Câu hỏi 76 :

Cảnh sát giao thông viết giấy phạt tiền 2 học sinh lớp 12 do đi ngược chiều. Trong trường hợp này, em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?

A. Hai bạn bị phạt tiền là đúng vì đủ tuổi chịu trách nhiệm về vi phạm hành chính do mình gây ra. 

B. Hai bạn chưa đủ tuổi nên không bị phạt mà chỉ bị nhắc nhở. 

C. Hai bạn vi phạm kỉ luật vì vậy công an phạt tiền là không đúng. 

D. Hai bạn là học sinh không có tiền nộp phạt nên công an phạt tiền là không đúng.

Câu hỏi 79 :

Chị O muốn đi học cao học để nâng cao trình độ chuyên môn nhưng chồng chị không đồng ý vì cho rằng phụ nữ không nên học nhiều. Chồng chị O đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng về?

A. tôn trọng, giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau. 

B. việc được tham gia hoạt động chính trị - xã hội. 

C. quyền được lao động và cống hiến trong cuộc sống. 

D. giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.Ã

Câu hỏi 80 :

Trước khi cưới anh H, chị D được bố mẹ mua cho 1 chiếc xe máy wave và đứng tên chị là người sở hữu. Sau khi kết hôn, anh H do làm ăn thua lỗ nên đã lấy xe của chị D đi bán vì cho rằng kết hôn thì mọi tại sản là của chung nên anh H có quyền mang đi bán. Trong trường hợp này, anh H có quyền mang xe của chị D đi bán không?

A. Có, vì đây là tài sản chung của hai vợ chồng mua. 

B. Không, vì đây là tài sản riêng của vợ. 

C. Có, vì đây là tài sản của bố mẹ vợ cho 2 vợ chồng. 

D. Không, vì đây là tài sản của bố mẹ vợ, không phải của vợ.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK