Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Lịch sử Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử Trường THPT Tôn Thất Tùng

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử Trường THPT Tôn Thất Tùng

Câu hỏi 2 :

Đặc điểm chung của khu vực Đông Bắc Á nửa sau thế kỉ XX là

A. Các quốc gia đều tiến hành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít giành độc lập dân tộc.

B. Trừ Nhật Bản, các quốc gia còn lại trong khu vực đều trong tình trạng kém phát triển.

C. Các quốc gia đều nhanh chóng bắt tay vào công cuộc khôi phục, xây dựng, phát triển kinh tế và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ.

D. Hầu hết các quốc gia giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.

Câu hỏi 3 :

Hội nghị Ianta đã thỏa thuận vấn đề bán đảo Triều Tiên như thế nào?

A. Triều Tiên tạm thời chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau.

B. Thành lập ở phía Bắc Triều Tiên nhà nước Đại Hàn Dân quốc, phía Nam là nhà nước Dân Chủ Nhân dân Triều Tiên.

C. Quân đội Liên Xô đóng ở phía Bắc Triều Tiên, phía Nam là quân đội Mĩ, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới tạm thời.

D. Triều Tiên được chia thành hai miền Nam - Bắc, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới quân sự.

Câu hỏi 4 :

Hội nghị nào đã đưa ra quyết định chia đôi bán đảo Triều Tiên thành 2 miền theo vĩ tuyến 38?

A. Hội nghị Pốtxđam.

B. Hội nghị Pari.

C. Hội nghị Xan Phranxico.

D. Hội nghị Ianta.

Câu hỏi 6 :

Nhóm các quốc gia nào sáng lập “Cộng đồng than - thép châu Âu” năm 1951?

A. Pháp- Anh- CHLB Đức- Bỉ- Italia- Hà Lan.

B. Pháp- Anh- CHLB Đức- Bồ Đào Nha- Italia- Hà Lan.

C. Pháp- Lúcxămbua- CHLB Đức- Bỉ- Italia- Hà Lan.

D. Anh- CHLB Đức- Bỉ- Italia- Hà Lan- Hi Lạp.

Câu hỏi 7 :

Đến cuối thập kỉ 90 của thế kỉ XX, EU trở thành tổ chức liên kết lớn nhất hành tinh về

A. Văn hóa - kinh tế.        

B. Chính trị - kinh tế.

C. Quân sự - kinh tế.     

D. Quân sự - chính trị.

Câu hỏi 8 :

Đến cuối thập kỉ 90, tổ chức nào được đánh giá là liên minh kinh tế - chính trị khu vực lớn nhất hành tinh?

A. Liên minh châu Âu (EU).

B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

C. Liên hợp quốc.

D. Cộng đồng châu Âu (EC).

Câu hỏi 9 :

Việc thực hiện kế hoạch Mácsan của Mỹ đã tác động đến tình hình châu Âu như thế nào?

A. Tạo nên sự phân chia, đối lập về kinh tế và chính trị giữa các nước Tây Âu tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa.

B. Tạo cơ sở cho sự hình thành tổ chức liên kết kinh tế - chính trị lớn nhất châu Âu - EU.

C. Tạo nên sự phân chia đối lập về quân sự và chính trị giữa các nước Tây Âu Tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa. D. 

D. Tạo nên sự hợp tác, đối thoại giữa các nước Tây Âu Tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa.

Câu hỏi 10 :

Để ủng hộ cuộc Chiến tranh lạnh (1947 - 1989) của Mỹ, các nước Tây Âu đã tham gia

A. Liên minh châu Âu.

B. Kế hoạch Mácsan.

C. Tổ chức Liên hiệp ước Vácsava.

D. Tổ chức thống nhất Châu Phi.

Câu hỏi 11 :

Biển hiện nào dưới đây không phản ánh đúng xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh?

A. Hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế chủ đạo của thế giới.

B. Các quốc gia đều lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.

C. Trật tự thế giới đơn cực được xác lập trong quan hệ quốc tế.

D. Sự vươn lên cạnh tranh của các trung tâm kinh tế trong trật tự thế giới mới.

Câu hỏi 12 :

Sau khi Liên Xô tan rã, trật tự hai cực Ianta sụp đổ, vai trò của Mĩ trên trường quốc tế như thế nào?

A. Mĩ thiết lập trật tự thế giới “đơn cực”, nhằm thực hiện âm mưu bá chủ thế giới.

B. Ảnh hưởng của Mĩ bị thu hẹp ở nhiều nơi.

C. Mĩ lâm vào cuộc khủng hoảng chính trị sau vụ khủng bố ngày 11/09/2001.

D. Mĩ thay đổi chính sách đối ngoại, mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều nước trên thế giới.

Câu hỏi 13 :

Vì sao năm 1991 trật tự “hai cực” Ianta lại sụp đổ?

A. Do sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và các nước Tây Âu.

B. Liên Xô và Mĩ quá tốn kém trong việc chạy đua vũ trang.

C. “Cực” Liên Xô đã tan rã, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới không tồn tại.

D. Nền kinh tế Liên Xô ngày càng lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng.

Câu hỏi 14 :

Xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh tạo ra

A. Trật tự thế giới “đa cực”, với sự vươn lên của nhiều cường quốc.

B. Thời cơ và thách thức với mỗi quốc gia, dân tộc.

C. Điều kiện để các nước tập trung phát triển kinh tế, xây dựng sức mạnh quốc gia tổng hợp.

D. Xung đột quân sự, khủng bố li khai ở nhiều khu vực trên thế giới.

Câu hỏi 15 :

Nguyên nhân chủ quan cơ bản tạo nên nền kinh tế năng động của “con rồng” kinh tế Đài Loan là gì?

A. Chính quyền Đài Loan tiến hành những cải cách tiến bộ.

B. Giáo dục và khoa học - kĩ thuật được coi trọng.

C. Nhận được sự trợ giúp của CHND Trung Hoa.

D. Dựa vào nguồn viện trợ tài chính từ Mĩ.

Câu hỏi 16 :

Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đố vào cuối những năm 80 đầu những năm 90 của thế kỉ XX là do

A. Sự chống phá của các thế lực chống chủ nghĩa xã hội.

B. Chậm sửa chữa những sai lầm.

C. Không bắt kịp bước phát triển của khoa học - kĩ thuật tiên tiến.

D. Sai lầm trong đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Câu hỏi 17 :

Tại sao Chiến tranh lạnh đã chấm dứt nhưng ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột?

A. Chủ nghĩa khủng bố.

B. Mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ, khủng bố.

C. Di chứng của Chiến tranh lạnh.

D. Sự can thiệp của các nước lớn.

Câu hỏi 18 :

Tại sao sau Chiến tranh lạnh, quan hệ giữa các nước lớn được điều chỉnh theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp?

A. Tạo nên một môi trường thuận lợi để phát triển.

B. Để tranh thủ những lợi thế của xu thế toàn cầu hóa.

C. Để xoa dịu những mâu thuẫn trong nước.

D. Để thiết lập trật tự thế giới “đơn cực”.

Câu hỏi 19 :

Tại sao sau chiến tranh thế giới thứ hai, xu thế liên kết khu vực lại phát triển mạnh ở các nước tư bản?

A. Do tác động của cách mạng khoa học- kĩ thuật.

B. Do sự phát triển của lực lượng sản xuất.

C. Do tác động của xu thế toàn cầu hóa.

D. Do tác động của cách mạng khoa học- kĩ thuật và sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Câu hỏi 20 :

Nhân tố nào dưới đây có tác động đến sự biến đổi của bản đồ chính trị thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)?

A. Trật tự hai cực Ianta với sự đối đầu của Liên Xô và Mĩ.

B. Sự phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc.

C. Chiến tranh lạnh diễn ra gay gắt ở nhiều khu vực trên thế giới.

D. Sự ra đời của hệ thống Xã hội chủ nghĩa đối trọng với Tư bản chủ nghĩa.

Câu hỏi 21 :

Thách thức lớn nhất của thế giới trong thập kỉ đầu tiên của thế kỉ XXI là gì?

A. Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng.

B. Nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.

C. Chiến tranh, xung đột ở nhiều khu vực trên thế giới.

D. Chủ nghĩa khủng bố hoành hành.

Câu hỏi 22 :

Bước sang thế kỉ XXI, xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế là

A. Tăng cường liên kết khu vực để tăng cường tiềm lực kinh tế, quân sự.

B. Hòa bình, hợp tác và phát triển.

C. Cạnh tranh khốc liệt để tồn tại.

D. Cùng tồn tại trong hòa bình, các bên cùng có lợi.

Câu hỏi 23 :

Sự khác biệt trong chính sách đối ngoại của Tây Âu trong những năm 1950 - 1973 so với những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Chịu sự chi phối và ảnh hưởng sâu sắc của Mĩ.

B. Tất cả các nước chuyển sang thực hiện đa phương hóa quan hệ với bên ngoài.

C. Trừ một số nước tiếp tục liên minh với Mĩ, nhiều nước cố gắng hóa đa phương hóa quan hệ đối ngoại.

D. Ủng hộ Mỹ trong chiến tranh Việt Nam và xâm lược trở lại thuộc địa của mình.

Câu hỏi 24 :

Các nước Tây Âu đã phải tuân theo điều kiện nào do Mĩ đặt ra để nhận được viện trợ sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Không đánh thuế hàng hóa của Mĩ, gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ.

B. Tổ chức tuyển cử tự dân dân chủ trong cả nước.

C. Đảm bảo các quyền tự do cho người lao động.

D. Hạ thuế quan đối với hàng hóa Mỹ, gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK