Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 9 Toán học Đề thi thử vào lớp 10 năm 2021 môn Toán Trường THCS Châu Minh

Đề thi thử vào lớp 10 năm 2021 môn Toán Trường THCS Châu Minh

Câu hỏi 1 :

Rút gọn biểu thức \(\sqrt {11 + 6\sqrt 2 }  - 3 + \sqrt 2 \)

A. \(\sqrt 2 \)

B. \(2\sqrt 2 \)

C. \(3\sqrt 2 \)

D. \(4\sqrt 2 \)

Câu hỏi 2 :

Rút gọn phân thức \( \displaystyle{{{x^2} + 2\sqrt 2 x + 2} \over {{x^2} - 2}}\) (với \(x \ne  \pm \sqrt 2 \) )

A. \(\displaystyle  {{x + \sqrt 3 } \over {x - \sqrt 3 }}  \)

B. \(\displaystyle  {{x + \sqrt 2 } \over {x - \sqrt 3 }}  \)

C. \(\displaystyle  {{x + \sqrt 2 } \over {x - \sqrt 2 }}  \)

D. \(\displaystyle  {{x + \sqrt 3 } \over {x - \sqrt 2 }}  \)

Câu hỏi 3 :

Tìm x biết \(\sqrt {{x^4}}  = 7.\) 

A. \(x = \sqrt 5; \) \(x =  - \sqrt 5 \)

B. \(x = \sqrt 7; \) \(x =  - \sqrt 7 \)

C. \(x =  7; \) \(x =  - 7 \)

D. \(x = \sqrt 7 \)

Câu hỏi 4 :

Tìm x biết \(\sqrt {x - 10}  =  - 2\)

A. x = 1

B. x = 8

C. x = -5

D. Đáp án khác

Câu hỏi 6 :

Rút gọn biểu thức: \(\sqrt {{b^2}{{(b - 1)}^2}} \) với \(b < 0\) .

A. - b(1 + b)

B. b(1 - b)

C. - b(1 - b)

D. b(1 + b)

Câu hỏi 7 :

Tìm x, biết: \(\sqrt {{{\left( {2{\rm{x}} - 1} \right)}^2}}  = 3\) 

A. \(x=-1;x=2.\)

B. \(x=1;x=2.\)

C. \(x=-1;x=-2.\)

D. \(x=1;x=-2.\)

Câu hỏi 10 :

Rút gọn rồi tính giá trị biểu thức \(4{\rm{x}} - \sqrt {9{{\rm{x}}^2} + 6{\rm{x}} + 1} \) tại  \(x= - \sqrt 3\)

A. \(  7\sqrt 3  + 1\)

B. \( - 7\sqrt 3  - 1\)

C. \( - 7\sqrt 3  + 1\)

D. \(  7\sqrt 3  - 1\)

Câu hỏi 13 :

Tính góc tạo bởi đường thẳng y = -2x + 3 và trục Ox (làm tròn đến phút).

A.  \({116^o}32'\)

B.  \({116^o}33'\)

C.  \({116^o}34'\)

D.  \({116^o}35'\)

Câu hỏi 14 :

Cho hàm số bậc nhất y = ax + 3. Xác định hệ số góc a, biết rằng đồ thị của hàm số đi qua điểm A(2 ; 6)

A.  \(\dfrac{1}{2}\)

B.  \(\dfrac{3}{2}\)

C.  \(\dfrac{5}{2}\)

D.  \(\dfrac{7}{2}\)

Câu hỏi 19 :

Hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}\dfrac{1}{{x - 2}} + \dfrac{1}{{y - 1}} = 2\\\dfrac{2}{{x - 2}} - \dfrac{3}{{y - 1}} = 1\end{array} \right.\) có nghiệm là:

A. \(\left( {x;y} \right) = \left( {\dfrac{{19}}{5};\dfrac{8}{5}} \right)\)

B. \(\left( {x;y} \right) = \left( {\dfrac{{19}}{7};\dfrac{8}{5}} \right)\)

C. \(\left( {x;y} \right) = \left( {\dfrac{{19}}{7};\dfrac{8}{3}} \right)\)

D. \(\left( {x;y} \right) = \left( {\dfrac{{19}}{5};\dfrac{8}{3}} \right)\)

Câu hỏi 20 :

Nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}\dfrac{1}{x} - \dfrac{1}{y} = 1\\\dfrac{5}{x} + \dfrac{4}{y} = 5\end{array} \right.\) là:

A. \(\left( {x;y} \right) = \left( {\dfrac{7}{8};\dfrac{7}{3}} \right)\)

B. \(\left( {x;y} \right) = \left( {\dfrac{7}{9};\dfrac{7}{3}} \right)\)

C. \(\left( {x;y} \right) = \left( {\dfrac{7}{8};\dfrac{7}{2}} \right)\)

D. \(\left( {x;y} \right) = \left( {\dfrac{7}{9};\dfrac{7}{2}} \right)\)

Câu hỏi 21 :

Xác đinh a và b để đồ thị hàm số \(y = ax + b\) đi qua hai điểm A(3 ; -1) và B(-3 ; 2).

A. \(a =   \dfrac{1}{2};b =- \dfrac{1}{2}\)

B. \(a =  - \dfrac{1}{2};b = \dfrac{1}{2}\)

C. \(a =  - \dfrac{1}{2};b =-\dfrac{1}{2}\)

D. \(a =  \dfrac{1}{2};b = \dfrac{1}{2}\)

Câu hỏi 22 :

Cặp số nào là nghiệm của phương trình 3x + 5y = -3 ?

A. \(\left( { - 2;1} \right)\)

B. \(\left( {0;2} \right)\)

C. \(\left( { - 1;0} \right)\)

D. \(\left( {1,5;3} \right)\)

Câu hỏi 23 :

Phương trình bậc nhất hai ẩn 0x – y = 2 có tập nghiệm là:

A. \(S = \left\{ { - 2} \right\}\)

B. \(S = \left\{ {\left( {x; - 2} \right)\left| {x \in R} \right.} \right\}\)

C. \(S = \left\{ {\left( {0; - 2} \right)} \right\}\)

D. \(S = \left\{ {\left( {-2; y} \right)\left| {y \in R} \right.} \right\}\)

Câu hỏi 25 :

Nghiệm của phương trình \(4 x^{2}+20 x+25=0\) là?

A.  \(x_{1}=x_{2}=\frac{-10}{8}\)

B.  \(x_{1}=x_{2}=\frac{-5}{2}\)

C.  \(x_{1}=x_{2}=\frac{7}{2}\)

D.  \(x_{1}=x_{2}=\frac{5}{2}\)

Câu hỏi 26 :

Nghiệm của phương trình \(x^{2}-4 x+4=0\) là?

A.  \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=1+2 \sqrt{3} \\ x_{2}=1-2 \sqrt{2} \end{array}\right.\)

B.  \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=-1+2 \sqrt{3} \\ x_{2}=-1-2 \sqrt{2} \end{array}\right.\)

C. x=0

D. x=2

Câu hỏi 27 :

Cho phương trình \({x^2} - 2\left( {m - 1} \right)x + {m^2} = 0\). Với giá trị nào của m thì phương trình vô nghiệm?

A. \(m < \dfrac{-1}{2}\)

B. \(m < \dfrac{1}{2}\) 

C. \(m > \dfrac{1}{2}\) 

D. \(m > \dfrac{-1}{2}\)

Câu hỏi 28 :

Tìm nghiệm phương trình \({\left( {x + \dfrac{1}{x}} \right)^2} - 4\left( {x + \dfrac{1}{x}} \right) + 3 = 0\) là:

A. \(x = \dfrac{{4 + \sqrt 5 }}{2};x = \dfrac{{4 - \sqrt 5 }}{2}\)

B. \(x = \dfrac{{3 + \sqrt 5 }}{2};x = \dfrac{{4 - \sqrt 5 }}{2}\)

C. \(x = \dfrac{{4 + \sqrt 5 }}{2};x = \dfrac{{3 - \sqrt 5 }}{2}\)

D. \(x = \dfrac{{3 + \sqrt 5 }}{2};x = \dfrac{{3 - \sqrt 5 }}{2}\)

Câu hỏi 30 :

Nghiệm của phương trình \(1,2{x^3} - {x^2} - 0,2x = 0\) là:

A.  \(x = 0;x = -1;x =  - \dfrac{1}{6}.\)

B.  \(x = 0;x = 1;x =  - \dfrac{1}{6}.\)

C.  \(x = 0;x = 1;x =   \dfrac{1}{6}.\)

D.  \(x = 0;x = -1;x =   \dfrac{1}{6}.\)

Câu hỏi 32 :

Một xe đò và một xe tải cùng xuất phát từ bến xe Miền Tây đi Long Xuyên với lộ trình dài 180 km. Do tốc độ cua xe đò lớn hơn xe tải 10 km/h nên xe đò đến Long Xuyên trước xe tải là  36 phút. Tính tốc độ của mỗi xe, biết rằng hai xe không thay đổi tốc độ trong suốt lộ trình.

A. Tốc độ của xe đồ là 60 km/h và tốc độ của xe tải là 50 km/h.

B. Tốc độ của xe đồ là 50 km/h và tốc độ của xe tải là 40 km/h.

C. Tốc độ của xe đồ là 55 km/h và tốc độ của xe tải là 45 km/h.

D. Tốc độ của xe đồ là 65 km/h và tốc độ của xe tải là 55 km/h.

Câu hỏi 34 :

Cho đường tròn ( O ), bán kính OA. Dây CD là đường trung trực của OA. Tứ giác OCAD là hình gì?

A. Hình bình hành

B. Hình thoi

C. Hình chữ nhật

D. Hình thang cân

Câu hỏi 37 :

Cho hai đường thẳng a và b song song với nhau, cách nhau một khoảng là h. Một đường tròn ( O ) tiếp xúc với a và b. Hỏi tâm O di động trên đường nào?

A. Đường thẳng c song song và cách đều a,b một khoảng h/2.         

B. Đường thẳng c song song và cách đều a,b một khoảng 2h/3

C. Đường thẳng c đi qua O vuông góc với a,b

D. Đường tròn (A;AB) với A,B lần lượt là tiếp điểm của a,b với (O).

Câu hỏi 39 :

Cho \( \widehat {xOy}(0 < \widehat {xOy} < {180^0})\) . Đường tròn I là đường tròn tiếp xúc với cả hai cạnh Ox;Oy. Khi đó điểm I chạy trên đường nào?

A. Đường thẳng vuông góc với Ox tại O

B. Tia phân giác của góc \( \widehat {xOy} \)

C. Tia Oz nằm giữa Ox và Oy

D. Tia phân giác của góc \( \widehat {xOy} \) trừ điểm O

Câu hỏi 40 :

Cho tam giác ABC vuông tại A đường cao AH. Kẻ HE vuông góc với AB taị E. kẻ HF vuông góc với AC tại F. Chọn câu đúng:

A. Tứ giác BEFC là tứ giác nội tiếp

B. Tứ giác BEFC không nội tiếp.

C. Tứ giác AFHE là hình vuông

D. Tứ giác AFHE không nội tiếp.

Câu hỏi 41 :

Cho tứ giác ABCD có số đo các góc A, B, C, D lần lượt như sau. Trường hợp nào thì tứ giác ABCD có thể là tứ giác nội tiếp.

A.  \( {50^0};{60^0};{130^0};{140^0}\)

B.  \( {65^0};{85^0};{115^0};{95^0}\)

C.  \( {82^0};{90^0};{98^0};{100^0}\)

D. Các câu đều sai

Câu hỏi 43 :

Đường tròn ngoại tiếp hình vuông cạnh bằng 2 có bán kính là.

A. 1

B. 2

C.  \(\sqrt2\)

D.  \(2\sqrt2\)

Câu hỏi 44 :

Một hình nón có bán kính đáy bằng r và diện tích xung quanh gấp đôi diện tích đáy. Tính thể tích của hình nón theo r.

A.  \(\frac{1}{3}\pi {r^3}\)

B.  \(\sqrt 3 \pi {r^3}\)

C.  \(\frac{{\sqrt 3 }}{3}\pi {r^3}\)

D.  \(\frac{{\sqrt 3 }}{2}\pi {r^3}\)

Câu hỏi 47 :

Khi quay nửa đường tròn, bán kính R = 12,5 cm một vòng quanh đường kính AB cố định, ta được một mặt cầu. Diện tích mặt cầu đó là:

A.  \(605\pi \,c{m^2}\)

B.  \(615\pi \,c{m^2}\)

C.  \(625\pi \,c{m^2}\)

D.  \(635\pi \,c{m^2}\)

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK