Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Lịch sử Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 Trường THP Nguyễn Huệ

Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 Trường THP Nguyễn Huệ

Câu hỏi 1 :

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn, trong đó mâu thuẫn nào là cơ bản nhất?

A. Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ.

B. Mâu thuẫn giữa công nhân và tư bản.

C. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp.

D. Mâu thuẫn giữa tư sản và địa chủ.

Câu hỏi 2 :

Mâu thuẫn giai cấp cơ bản nhất trong xã hội Việt Nam thuộc địa đầu thế kỉ XX là mâu thuẫn giữa các lực lượng xã hội nào?

A. Nông dân với địa chủ phong kiến.

B. Tư sản với vô sản.

C. Toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai.

D. Nông dân với đế quốc Pháp.

Câu hỏi 3 :

Đối tượng và mục đích của Pháp trong việc tăng cường đầu tư vào công nghiệp trong công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam là gì ?

A. Phát triển các ngành công nghiệp nhẹ để cạnh tranh với các nước tư bản khác.

B. Đầu tư để phát triển tất cả các ngành công nghiệp ở thuộc địa.

C. Chú trọng công nghiệp khai khoáng và công nghiệp chế biến để thu lợi nhuận cao và phục vụ nhu cầu của tư bản Pháp ở Việt Nam.

D. Phát triển ngành công nghiệp nặng để thu lợi nhuận cao.

Câu hỏi 4 :

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) của thực dân Pháp đến nền kinh tế Việt Nam?

A. Cơ cấu kinh tế phát triển mất cân đối.

B. Kinh tế có sự chuyển biến ít nhiều nhưng chỉ mang tính cục bộ.

C. Kinh tế Việt Nam ngày càng cột chặt vào kinh tế Pháp.

D. Kinh tế Việt Nam phát triển mạnh theo hướng tư bản chủ nghĩa.

Câu hỏi 6 :

Trung và tiểu địa chủ Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là lực lượng

A. có tinh thần chống Pháp và tay sai.         

B. làm tay sai cho Pháp.

C. bóc lột nông dân và làm tay sai cho Pháp.

D. thỏa hiệp với Pháp.

Câu hỏi 8 :

Tác phẩm lý luận đầu tiên vạch ra phương hướng cơ bản về chiến lược và sách lược của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam là

A. Bản án chế độ thực dân Pháp.

B. Đường Kách mệnh.

C. Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt.

D. Luận cương chính trị.

Câu hỏi 9 :

Tại sao nói sự ra đời của ba tổ chức cộng sản là một xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc?

A. Do yêu cầu cần phải giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối.

B. Do sự phát triển của phong trào dân tộc dân chủ cần có tổ chức lãnh đạo.

C. Do sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới.

D. Do sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản.

Câu hỏi 10 :

Đến tháng 9-1929, hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Việt Nam có sự thay đổi như thế nào?

A. Phân liệt thành hai nhóm để thành lập các tổ chức cộng sản.

B. Thành lập một Đảng Cộng sản ở Việt Nam.

C. Tiếp tục thực hiện phong trào vô sản hoá.

D. Tiếp tục xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng.

Câu hỏi 11 :

Hạn chế lớn nhất của các tổ chức cộng sản xuất hiện năm 1929 là

A. Sự đối lập về ý thức hệ.

B. Hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau.

C. Còn thiếu đường lối đấu tranh đúng đắn.

D. Thiếu một bộ chỉ huy thống nhất.

Câu hỏi 12 :

Nhân tố mang tính tất yếu đầu tiên chuẩn bị cho những thắng lợi về sau của cách mạng Việt Nam là

A. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Tinh thần đại đoàn kết của các tầng lớp nhân dân.

C. Sự phát triển mạnh mẽ của đất nước về kinh tế, chính trị.

D. Sự giúp đỡ của các lực lượng dân chủ thế giới.

Câu hỏi 13 :

Cương lĩnh chính trị (2-1930) của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định giai cấp lãnh đạo cách mạng là 

A. Nông dân.

B. Tư sản dân tộc.

C. Công nhân.

D. Tiểu tư sản trí thức

Câu hỏi 14 :

Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam (1930) đề ra nhiệm vụ thành lập chính phủ

A. Nhân dân.

B. Công- nông.

C. Công- nông- binh.

D. Dân chủ cộng hòa.

Câu hỏi 15 :

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) đã xác định đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam là

A. Tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.

B. Tiến hành cách mạng tư sản dân quyền, sau đó tiến thẳng lên con đường TBCN.

C. Xây dựng chính quyền công nông binh, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

D. Đánh đổ đế quốc và phong kiến làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập.

Câu hỏi 16 :

Theo em nhận định cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là một cuộc cách mạng

A. không mang tính bạo lực.

B. có tính dân chủ điển hình.

C. không mang tính cải lương.

D. chỉ mang tính chất dân tộc.

Câu hỏi 17 :

Theo em nhận định nội dung nào sau đây phản ánh đúng tiến trình khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân Việt Nam trong năm 1945?

A. Giành chính quyền đồng thời ở cả hai địa bàn nông thôn và thành thị.

B. Giành chính quyền bộ phận tiến lên giành chính quyền toàn quốc.

C. Giành chính quyền ở các vùng nông thôn rồi tiến vào thành thị.

D. Giành chính quyền ở các đô thị lớn rồi tỏa về các vùng nông thôn.

Câu hỏi 18 :

Hình thức của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là đi từ

A. Giành chính quyền ở thành thị tiến về giành chính quyền ở nông thôn.

B. Giành chính quyền ở nông thôn, rừng núi tiến về giành chính quyền ở thành thị.

C. Đấu tranh chính trị tiến lên khởi nghĩa vũ trang.

D. Khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.

Câu hỏi 19 :

Quá trình phát triển của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam có đặc điểm gì nổi bật?

A. Đồng loạt khởi nghĩa trên cả nước.

B. Đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.

C. Nổ ra đồng thời ở cả nông thôn và thành thị.

D. Nổ ra ở nông thôn, rừng núi rồi phát triển về đồng bằng, đô thị.

Câu hỏi 20 :

Đặc điểm nổi bật về hình thức, phương pháp giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là

A. Đấu tranh chính trị hòa bình.

B. Đấu tranh vũ trang.

C. Đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang.

D. Đấu tranh công khai, hợp pháp.

Câu hỏi 21 :

Theo em hiểu nguyên nhân trực tiếp nào dẫn đến sự kiện Nhật đảo chính Pháp ngày 9-3-1945?

A. Do Đông Dương có vị trí chiến lược đối với Nhật.

B. Do bản chất đế quốc của Nhật- Pháp.

C. Để tránh nguy cơ bị Pháp đánh từ phía sau.

D. Do Nhật đang thất bại trên chiến trường.

Câu hỏi 22 :

Nguyên nhân sâu xa nào dẫn tới sự kiện Nhật đảo chính Pháp vào ngày 9-3-1945?

A. Do bản chất đế quốc của Nhật - Pháp.

B. Do Đông Dương có vị trí chiến lược đối với Nhật.

C. Do Nhật đang thất bại trên chiến trường.

D. Để tránh nguy cơ bị Pháp đánh từ phía sau.

Câu hỏi 23 :

Vì sao từ ngày 14-8-1945, các tỉnh như Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa,… đã tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền ở một số xã?

A. Do lệnh tổng khởi nghĩa về đây sớm.

B. Do các tỉnh này được lựa chọn thí điểm khởi nghĩa giành chính quyền.

C. Do các tỉnh này đã chuẩn bị chu đáo cho Tổng khởi nghĩa.

D. Do cấp bộ Đảng và Mặt trận Việt Minh đã nhạy bén, chủ động, vận dụng đúng tinh thần chỉ thị ngày 12-3-1945.

Câu hỏi 24 :

Vì sao từ ngày 14-8, tuy chưa nhận được lệnh Tổng khởi nghĩa nhưng nhiều địa phương đã phát động nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền?

A. Do căn cứ vào tình hình thực tế của cách mạng thế giới.

B. Do vận dụng chỉ thị “Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.

C. Do mâu thuẫn dân tộc không thể điều hòa được nữa.

D. Do nhạy bén của chính quyền các địa phương.

Câu hỏi 25 :

Sự kiện Nhật đảo chính Pháp độc chiếm Đông Dương (3-1945) chứng tỏ

A. Thời cơ của cách mạng Việt Nam chưa xuất hiện.

B. Kẻ thù của cách mạng Việt Nam vẫn còn mạnh.

C. Pháp trở thành kẻ thù trực tiếp cách mạng.

D. Phát xít Nhật không đủ sức chống lại phe Đồng minh.

Câu hỏi 26 :

Vì sao Đảng cộng sản Đông Dương không phát động tổng khởi nghĩa khi Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945)?

A. Quân Nhật mới chỉ suy yếu.

B. Tầng lớp trung gian vẫn chưa ngả hẳn về phía cách mạng.

C. Đảng Cộng sản Đông Dương và quần chúng chưa sẵn sàng hành động.

D. Thời cơ cách mạng chưa chín muồi.

Câu hỏi 27 :

Đâu là biểu hiện của cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc khi Nhật đảo chính Pháp?

A. Hai quân cướp nước cắn xé nhau chí tử.

B. Quân Nhật độc quyền Đông Dương.

C. Quân Pháp suy yếu.

D. Lực lượng trung gian ngả về phía cách mạng.

Câu hỏi 28 :

Thắng lợi của ta trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 có ý nghĩa gì?

A. Làm thất bại chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh của Pháp, bảo vệ vững chắc căn cứ địa Việt Bắc.

B. Buộc địch co cụm về thế phòng ngự bị động.

C. Làm thay đổi cục diện chiến tranh, ta nắm quyền chủ động chiến lược trên chiến trường.

D. Làm lung lay ý chí xâm lược của thực dân Pháp.

Câu hỏi 29 :

Chiến dịch Việt Bắc – Thu đông năm 1947 thắng lợi đã

A. Phá vỡ thế bao vây của quân Pháp cả trong lẫn ngoài đối với căn cứ địa Việt Bắc.

B. Bước đầu làm phá sản kế hoạch "đánh nhanh – thắng nhanh" của thực dân Pháp.

C. Đưa cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp chuyển sang giai đoạn mới.

D. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giam chân địch trong các thành phố một thời gian. 

Câu hỏi 30 :

Mục tiêu chiến lược và quan trọng nhất của Pháp khi mở cuộc tấn công lên căn cứ địa Việt Bắc (1947) là

A. Triệt đường liên lạc giữa ta với quốc tế.

B. Phá hoại các cơ sở kinh tế kháng chiến của ta.

C. Thành lập chính phủ bù nhìn.

D. Tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta.

Câu hỏi 31 :

Thắng lợi quân sự nào trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) làm phá sản kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp?

A. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.

B. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16.

C. Chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950.

D. Chiến dịch Việt Bắc Thu Đông 1947.

Câu hỏi 32 :

Ai là Tổng chỉ huy quân đội Việt Nam trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947?

A. Hồ Chí Minh.

B. Hoàng Văn Thái.

C. Võ Nguyên Giáp.

D. Văn Tiến Dũng.

Câu hỏi 34 :

Chiến thuật mà thực dân Pháp sử dụng trong cuộc tấn công lên Việt Bắc cuối năm 1947 là

A. Khóa then cửa.

B. Bao vây, triệt đường tiếp tế của Việt Nam.

C. Tạo ra hai gọng kìm kẹp chặt Việt Bắc.

D. Tấn công bất ngờ bằng quân dù.

Câu hỏi 35 :

Lối đánh nào được quân dân Việt Nam sử dụng trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947?

A. Đánh du kích.

B. Bám thắt lưng địch mà đánh.

C. Công kiên, đánh điểm, diệt viện.

D. Phục kích, truy kích.

Câu hỏi 36 :

Chính sách “dùng người Việt đánh Việt", "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” được thực dân Pháp áp dụng ở Việt Nam vào thời điểm nào?

A. Trong những năm 1945-1946.

B. Sau cuộc chiến đấu ở các đô thị.

C. Trong chiến dịch Việt Bắc năm 1947.

D. Sau chiến dịch Việt Bắc năm 1947.

Câu hỏi 37 :

Đâu không phải là luận điểm để chứng minh cho sự việc: Nhật đảo chính Pháp lại tạo ra một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc ở Đông Dương?

A. Chính quyền Pháp đã tan rã, chính quyền Nhật chưa ổn định.

B. Quân Nhật đã gục ngã.

C. Tầng lớp trung gian hoang mang.

D. Quần chúng cách mạng muốn hành động.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK