Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Lịch sử Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 Trường THPT Bình An

Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 Trường THPT Bình An

Câu hỏi 1 :

Bản chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12/3/1945) đã xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là

A. Thực dân Pháp và tay sai   

B. Thực dân Pháp

C. Thực dân Pháp và Phát xít Nhật.   

D. Phát xít Nhật

Câu hỏi 2 :

Sự kiện nào đánh dấu chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai ở Nam Phi bị xóa bỏ hoàn toàn?

A. Nhân dân Nam Phi nổi dậy khởi nghĩa vũ trang,

B. Thực dân Anh rút khỏi Nam Phi.

C. Nenxơn Mandela trở thành tổng thống người da đen đầu tiên.

D. 17 nước châu Phi giành độc lập

Câu hỏi 3 :

Cuộc chiến tranh lạnh kết thúc được đánh dấu bằng sự kiện nào?

A. Hiệp định về một giải pháp toàn diện cho vấn đề Campuchia(10/1991)

B. Cuộc gặp gỡ giữa Busơ và Gioocbachôp tại đảo Man ta(12/1989)

C. Hiệp ước về hệ thống phòng chống tên lửa(ABM) năm 1972

D. Định ước Hen xin ki được kí kết năm 1975

Câu hỏi 4 :

Mục đích của Đảng khi thực hiện cải cách ruộng đất là

A. củng cố khối liên minh công nông, mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất

B. xây dựng Miền Bắc thành hậu phương lớn của cả nước

C. thực hiện người cày có ruộng

D. xây dựng đời sống mới cho nhân dân

Câu hỏi 5 :

Nội dung nào sau  đây phản ánh đầy đủ những khó khăn cơ bản của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sau cách mạng tháng Tám năm 1945?

A. Quân Pháp trở lại tấn công ta ở Nam Bộ

B. Nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài chính , thù trong giặc ngoài

C. Sự chống phá của bọn phản cách mạng Việt Quốc, Việt Cách

D. Tình trạng hạn hán, lũ lụt và nạn đói, nạn dốt đã diễn ra ở nhiều nơi

Câu hỏi 6 :

Mục tiêu của Việt Nam Quốc dân Đảng là gì?

A. Đánh đưởi thực dân Pháp, thiết lập dân quyền

B. Đánh đổ ngôi vua, đánh đuổi giặc Pháp , lập nên nước Việt Nam độc lập

C. Đánh đuổi thực dân Pháp, xóa bỏ ngôi vua

D. Đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua , thiết lập dân quyền

Câu hỏi 7 :

Phong trào Cần vương mang tính chất là một phong trào yêu nước theo

A. hệ tư tưởng phong kiến.

B. sự tự phát của nông dân

C. hệ tư tưởng tư sản.

D. xu hướng vô sản.

Câu hỏi 9 :

- Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch- Khai thông biên giới Việt – Trung

A. Chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947

B. Chiến dịch Hòa Bình- Tây Bắc- Thượng Lào

C. Chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950

D. Cuộc  tiến công chiến lược Đông Xuân  năm 1953- 1954 

Câu hỏi 10 :

Sự kiện nào đánh dấu “Chiến lược chiến tranh đặc” biệt bị phá sản về cơ bản?

A. Sư Thích Quảng Đức tự thiêu ở Sài Gòn năm (1963)

B. Tổng thống Ken nơ đi bị ám sát(22/11/1963)

C. Trận Ấp Bắc(Mĩ Tho ngày 2/1/1963)

D. Trận Bình Gĩa (Bà Rịa ngày 2/12/1964)

Câu hỏi 11 :

Ba trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới hình thành vào thập niên 70 của thế kỉ XX là

A. Mĩ - Tây Âu - Nhật Bản

B. Mĩ – Anh - Pháp

C. Mĩ – Đức – Nhật Bản

D. Mĩ – Liên Xô – Nhật Bản

Câu hỏi 12 :

Từ cuối năm 1974 đầu năm 1975, Bộ chính trị đề ra chủ trương giải phóng hoàn toàn Miền Nam trong khoảng thời gian nào?

A. Trong hai năm 1975 và 1976

B. Cuối năm 1975 đầu năm 1976

C. Mùa mưa năm 1974 và 1975

D. Sau mùa mưa năm 1975 và cả năm 1976

Câu hỏi 13 :

Phe Liên minh trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) gồm những nước nào?

A. Đức, Áo – Hung, Italia.                            

B. Đức, Ý, Nhật.                                                     

C. Đức, Nhật, Áo – Hung.       

D. Anh, Pháp, Nga.

Câu hỏi 14 :

Bốn tỉnh giành được chính quyền sớm nhất trong cách mạng tháng Tám là

A. Hà Nội, Bắc Giang, Huế, Sài Gòn

B. Hà Nội,  Sài Gòn, Hà Tĩnh,  Quảng Nam

C. Bắc Giang.  Hải Dương, Hà Nội, Huế

D. Bắc Giang.  Hải Dương, Hà Tĩnh , Quảng Nam

Câu hỏi 15 :

Năm 1991, diễn ra sự kiện gì có liên quan đến quan hệ quốc tế?

A. Trật tự hai cực Ianta bị sụp đổ

B. Xô – Mĩ tuyên bố hợp tác trên mọi phương diện

C. Mĩ và Liên Xô chấm dứt chiến tranh lạnh

D. Trật tự hai cực Ianta bị xói mòn

Câu hỏi 16 :

Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX ở nước ta là

A. Hùng Lĩnh.

B. Hương Khê.       

C. Bãi Sậy

D. Ba Đình

Câu hỏi 17 :

Biến đổi quan trọng nhất của các nước ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Từ các nước thuộc địa trở thành các nước độc lập.

B. Nhiều nước có tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh.

C. Thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

D. Mở rộng đối ngoại, hợp tác với các nước Đông Âu.

Câu hỏi 18 :

Tổ chức Liên minh Châu Âu ra đời cùng với xu hướng chung nào của thế giới?

A. Xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ

B. Đối đầu của các nước tư bản chủ nghĩa và các nước xã hội chủ nghĩa

C. Đối thoại hợp tác của các nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa

D. Các tổ chức liên kết khu vực xuất hiện ngày càng nhiều

Câu hỏi 19 :

Sự sáng tạo và linh hoạt của Đảng khi đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn Miền Nam được thể hiện ở chỗ

A. quyết định giải phóng Miền Nam trước tháng 5 năm 1975

B. tranh thủ thời cơ, tiến công thần tốc đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân

C. quyết định chuyển sang tiến công chiến lược trên toàn Miền Nam 

D. đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn Miền Nam trong hai năm

Câu hỏi 20 :

Nguyên nhân khách quan dẫn đến thắng lợi chung  của ba nước Đông Dương trong kháng chiến chống Pháp(1945- 1954) và chống Mĩ(1954- 1975) là

A. sự đoàn kết, gắn bó của ba dân tộc Đông Dương trong chiến đấu chống kẻ thù chung

B. Có Đảng cộng sản Đông Dương lãnh đạo với đường lối đúng đắn sáng tạo

C. Các nước có chung đường lối đấu tranh chống Pháp và chống Mĩ

D. Truyền thống yêu nước chống xâm lược của ba dân tộc

Câu hỏi 21 :

Ý nào phản ánh đúng và đầy đủ về quan điểm đổi mới của Đảng ta?

A. Đổi mới về kinh tế phải gắn  liền với đổi mới về chính trị -  xã hội

B. Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ mà trọng tâm là đổi mới về kinh tế

C. Đổi mới về kinh tế , chính trị và văn hóa xã hội

D. Đổi mới để đua đất nước vượt qua khủng hoảng khó khăn

Câu hỏi 22 :

Hội nghị trung ương lần 6(tháng 11/1939) của Đảng đã đánh dấu sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng đúng đắn vì

A. giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu

B. mở rộng vấn đề dân chủ trên toàn cõi Đông Dương

C. xác định đứng đắn kẻ thù là phát xít Nhật 

D. kịp thời giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân

Câu hỏi 23 :

Mục tiêu của phong trào cách mạng 1936-1939 là gì?

A. Chống phong kiến tay sai, tịch thu ruộng đất của địa chủ, đế duốc chia cho dân cày

B. Đòi quyền tự trị cho  nhân dân các nước Đông Dương

C. Chống phát xít và nguy cơ chiến tranh, đòi tự do dân sinh dân chủ, hòa bình

D. Chống chủ nghĩa đế quốc để đòi độc lập

Câu hỏi 24 :

Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, thái độ của triều đình nhà Nguyễn và nhân dân ta như thế nào?

A. Triều đình kiên quyết chống Pháp, nhân dân hoang mang

B. Triều đình sợ hãi không dám đánh Pháp, nhân dân hoang mang

C. Triều đình do dự không dám đánh Pháp , nhân dân kiên quyết chống Pháp

D. Triều đình và nhân dân không đồng lòng chống Pháp

Câu hỏi 25 :

Thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam được đánh giá là “lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu”?

A. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi (1975)

B. Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954)

C. Cách mạng Tháng Tám thành công (1945)

D. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930)

Câu hỏi 26 :

Nguyên nhân nào có tính chất quyết định đưa tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 - 1975 của nhân dân Việt Nam?

A. Có hậu phương miền Bắc vững chắc.

B. Tinh thần đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương.

C. Sự lãnh đạo sáng suốt và đúng đắn của Đảng.

D. Nhân dân Việt Nam giàu lòng yêu nước.

Câu hỏi 27 :

Nhận xét nào sau đây không đúng về ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pari năm 1973?

A. Là kết quả cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta ở hai miền đất nước.

B. Buộc Mỹ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, rút hết quân đội về nước.

C. Miền Bắc được giải phóng, tạo thời cơ để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn Miền Nam.

D. Với hiệp định Pari, ta đã đánh cho Mỹ cút, tạo thời cơ tiến lên đánh cho Nguy nhào.

Câu hỏi 28 :

Điểm khác biệt của giai cấp công nhân Việt Nam so với giai cấp công nhân ở các nước tư bản Âu-Mỹ đó là

A. ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam.      

B. ra đời sau giai cấp tiểu tư sản Việt Nam.

C. ra đời cùng giai cấp tư sản Việt Nam.

D. ra đời sau giai cấp tư sản Việt Nam

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK