Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý Trường THPT Phan Ngọc Hiển

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý Trường THPT Phan Ngọc Hiển

Câu hỏi 1 :

Để phân loại sóng dọc, sóng ngang, người ta căn cứ vào yếu tố nào sau đây?

A. Vận tốc truyền sóng và bước sóng.

B. Phương truyền sóng và bước sóng.

C. Phương dao động của các phân tử môi trường với phương truyền sóng.

D. Phương dao động của các phần tử môi trường và vận tốc truyền sóng.

Câu hỏi 2 :

Ở nước ta, mạng điện dân dụng được sử dụng hiện nay có điện áp và tần số

A. xoay chiều với giá trị hiệu dụng là 220 V, tần số 50 Hz.

B. một chiều với giá trị là 220 V.

C. xoay chiều với giá trị hiệu dụng là \(220\sqrt{2}\) V và tần số 60 Hz.

D. xoay chiều với giá trị hiệu dụng là 220 V và tần số 60 Hz.

Câu hỏi 3 :

Nếu chiếu một chùm tia tử ngoại có bước sóng ngắn (phát ra từ ánh sáng hồ quang) vào tấm kẽm tích điện âm, thì

A. tấm kẽm mất dần điện tích dương.

B. tấm kẽm mất dần điện tích âm.

C. điện tích âm của tấm kẽm không đổi 

D. tấm kẽm tăng thêm điện tích âm.

Câu hỏi 4 :

Nếu chiếu một chùm tia hồng ngoại vào tấm kẽm tích điện âm thì

A. điện tích âm của tấm kẽm không đổi 

B. tấm kẽm mất dần điện tích dương

C. tấm kẽm trở lên trung hòa về điện 

D. tấm kẽm mất dần điện tích âm

Câu hỏi 5 :

Trong một phản ứng hạt nhân, tổng khối lượng các hạt tham gia sau phản ứng so với trước phản ứng sẽ

A. tăng.

B. được bảo toàn.

C. tăng hoặc giảm tùy theo phản ứng.

D. giảm.

Câu hỏi 6 :

Tia hồng ngoại là những bức xạ có

A. khả năng ion hoá mạnh không khí.

B. bản chất là sóng điện từ.

C. khả năng đâm xuyên mạnh, có thể xuyên qua lớp chì dày cỡ cm.

D. bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng đỏ.

Câu hỏi 7 :

Trong máy phát thanh vô tuyến, mạch biến điệu có tác dụng

A. trộn sóng siêu âm với sóng hạ âm.

B. trộn sóng siêu âm với sóng mang.

C. trộn sóng điện từ âm tần với sóng mang.

D. trộn sóng điện từ âm tần với sóng siêu âm.

Câu hỏi 8 :

Cặp tia nào sau đây không bị lệch trong điện trường và từ trường?

A. Tia \(\beta \) và tia Rơnghen.

B. Tia \(\alpha \) và tia \(\beta \).

C. Tia \(\gamma \) và tia \(\beta \). 

D. Tia \(\gamma \) và tia Rơnghen.

Câu hỏi 9 :

Một vật có khối lượng m dao động điều hòa theo phương trình: \(x=A\cos \left( \omega t+\varphi  \right)\). Mốc tính thế năng tại vị trí cân bằng. Cơ năng của vật được tính bằng công thức:

A. \(W=\frac{1}{2}m{{\omega }^{2}}{{A}^{2}}\).

B. \(W=\frac{1}{2}m\omega {{A}^{2}}\). 

C. \(W=\frac{1}{2}{{m}^{2}}\omega A\). 

D. \(W=\frac{1}{2}m{{\omega }^{2}}A\).

Câu hỏi 13 :

Trong dao động điều hòa, đồ thị của lực kéo về phụ thuộc vào tọa độ là

A. một đường elip.

B. một đường sin.

C. một đoạn thẳng qua gốc tọa độ.

D. một đường thẳng song song với trục hoành.

Câu hỏi 14 :

Đồ thị biểu diễn của \({{u}_{R}}\) theo i trong mạch điện xoay chiều có dạng là

A. đường cong parabol.

B. đường thẳng qua gốc tọa độ.

C. đường cong hypebol.

D. đường elip.

Câu hỏi 15 :

Một con lắc đơn gồm vật khối lượng m treo vào sợi dây mảnh không dãn, chiều dài \(\ell \). Con lắc dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường là g. Tần số góc của dao động là

A. \(\frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{g}{\ell }}\). 

B. \(\sqrt{\frac{\ell }{g}}\). 

C. \(\frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{m}{\ell }}\).

D. \(\sqrt{\frac{g}{\ell }}\).

Câu hỏi 20 :

Trong âm nhạc các nốt: Đồ, Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si, Đô được sắp xếp theo thứ tự

A. tăng dần độ cao (tần số).

B. giảm dần độ cao (tần số).

C. tăng dần độ to. 

D. giảm dần độ to.

Câu hỏi 27 :

Một vật có khối lượng m dao động với phương trình li độ: \(x=A\cos \left( \omega t+\frac{\pi }{2} \right)\). Động năng của vật này tại thời điểm \(t=\frac{\pi }{\omega }\) là:

A. \(\frac{1}{2}m\omega {{A}^{2}}\).

B. \(\frac{1}{2}m{{\omega }^{2}}{{A}^{2}}\).

C. \(\frac{1}{4}m{{\omega }^{2}}{{A}^{2}}\). 

D. \(\frac{1}{4}m\omega {{A}^{2}}\).

Câu hỏi 29 :

Một sóng cơ học lan truyền trên một sợi dây với tốc độ 40 cm/s. Phương trình sóng của nguồn O là \({{u}_{O}}=2\cos 2\pi t\left( cm \right)\). Coi biên độ sóng không đổi. Phương trình sóng tại một điểm N nằm cách O một đoạn 10 cm là:

A. \({{u}_{N}}=2\cos \left( 2\pi t+\frac{\pi }{4} \right)\left( cm \right)\).

B. \({{u}_{N}}=2\cos \left( 2\pi t-\frac{\pi }{2} \right)\left( cm \right)\).

C. \({{u}_{N}}=2\cos \left( 2\pi t-\frac{\pi }{4} \right)\left( cm \right)\).

D. \({{u}_{N}}=2\cos \left( 2\pi t+\frac{\pi }{2} \right)\left( cm \right)\).

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK