Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Lịch sử Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử Trường THPT Hòa Vang

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử Trường THPT Hòa Vang

Câu hỏi 1 :

Ai là người đã khởi xướng đường lối cải cách mở cửa của Trung Quốc từ năm 1978?

A. Lưu Thiếu Kì.

B. Đặng Tiểu Bình.

C. Chu Ân Lai.

D. Giang Trạch Dân.

Câu hỏi 2 :

Mục tiêu lớn nhất của công cuộc cải cách - mở của ở Trung Quốc là gì?

A. Chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn.

B. Hiện đại hóa đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc.

C. Làm cho nền kinh tế tiến bộ nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao.

D. Biến Trung Quốc trở thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh.

Câu hỏi 3 :

Đảng và Nhà nước Trung Quốc xác định trọng tâm của đường lối cải cách - mở cửa từ năm 1978 là

A. Lấy cải cách kinh tế làm trung tâm.

B. Lấy đổi mới chính trị làm trung tâm.

C. Đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị được tiến hành đồng thời.

D. Đổi mới chính trị là nền tảng, là khâu đột phá để đẩy mạnh đổi mới kinh tế.

Câu hỏi 4 :

Đâu không phải là thành tựu về khoa học - kĩ thuật của Trung Quốc từ sau công cuộc cải cách - mở cửa (1978)?

A. Phóng thành công 5 con tàu “Thần Châu” vào không gian vũ trụ.

B. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

C. Thực hiện chương trình thám hiểm không gian.

D. Trở thành quốc gia thứ ba (sau Nga, Mĩ) có tàu cùng với con người bay vào vũ trụ.

Câu hỏi 5 :

Trong 20 năm (1978-1998) thực hiện đường lối cải cách, Trung Quốc đã đạt được thành tựu về kinh tế nào dưới đây?

A. Năm 1998, GDP Trung Quốc đạt 7000 tỉ USD.

B. Sản lượng cá đứng thứ hai thế giới.

C. Tổng sản phẩm của Trung Quốc chiếm 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.

D. GDP tăng trung bình hàng năm trên 8%.

Câu hỏi 6 :

Hội nghị Ianta chấp nhận các điều kiện để đáp ứng yêu cầu của Liên Xô khi tham gia chống quân phiệt Nhật Bản ở châu Á, ngoại trừ việc

A. khôi phục quyền lợi của nước Nga bị mất do chiến tranh Nga Nhật (1904 - 1905). 

B. Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curie 

C. trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Zakha

D. giữ nguyên hiện trạng của Trung Quốc và Mông Cổ

Câu hỏi 7 :

Hội nghị Ianta quyết định nhiều vấn đề quan trọng, ngoại trừ

A. Hợp tác giữa các nước nhằm khôi phục lại đất nước sau Chiến tranh. 

B. tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.

C. thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.

D. thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới 

Câu hỏi 8 :

Vấn đề không được đặt ra trước các cường quốc đồng minh để giải quyết trong Hội nghị Ianta là

A. khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh. 

B. nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít. 

C. phân chia thành quả giữa các nước thắng trận.

D. tổ chức lại thế giới sau chiến tranh. 

Câu hỏi 9 :

Việt Nam gia nhập và trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc vào năm 

A. 8-1967      

B. 9-1977   

C. 10-1977        

D. 9-1967.

Câu hỏi 10 :

Cho dữ liệu: Bộ máy của tổ chức Liên hợp quốc gồm 6 cơ quan chính, trong đó (1) ....là cơ quan giữ vai trò trọng yếu để duy trì hòa bình và an ninh thế giới, (2)....là cơ quan hành chính, đứng đầu là (3)........ với nhiệm kỉ 5 năm. Trụ sở Liên hợp quốc đặt tại (4)....... Chọn các dữ liệu có sẵn để điền vào chỗ trống 

A. (1)Hội đồng bảo an, (2) Ban thư kí, (3) Tổng thư kí , (4)Vecxai (Pháp). 

B. (1)Hội đồng quản thác, (2) Ban thư kí, (3) Tổng thư kí, (4) Niu Oóc (Mĩ), 

C. (1 Hội đồng bảo an, (2) Ban thư kí, (3) Tổng thư kí, (4) Niu Oóc (Mĩ). 

D. (1) Đại hội đồng, (2) Ban thư kí, (3) Tổng thư kí, (4) Niu Oóc (Mĩ). 

Câu hỏi 11 :

Giữ gìn hòa bình, an ninh quốc tế, góp phần giải quyết các vụ tranh chấp xung đột khu vực. Đó là

A. nguyên tắc của Liên hợp quốc.

B. vai trò của Liên hợp quốc.

C. trách nhiệm của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

D. vai trò của Đại hội đồng Liên hợp quốc.

Câu hỏi 12 :

Thể chế chính trị của Liên Bang Nga từ năm 1993 trở đi là

A. Cộng hòa Liên Bang.

B. Cộng hòa Tổng thống.

C. Tổng thống Liên Bang.

D. Quân chủ lập hiến.

Câu hỏi 13 :

Kinh tế Nga bắt đầu có những tín hiệu phục hồi từ năm nào?

A. Từ năm 1995.

B. Từ năm 1996.

C. Từ năm 1997.

D. Từ năm 1998.

Câu hỏi 14 :

Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Liên Bang Nga từ năm 1991 đến năm 1995 rơi vào tình trạng

A. Luôn là con số âm.

B. Chậm phát triển.

C. Không phát triển.

D. Trì trệ, chậm phát triển.

Câu hỏi 15 :

Chính sách đối ngoại của Liên Xô từ năm 1945 đến những năm 70 của thế kỷ XX là

A. Bình thường hóa quan hệ với tất cả các nước phương Tây.      

B. Mở rộng quan hệ đối ngoại với tất cả các nước tư bản trên thế giới.

C. Bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.

D. Hòa bình, trung lập, mở rộng quan hệ đối ngoại toàn cầu.

Câu hỏi 16 :

Một trong những bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể rút ra từ thất bại của Liên Xô trong công cuộc cải tổ 1985 - 1991 là

A. Phải xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.

B. Phải mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước.

C. Phải xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp.

D. Phải giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản.

Câu hỏi 17 :

Từ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, Việt Nam có thể rút ra được bài học kinh nghiệm gì?

A. Tiến hành đổi mới mạnh mẽ, lấy đổi mới chính trị làm trọng tâm.

B. Luôn đề phòng cảnh giác với nguy cơ diễn biến hoà bình, tự chuyển hóa.

C. Tuân thủ các quy luật phát triển khách quan, xây dựng cơ chế tập trung bao cấp.

D. Thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình hợp tác chỉ với các nước Đông Nam Á.

Câu hỏi 18 :

Bài học quan trọng nhất rút ra cho Việt Nam trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu là

A. Phải có sự biến đổi linh hoạt phù hợp với thực tế, không xa rời nguyên tắc xã hội chủ nghĩa.

B. Phải bắt kịp sự phát triển của khoa học- kĩ thuật.

C. Kiên quyết đấu tranh với các thế lực thù địch.

D. Nhìn nhận khách quan những sai lầm và hạn chế trong quá trình xây dựng đất nước.

Câu hỏi 19 :

Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô có phải là sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới hay không? Vì sao?

A. Có. Vì Liên Xô là nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên và lớn nhất. 

B. Không. Vì trên thế giới còn sự tồn tại các nước chủ nghĩa xã hội.

C. Có. Vì phần lớn các nước xã hội chủ nghĩa nằm ở khu vực Đông Âu. 

D. Không. Vì đó chỉ là sự sụp đổ của một mô hình chủ nghĩa xã hội chưa khoa học. 

Câu hỏi 20 :

“Hòa bình, trung lập tích cực, luôn ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc” là chính sách đối ngoại của Ấn Độ trong thời kì nào?

A. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

B. Từ những năm 50 đến những năm 70 của thế kỉ XX.

C. Từ những năm 70 của thế kỉ XX đến nay.

D. Đây là chính sách đối ngoại xuyên suốt của Ấn Độ.

Câu hỏi 21 :

Năm 1972, trong hoạt động ngoại giao của Ấn Độ đã diễn ra sự kiện nổi bật gì?

A. Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

B. Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc.

C. Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao với Mianma.

D. Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao với Mĩ.

Câu hỏi 22 :

Từ những năm 90 của thế kỉ XX, Ấn Độ đã trở thành một trong những nước sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới nhờ cuộc cách mạng nào?

A. Cách mạng xanh.

B. Cách mạng trắng.

C. Cách mạng khoa học- công nghệ.

D. Cách mạng chất xám.

Câu hỏi 23 :

Nhờ cuộc cách mạng nào mà Ấn Độ đã tự túc được lương thực từ giữa những năm 70 của thế kỷ 20?

A. “Cách mạng xanh”.

B. “Cách mạng chất xám”..

C. “Cách mạng nhung”.

D. “Cách mạng trắng”.

Câu hỏi 24 :

Cuộc cách mạng nào đã giúp Ấn Độ tự túc được lương thực cho toàn dân và bắt đầu xuất khẩu?

A. Cách mạng xanh.

B. Cách mạng trắng.

C. Cách mạng chất xám.

D. Cách mạng khoa học- công nghệ.

Câu hỏi 25 :

Trong giai đoạn từ tháng 7-1946 đến tháng 6-1947, quân giải phóng Trung Quốc thực hiện chiến lược

A. Phòng ngự.

B. Phòng ngự tích cực.

C. Phản công.

D. Thủ hiểm.

Câu hỏi 26 :

Kết quả của cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng cộng sản (1946 - 1949) ở Trung Quốc là

A. Thắng lợi thuộc về Đảng Cộng sản.        

B. Sự tan rã của Đảng cộng sản.

C. Thắng lợi thuộc về Quốc dân Đảng.

D. Sự tan rã của Quốc dân Đảng.

Câu hỏi 27 :

Cuộc nội chiến (1946-1949) ở Trung Quốc diễn ra giữa

A. Đảng Cộng sản và Đảng Cộng hòa.

B. Đảng Cộng hòa và Đảng Lập hiến.

C. Đảng Lập hiến và Quốc dân đảng.

D. Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK