Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Lịch sử Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử Trường THPT Phan Thành Tài

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử Trường THPT Phan Thành Tài

Câu hỏi 1 :

Sự kiện nào đã đưa lịch sử Trung Quốc bước sang một kỉ nguyên mới?

A. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời (1949).

B. Công cuộc cải cách - mở cửa từ năm 1978.

C. Thiết lập quan hệ ngoại giao với Mĩ (1979)..

D. Thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công (1997) và Ma Cao (1999).

Câu hỏi 3 :

Trước khi trở về chủ quyền của Trung Quốc, Hồng Kông và Ma Cao là vùng đất thuộc địa của thực dân nào?

A. Anh và Bồ Đào Nha.        

B. Bồ Đào Nha và Pháp.

C. Anh và Tây Ban Nha. 

D. Mĩ và Tây Ban Nha.

Câu hỏi 4 :

Biến đổi lớn về kinh tế của cácnước Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Sự ra đời của hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên.

B. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ.

C. Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

D. Các nước đạt sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế.

Câu hỏi 5 :

Đâu không phải là biến đổi của các nước Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Sự ra đời của hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên.

B. Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

C. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ.

D. Các nước đạt sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế.

Câu hỏi 6 :

Vấn đề chủ yếu gây nên tình trạng căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên hiện nay là gì?

A. Sự đối lập về hệ tư tưởng giữa TBCN với XHCN.

B. Do vấn đề dầu mỏ và việc sử dụng tài nguyên giữa hai nước.

C. Do vấn đề phát triển công nghiệp quân sự - công nghiệp hạt nhân của Triều Tiên.

D. Do sự hậu thuẫn của Mĩ đối với Hàn Quốc và Trung Quốc đối với Triều Tiên.

Câu hỏi 7 :

Tại sao Chiến tranh lạnh đã kết thúc nhưng quan hệ hai miền Triều Tiên hiện nay vẫn tiếp tục trong tình trạng căng thẳng?

A. Do sự chia rẽ của các thế lực thù đich đặc biệt là Mĩ và các nước phương Tây.

B. Do sự đối lập về hệ tư tưởng Tư bản chủ nghĩa với Xã hội chủ nghĩa.

C. Do nhân dân hai miền không muốn hòa hợp do điều kiện chính trị khác nhau.

D. Do vấn đề phát triển công nghiệp quân sự- công nghiệp hạt nhân của Triều Tiên.

Câu hỏi 8 :

Nguyên tắc cơ bản nhất chỉ đạo hoạt động của Liên Hợp quốc

A. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.

B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào.

C.  Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.

D. Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc).

Câu hỏi 9 :

Cơ sở nào đã thúc đẩy sự liên kết giữa các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?

A. Chung ngôn ngữ, đều nằm ở phía Tây châu Âu, cùng thể chế chính trị.

B. Tương đồng nền văn hóa, trình độ phát triển, khoa học- kĩ thuật.

C. Chung nền văn hóa, trình độ phát triển, khoa học- kĩ thuật.

D. Tương đồng ngôn ngữ, đều nằm ở phía Tây châu Âu, cùng thể chế chính trị.

Câu hỏi 10 :

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự liên kết của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?

A. Để giải quyết những mâu thuẫn bất đồng từ trước.

B. Để cùng nhau phát triển kinh tế.

C. Để thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ.

D. Để khôi phục lại địa vị kinh tế- chính trị và giải quyết những vấn đề bất đồng.

Câu hỏi 11 :

Sự trỗi dậy của Liên minh châu Âu (EU) có tác động như thế nào đến xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh?

A. Góp phần vào sự sụp đổ của trật tự hai cực Ianta.

B. Thúc đẩy các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế.

C. Thúc đẩy sự hình thành trật tự thế giới đa cực.

D. Củng cố nền hòa bình an ninh thế giới.

Câu hỏi 12 :

Sự kiện nào đánh dấu Liên minh châu Âu (EU) đã có sự thống nhất về kinh tế, thị trường?

A. Cuộc bầu cử nghị viện châu Âu (6-1979).

B. 7 nước châu Âu hủy bỏ sự kiểm soát đối với việc đi lại của công dân các nước (1995).

C. Đồng tiền chung châu Âu chính thức được đưa vào sử dụng (2002).

D. Hiệp ước Maxtrích được kí kết (1991).

Câu hỏi 13 :

Ý nghĩa tích cực và bao quát nhất của Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) ra đời từ 1957?

A. Tạo ra ở châu Âu một cộng đồng Kinh tế và một thị trường chung để đẩy mạnh phát triển kinh tế và ứng dụng thành tựu khoa học kĩ thuật.

B. Có điều kiện để cạnh tranh kinh tế, thương mại tài chính với Mĩ và Nhật.

C. Tiến tới thống nhất chính sách đối nội đối ngoại giữa các nước trong cộng đồng.

D. Phát hành đồng tiền chung.

Câu hỏi 14 :

Sự gia nhập Liên minh châu Âu (EU) mang lại lợi ích chủ yếu gì cho các nước thành viên tham gia?

A. Mở rộng thị trường.

B. Tranh thủ được nguồn vốn, nhân lực, khoa học- kĩ thuật…

C. Giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.

D. Sự hỗ trợ lẫn nhau trong các lĩnh vực kinh tế- chính trị cùng phát triển.

Câu hỏi 15 :

Bản chất của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc trong những năm 1946-1949 là

A. Cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa thực dân phương Tây ở Trung Quốc.

B. Cuộc tranh giành quyền lực giữa các lực lượng chính trị.

C. Cuộc đấu tranh để lựa chọn con đường phát triển cho Trung Quốc.

D. Cuộc đấu tranh để xóa bỏ tàn dư phong kiến.

Câu hỏi 16 :

Cuộc nội chiến ở Trung Quốc năm 1946 - 1949 mang tính chất?

A. Một cuộc cách mạng dân chủ nhân dân.

B. Một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

C. Một cuộc cách mạng tư sản kiểu mới.

D. Một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Câu hỏi 17 :

Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ của cuộc nội chiến (1946-1949) ở Trung Quốc là gì?

A. Do tác động của cuộc chiến tranh lạnh gây ra nhiều mâu thuẫn mới.

B. Do sự đối lập về hệ tư tưởng và tham vọng lãnh đạo cách mạng Trung Quốc.

C. Do sự phát triển lực lượng của Đảng cộng sản Trung Quốc.

D. Do sự can thiệp của Mĩ đến nền chính trị của Trung Quốc.

Câu hỏi 18 :

Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Trung Quốc thời kì cải cách mở cửa là

A. Nền kinh tế tự cấp, tự túc.

B. Nền kinh tế thị trường.

C. Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung.

D. Nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.

Câu hỏi 19 :

Một trong những di chứng của chiến tranh lạnh còn tồn tại ở thế kỷ XXI là

A. Cuộc chạy đua vũ trang giữa các cường quốc.

B. Sự cạnh tranh về kinh tế giữa các cường quốc.

C. Sự bùng nổ xung đột do tranh chấp lãnh thổ.

D. Đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK