Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Lịch sử Lịch Sử 12 Chương 4 (có đáp án): Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945-2000) !!

Lịch Sử 12 Chương 4 (có đáp án): Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945-2000) !!

Câu hỏi 1 :

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một trong những thành tựu mà Mĩ đạt được trong lĩnh vực kinh tế là gì?

A. Chiếm hơn 45% tổng sản phẩm kinh tế thế giới

B. Chiếm 2/3 dự trữ vàng của thế giới

C. Sản lượng nông nghiệp chiếm hơn một nửa sản lượng nông nghiệp thế giới

D. Sản lượng công nghiệp chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp thế giới

Câu hỏi 2 :

Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc (1989) và trật tự thế giới hai cực Ianta sụp đổ (1991) chính sách đối ngoại của Mĩ là

A. Thiết lập trật tự thế giới “đơn cực“ do Mĩ là siêu cường duy nhất lãnh đạo

B. Từ bỏ tham vọng làm bá chủ thế giới, chuyển sang chiến lược chống khủng bố

C. Tiếp tục thực hiện chính sách ngăn chặn, xoá bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới

D. Ủng hộ trật tự đa cực, nhiều trung tâm đang hình thành trên thế giới.

Câu hỏi 3 :

Từ năm 1983 đến năm 1991, kinh tế Mĩ có đặc điểm nào dưới đây?

A. Phục hồi và phát triển trở lại.

B. Phát triển không ổn định.

C. Phát triển nhanh chóng.

D. Khủng hoảng suy thoái

Câu hỏi 4 :

Sau Chiến tranh thế giới thứ II, chính sách đối ngoại của Mĩ thể hiện tham vọng

A. Xác lập vai trò lãnh đạo của Mĩ ở châu Mĩ.

B. Xác lập vai trò lãnh đạo của Mĩ ở Mĩ Latinh, châu Á – Thái Bình Dương.

C. Xác lập vai trò lãnh đạo của Mĩ ở trên khắp toàn cầu.

D. Xác lập vai trò lãnh đạo của Mĩ ở châu Âu

Câu hỏi 5 :

Việt Nam bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mĩ vào thời gian

A. Tháng 7/1973

B. Tháng 12/1989

C. Tháng 7/1995

D. Tháng 7/1997

Câu hỏi 6 :

Trong khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ giữ vai trò như thế nào trên trường quốc tế?

A. Trung tâm công nghiệp của thế giới.

B. Trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới.

C. Trung tâm nông nghiệp của thế giới.

D. Trung tâm kinh tế của thế giới.

Câu hỏi 7 :

Sự kiện nào diễn ra ngày 11/09/2001 khiến Mĩ phải thay đổi chính sách đối nội và đối ngoại khi bước vào thế kỉ XXI?

A. sự xuất hiện và hoạt động của chủ nghĩa khủng bố

B. chiến tranh và xung đột diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới

C. nguy cơ cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên

D. tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng

Câu hỏi 8 :

Sau chiến tranh lạnh, các nước Tây Âu đã điều chỉnh chính sách đối ngoại như thế nào

A. Trở thành đối trọng vỡi Mĩ

B. Liên minh chặt chẽ với Mĩ

C. Liên minh với Liên Bang Nga

D. Mở rộng hợp tác với các nước trên thế giới.

Câu hỏi 9 :

Cộng đồng châu Âu (EC) là sự hợp nhất của các tổ chức nào

A. Cộng đồng than – thép Châu Âu, Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu, Hội đồng tương trợ kinh tế châu Âu

B. Cộng đồng than – thép Châu Âu, Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu, Cộng đồng kinh tế Châu Âu

C. Hội đồng tương trợ kinh tế châu Âu và Cộng đồng kinh tế Châu Âu

D. Hội đồng tương trợ kinh tế châu Âu, Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu, Cộng đồng kinh tế Châu Âu

Câu hỏi 10 :

Mục tiêu của liên minh châu Âu EU là

A. hợp tác liên minh trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ

B. hợp tác liên minh trong lĩnh vực chính trị, đối ngoại

C. hợp tác liên minh trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ, chính trị, đối ngoại, an ninh chung

D. hợp tác liên minh trong lĩnh vực kinh tế, quân sự

Câu hỏi 11 :

Tổ chức nào ra đời ở Châu Âu năm 1951

A. Cộng đồng năng lượng và nguyên tử Châu Âu

B. Cộng đồng Châu Âu

C. Cộng đồng kinh tế Châu Âu

D. Cộng đồng than – thép Châu Âu

Câu hỏi 12 :

Tổ chức liên kết kinh tế– chính trị lớn nhất thế giới hiện nay là

A. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ.

B. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.

C. Hiệp hội các nước Đông Nam Á.

D. Liên minh Châu Âu.

Câu hỏi 13 :

EEC là viết tắt theo tiếng Anh của

A. Liên minh Châu Âu

B. Cộng đồng kinh tế Châu Âu

C. Nghị viện Châu Âu

D. Diễn đàn kinh tế Châu Âu.

Câu hỏi 14 :

Các thành viên đầu tiên của Liên minh châu Âu (EU) gồm có

A. Anh, Pháp, Đức, Bỉ, I–ta–li–a, Hà Lan.

B. Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha.

C. Pháp, Đức, I–ta–li–a, Bỉ, Hà Lan, Luc–xem–bua.

D. Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, I–ta–li–a, Bồ Đào Nha

Câu hỏi 15 :

Một trong những mục tiêu của Mĩ trong “Chiến lược toàn cầu” được áp dụng sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa phát xít.

B. Khống chế, chi phối các nước Tư bản chủ nghĩa khác.

C. Ra sức truy quét, tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố.

D. Khẳng định sức mạnh tuyệt đối của quân đội Mĩ trên toàn cầu.

Câu hỏi 16 :

Khoa học – kĩ thuật và công nghệ của Nhật Bản sau Chiến tranht thế giới thứ hai tập trung vào nghiên cứu lĩnh vực

A. Công nghiệp năng lượng

B. Công nghiệp dân dụng

C. Công nghiệp quốc phòng

D. Công nghiệp vũ trụ.

Câu hỏi 17 :

Giai đoạn được xem là phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản là

A. Từ năm 1960 đến năm 1969

B. Từ năm 1960 đến năm 1973

C. Từ năm 1969 đến năm 1973

D. Từ năm 1952 đến năm 1969.

Câu hỏi 18 :

Học thuyết nào áp dụng từ năm 1991 đánh dấu Nhật Bản vẫn coi trọng quan hệ với Tây Âu?

A. 1978, hiệp ước hòa bình và hữu nghị Trung – Nhật

B. 1991, học thuyết Kai – phu.

C. Học thuyết Hasimoto (1/1997)

D. 4/1996, hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật kéo dài vĩnh viễn.

Câu hỏi 19 :

Từ đầu những năm 90, Nhật Bản nỗ lực ra sao để tương ứng với vị trí siêu cường kinh tế?

A. Nỗ lực trở thành một cường quốc chính trị

B. Vươn lên trở thành một cường quốc quân sự

C. Vận động trở thành Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo An Liên hợp quốc

D. Đẩy mạnh chính sách ngoại giao và viện trợ cho các nước

Câu hỏi 20 :

Từ những năm 70 của thế kỉ XX nền kinh tế Nhật Bản giữ vị trí

A. Trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của thế giới

B. Là trung tâm hợp tác kinh tế, tài chính của thế giới

C. Một trong ba trung tâm kinh tế tài chính của thế giới

D. Đứng thứ 2 thế giới.

Câu hỏi 21 :

Một thoả thuận của hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật (8–9–1951) là

A. Mĩ không được đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản

B. Mĩ viện trợ quân sự Nhật

C. Mĩ phải rút toàn quân đội khỏi lãnh thổ Nhật Bản

D. Mĩ được đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản

Câu hỏi 22 :

Nét đặc sắc của văn hóa Nhật Bản thể hiện rõ nhất là

A. tiếp thu có chọn lọc Cộng hoà từ bên ngoài vào

B. gìn giữ những giá trị bản sắc văn hoá truyền thồng

C. kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại

D. con người Nhật Bản luôn gần gũi, thân thiện với thiên nhiên

Câu hỏi 23 :

Mĩ đã làm gì để thực hiện “Chiến lược toàn cẩu” trong những năm 1945 – 1973 ?

A. Tạo áp lực quân sự, buộc các nước tư bản sau chiến tranh phải phục tùng Mĩ.

B. Cùng với Anh, Pháp chiến đấu bảo vệ hệ thống thuộc địa cũ trên thế giới.

C. Kêu gọi các nước tư bản Đồng minh thiết lập nền thống trị của chủ nghĩa thực dân mới ở các nước thế giới thứ ba.

D. Phát động các nước Tư bản chủ nghĩa tiến hành cuộc “Chiến tranh lạnh”, gây ra các cuộc chiến tranh cục bộ, can thiệp vào nội bộ nhiều nước

Câu hỏi 24 :

Lực lượng thực hiện cải cách dân chủ ở Nhật Bản trong những năm 1945–1952 là

A. Chính phủ Nhật Bản

B. Thiên Hoàng

C. Nghị viện Nhật Bản

D. Bộ chỉ huy tối cao lực lượng quân đồng minh

Câu hỏi 25 :

Hiệp ước nào dưới đây đã chấm dứt chế độ chiếm đóng của đồng minh ở Nhật Bản

A. Hiệp ước hoà bình XanPhranxico

B. Hiệp ước Bali

C. Hiệp ước Mattrich

D. Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật

Câu hỏi 26 :

Hạn chế và khó khăn của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1952–1973 là

A. trang thiết bị cũ kĩ, lạc hậu.

B. dân số đang già hóa.

C. lãnh thổ không lớn, dân số đông và thường xuyên bị thiên tai, tài nguyên khoáng sản nghèo.

D. tình hình chính trị thiếu ổn định.

Câu hỏi 27 :

Tình hình kinh tế Mĩ trong thập niên 80 của thế kỉ XX là

A. Kinh tế Mĩ tiếp, tục suy giảm so với thập niên 70.

B. Kinh tế Mĩ đã được Phục hồi và phát triển với tốc độ cao hơn bao giờ hết.

C. Dù vẫn có những đợt suy thoái ngắn nhưng nền kinh tế Mĩ vẫn chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế toàn cầu.

D. Kinh tế Mĩ đã phục hồi và phát triển trở lại, nhưng tỉ trọng của kinh tế Mĩ trong nền kinh tế thế giới đã giảm sút nhiều.

Câu hỏi 28 :

Chiêu bài mà Mĩ sử dụng để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác được đề ra trong chiến lược toàn cầu "Cam kết và mở rộng" là gì ?

A. Tự do tín ngưỡng.

B. Ủng hộ độc lập dân tộc.

C. Thúc đẩy dân chủ.

D. Chống chủ nghĩa khủng bố.

Câu hỏi 29 :

Ngày 11/9/2001 diễn ra sự kiện gì trong lịch sử nước Mĩ ?

A. Tổng thống Bush (cha) bị ám sát.

B. Ngày mở đầu của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ lớn nhất trong lịch sử.

C. Quốc hội Mĩ thông qua nghị quyết xây dựng hệ thống là chắn tên lửa NMD bảo. vệ nước Mĩ trước các cuộc tấn công từ xa.

D. Toà tháp đôi ở Mĩ bị sụp đổ do bị các phần tử khủng bố tổ chức tấn công bằng máy bay.

Câu hỏi 31 :

Thành công của Tây Âu sau 5 năm khôi phục kinh tế – xã hội 1945 – 1950 là ?

A. Xóa bỏ được tình trạng nhập siêu.

B. Khai thác được nguồn nguyên vật liệu, nhân công rẻ của các nước thế giới thứ ba.

C. Cơ bản ổn định và phục hồi về mọi mặt, trở thành đối trọng với khối kinh tế Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.

D. Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế thế giới.

Câu hỏi 32 :

Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản có biểu hiện như thế nào?

A. tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao.

B. bị canh tranh gay gắt bới các nước có nền công nghiệp mới.

C. lâm vào tình trạng suy thoái .

D. là nước có nền kinh tế phát triển nhất.

Câu hỏi 33 :

Những thành tựu chủ yếu về khoa học – kĩ thuật hiện đại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Chế tạo công cụ sản xuất mới, các nguồn năng lượng mới, tìm ra những vật liệu mới.

B. thực hiện cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp.

C. chinh phục vũ trụ, đưa người lên mặt trăng.

D. sản xuất được những vũ khí hiện đại.

Câu hỏi 34 :

Từ thập kỉ 9 trở đi, Mĩ chi phối hầu hết các tô chức kinh tế – tài chính quốc tế như

A. Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Ngân hàng thế giới (WB).

B. Liên hợp quốc (UN), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).

C. Liên hợp quốc (UN), Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

D. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV), Ngân hàng thế giới (WB).

Câu hỏi 35 :

Sau Chiến tranh lạnh Mĩ có âm mưu gì?

A. Chuẩn bị đề ra chiến lược mới để tạo sức ảnh hưởng trên thế giới.

B. Vươn lên chi phối, lãnh đạo toàn thế giới.

C. Dùng sức mạnh kinh tế thao túng mọi hoạt động khác.

D. Thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình.

Câu hỏi 36 :

Sau thất bại ở Việt Nam năm 1975, các chính quyền Mĩ

A. vẫn tiếp tục “Chiến lược toàn cầu” và theo đuổi Chiến tranh lạnh.

B. từ bỏ “Chiến lược toàn cầu”.

C. chỉ theo đuổi Chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa.

D. từ bỏ Chiến tranh lạnh.

Câu hỏi 37 :

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là nước

A. bị thiệt hại nặng nề.

B. thu nhiều lợi nhuận nhất.

C. không bị thiệt hại, cùng không thu được lợi nhuận gì.

D. cân bằng trạng thái trước chiến tranh.

Câu hỏi 38 :

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là nước khởi đầu cho cuộc cách mạng nào?

A. Cách mạng nông nghiệp.

B. Cách mạng công nghiệp.

C. Cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại.

D. Cách mạng công nghệ thông tin.

Câu hỏi 39 :

Từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX, Nhật Bản vươn lên thành siêu cường tài chính số một thế giới với

A. dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 4 lần Mĩ, gấp 2 lần của Cộng hòa Liên bang Đức.

B. dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 3 lần Mĩ, gấp 3 lần của Cộng hòa Liên bang Đức.

C. dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 3 lần mĩ, gấp 1,5 lần của Cộng hòa Liên bang Đức.

D. dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 5 lần mĩ, gấp 1,5 lần của Cộng hòa Liên bang Đức.

Câu hỏi 40 :

Tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì nổi bật?

A. Nhật Bản phải chịu những hậu quả hết sức nặng nề.

B. Kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng.

C. Nhân dân Nhật Bản nổi dậy nhiều nơi.

D. Các đảng phái tranh giành quyền lực lẫn nhau.

Câu hỏi 41 :

Để đẩy mạnh sự phát triển của đất nước, Nhật Bản rất coi trọng yếu tố nào?

A. Giáo dục và khoa học – kĩ thuật

B. Đầu tư ra nước ngoài.

C. Bán các bằng phát minh, sáng chế.

D. Thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.

Câu hỏi 43 :

Thách thức đối với nền công nghiệp của Nhật Bản trong giai đoạn 1952 – 1973 là

A. điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. 

B. cơ cấu vùng kinh tế thiếu cân đối.

C. phụ thuộc vào nhiên liệu, nguyên liệu nhập khẩu.

D. sự cạnh tranh quyết liệt từ Mĩ và Tây Âu

Câu hỏi 44 :

Năm 1996, khi bàn về Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật, hai nước Mĩ và Nhật Bản đã cam kết

A. Chấm dứt hiệu lực của Hiệp ước.

B. Hiệp ước được gia hạn thêm 10 năm.

C. Hiệp ước được gia hạn thêm 20 năm.

D. Hiệp ước được kéo dài vĩnh viễn.

Câu hỏi 45 :

Ý nào sau đây thuộc thành tựu trong lĩnh vực Khoa học – kĩ thuật của Nhật Bản giai đoạn từ năm 1991 đến nay?

A. Nhật Bản đã phóng 49 vệ tinh khác nhau và hợp tác có hiệu quả với Mĩ và Liên Xô trong các chương trình vũ trụ quốc tế.

B. Nhật Bản đã mua bằng sáng chế phát minh của nước ngoài lên đến 6 tỉ USD

C. Nhật Bản xây dựng được cầu đường bộ dài 9,4 km nối hai đảo Hôn su và Sicôcư.

D. Nhật Bản đóng được con tàu có trọng tải 1 triệu tấn.

Câu hỏi 46 :

Năm 1956, ở Nhật Bản đã diễn ra sự kiện ngoại giao quan trọng nào?

A. Nhật Bản bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô.

B. Nhật Bản kí với Mĩ Hiệp ước Hòa bình Xan Phranxixco.

C. Nhật Bản kí với Mĩ Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật.

D. Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại gia với Trung Quốc

Câu hỏi 47 :

Trong thời kì 1952 –1973, kinh tế Nhật Bản phát triển do tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài nào?

A. Nguồn viện trợ của Mĩ và Liên Xô.

B. Bán vũ khí và phương tiện chiến tranh cho phe tham chiến.

C. Nguồn viện trợ của Mĩ, các cuộc chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam.

D. Con người Nhật Bản chăm chỉ và cần cù.

Câu hỏi 48 :

Từ năm 1952 đến năm 1973, tình trạng mất cân đối của kinh tế Nhật Bản được biểu hiện như thế nào?

A. Kinh tế chủ yếu phát triển ở ba trung tâm là Tôkiô, Ôxaca và Nagôia, giữa công nghiệp và nông nghiệp.

B. Chưa giải quyết được mối quan hệ giữa tăng trưởng với công bằng xã hội.

C. Chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, sự cạnh tranh quyết liệt của Mĩ và Tây Âu.

D. Tồn tại tình trạng phân biệt giàu nghèo, giữa công nghiệp và nông nghiệp.

Câu hỏi 49 :

Cơ cấu tổ chức của Liên minh châu Âu (EU) bao gồm các cơ quan chính là

A. Hội đồng châu Âu, Hôi đồng bộ trưởng, Ủy ban châu Âu, Quốc hội châu Âu, Ban thư kí.

B. Hội đồng bảo an, Hội đồng châu Âu, Hôi đồng bộ trưởng, Ủy ban châu Âu, Quốc hội châu Âu

C. Hội đồng châu Âu, Hôi đồng bộ trưởng, Ủy ban châu Âu, Quốc hội châu Âu, Tòa án châu Âu.

D. Hội đồng châu Âu, Hôi đồng bộ trưởng, Ủy ban châu Âu, Quốc hội châu Âu, Đại hội đồng.

Câu hỏi 50 :

Quá trình “nhất thể hóa” Tây Âu trong khuôn khổ Cộng đồng châu Âu gặp nhiều trở ngại trong giai đoạn

A. Từ năm 1945 đến 1952.

B. Từ năm 1952 đến năm 1973.

C. Từ năm 1973 đến năm 1991.

D. Từ năm 1991 đến năm 2000.

Câu hỏi 51 :

Sự kiện lịch sử nào diễn ra làm cho tình hình căng thẳng ở Tây Âu có phần dịu đi?

A. Tháng 11–1972, kí kết Hiệp định về những cơ sở quan hệ giữa Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa Dân chủ Đức.

B. Tháng 11–1989, bức tường Beclin được phá bỏ.

C. Năm 1975, Định ước Henxinki về an ninh và hợp tác châu Âu được kí kết.

D. Tháng 12–1989, Chiến tranh lạnh chính thức chấm dứt.

Câu hỏi 52 :

Trong giai đoạn 1950 – 1973, nhiều thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan tuyên bố độc lập, đánh dấu thời kì

A. “phi thực dân hóa” trên toàn thế giới.

B. hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân bị sụp đổ về cơ bản.

C. hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân bị sụp đổ hoàn toàn

D. suy thoái của nền kinh tế và chính trị của các nước Tây Âu.

Câu hỏi 53 :

Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế Tây Âu được thể hiện ở việc

A. biết tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển.

B. tranh thủ được giá nguyên liệu rẻ tuwg các nước thuộc thế giới thứ ba.

C. quản lí, điều tiết và thúc đầy nền kinh tế phát triển.

D. đưa ra những chính sách phát triển có hiệu quả.

Câu hỏi 54 :

Từ năm 1950, các nước Tây Âu đã biết áp dụng những thành tựu của cách mạng Khoa học – kĩ thuật hiện đại để

A. tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

B. thay đổi hợp lí cơ cấu sản xuất trong nền kinh tế.

C. tăng năng suất lao động của ngành công nghiệp.

D. điều tiết và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Câu hỏi 55 :

Khoa học – kĩ thuật của Mĩ từ năm 1991 đến năm 2000 rất phát triển với biểu hiện là

A. Chế tạo thành công bom nguyên tử.

B. Đưa người bay lên Mặt Trăng.

C. Hoàn thành cuộc “Cách mạng chất xám”.

D. Chiếm 1/3 số lượng bản quyền phát minh sáng chế của toàn thế giới.

Câu hỏi 56 :

Trong xu thế đối thoại và hòa hoãn từ ngày càng chiếm ưu thế từ giữa những năm 80 của thế kỉ XX, Mĩ và Liên Xô đã

A. chính thức tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.

B. tăng cường chạy đua vũ trang với nhau.

C. chuyển từ quan hệ đồng minh sang đối đầu

D. kí những hiệp ước hạn chế vũ khí chiến lược.

Câu hỏi 57 :

Học thuyết nào thể hiện Mĩ vẫn tăng cường chạy đua vũ trang sau thất bại ở chiến trường Việt Nam?

A. Học thuyết Níchxơn

B. Học thuyết Rigân.

C. Học thuyết “ngặn chặn”.

D. Học thuyết “tiến công”.

Câu hỏi 58 :

Mĩ thực hiện chính sách hòa hoãn với hai nước lớn là Liên Xô và Trung Quốc nhằm mục đích

A. chống lại phong trào đấu tranh cách mạng của các dân tộc

B. có điều kiện để tập trung phát triển kinh tế.

C. củng cố nền hòa bình thế giới.

D. giúp đỡ các phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

Câu hỏi 59 :

Chiến lược toàn cầu của Mĩ được thực hiện và điều chỉnh qua

A. nhiều chiến lược cụ thể dưới tên gọi và học thuyết khác nhau

B. nhiều kế hoạch cụ thể với những hành động cụ thể riêng từng nước.

C. nhiều chiến lược cụ thể với những kế hoạch cụ thể riêng từng nước.

D. nhiều kế hoạch cụ thể với những học thuyết khác nhau.

Câu hỏi 60 :

Đặc điểm nền kinh tế Mĩ từ năm 1991 đến năm 2000 là

A. tiếp tục phát triển mạnh mẽ.

B. bắt đầu phục hồi và phát triển.

C. khủng hoảng nghiêm trọng.

D. trải qua những đợt suy thoái ngắn.

Câu hỏi 61 :

Ý nào sau đây không phải là mục tiêu cơ bản trong “Chiến lược toàn cầu” của Mĩ?

A. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, khống chế các nước đồng minh

B. Ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới

C. Thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới

D. Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác

Câu hỏi 62 :

Yếu tố nào dẫn tới sự thay đổi quan trọng trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ khi bước vào thế kỉ XXI?

A. Chủ nghĩa khủng bố

B. Chiến tranh I-ran.

C. Mĩ thất bại tại Việt Nam.

D. Liên Xô tan rã.

Câu hỏi 63 :

Nội dung nào dưới đây không phải là nhân tố thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển?

A. Lợi dụng chiến tranh làm giàu

B. Áp dung Khoa học kĩ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất chất lượng

C. Tận dụng các yếu tố bên ngoài để phát triển như chiến tranh ở Triều Tiên, Việt Nam

D. Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú

Câu hỏi 64 :

Cơ sở để Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu, thực hiện tham vọng bá chủ thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. tiềm lực kinh tế và quân sự to lớn.

B. sự tạm lắng của phong trào cách mạng thế giới.

C. sự suy yếu của các nước tư bản châu Âu và Liên Xô.

D. sự ủng hộ của các nước đồng minh bị Mĩ khống chế.

Câu hỏi 65 :

Tại sao đầu những năm 70 của thế kỉ XX Mĩ lại thực hiện chính sách hoà hoãn với Liên Xô và Trung Quốc

A. mở ra mối quan hệ hợp tác hai bên cùng có lợi với các nước xã hội chủ nghĩa

B. ngăn chặn, tiến tới xoá bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới

C. chống lại phong trào cách mạng của các dân tộc trên thế giới

D. đe doạ các đồng minh truyền thống của Mĩ

Câu hỏi 66 :

Mĩ đã thực hiện biện pháp cơ bản nào để có được những thành tựu to lớn trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại?

A. hợp tác nghiên cứu với nhiều quốc gia trên thế giới.

B. thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc và miễn phí cho mọi đối tượng học sinh.

C. đầu tư lớn cho giáo dục và nghiên cứu khoa học.

D. có chính sách đãi ngộ thỏa đáng cho các nhà khoa học

Câu hỏi 67 :

Nguyên nhân cơ bản quyết định sự phát triển nhảy vọt của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi và thành tựu cách mạng khoa học - kĩ thuật

B. Tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao, quân sự hoá nền kinh tế

C. Quân sự hoá nền kinh tế để buôn bán vũ khí, phương tiện chiến tranh

D. Dựa vào thành tựu cách mạng khoa học - kĩ thuật, điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản xuất, cải tiến kĩ thuật nâng cao năng suất lao động

Câu hỏi 68 :

Nội dung nào không nằm trong chiến lược “Cam kết và mở rộng” của Mĩ là

A. bảo đảm an ninh với một lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu cao

B. tăng cường khôi phục, phát triển tính năng động và sức mạnh kinh tế của Mĩ

C. sử dụng khẩu hiệu “thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào nội bộ của nước khác

D. tăng cường phát triển khoa học, kĩ thuật, quân sự bảo đảm tính hiện đại về vũ trang

Câu hỏi 69 :

Đặc điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. liên minh chặt chẽ với Mĩ, ủng hộ Mĩ trong các vấn đề quốc tế.

B. mâu thuẫn với Mĩ và là đối trọng của của các nước XHCN Đông Âu.

C. thực hiện chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá với bên ngoài

D. quan hệ mật thiết với Mĩ và Liên Xô, Trung Quốc.

Câu hỏi 70 :

Nhật Bản và Tây Âu trở thành trung tâm kinh tế, tài chính vào thời kì nào?

A. Từ năm 1991 đến nay

B. Từ năm 1945 đến năm 1950

C. Từ năm 1950 đến năm 1973

D. Từ năm 1973 đến năm 1991

Câu hỏi 71 :

Đến khoảng năm 1950, kinh tế các nước tư bản ở Tây Âu cơ bản được phục hồi, đạt mức trước chiến tranh do

A. Ứng dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật

B. Quá trình liên kết khu vực diễn ra sớm

C. Sự viện trợ của Mĩ trong khuôn khổ Kế hoạch Mácsan

D. Sự giúp đỡ của Liên Xô

Câu hỏi 72 :

Ý nghĩa bao quát, tích cực nhất của khối EU là gì ?

A. Tạo ra 1 cộng đồng kinh tế và 1 thị trường chung để đẩy mạnh phát triển kinh tế và ứng dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật.

B. Có điều kiện để cạnh tranh kinh tế, tài chính, thương mại với Mĩ và Nhật Bản.

C. Phát hành và sử dụng đồng EURO.

D. Thống nhất trong chính sách đối nội và đối ngoại giữa các nước thành viên

Câu hỏi 73 :

Nhân tố khách quan nào đã giúp kinh tế các nước Tây Âu hồi phục sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Sự nỗ lực của toàn thể nhân dân trong nước

B. Viện trợ của Mĩ theo kế hoạch Mácsan

C. Tiền bồi thường chiến phí từ các nước bại trận

D. Sự giúp đỡ viện trợ của Liên Xô

Câu hỏi 74 :

Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ về mặt quân sự?

A. Tham gia khối quân sự ANZUS.

B. Tham gia khối quân sự NATO.

C. Tham gia Tổ chức Hiệp ước Vacsava.

D. Thành lập Liên minh châu Âu (EU).

Câu hỏi 75 :

Quá trình liên kết khu vực Tây Âu diễn ra mạnh mẽ vì

A. Các nước Tây Âu đều đi theo con đường tư bản chủ nghĩa

B. Tây Âu muốn dần thoát khỏi sự khống chế của Mĩ

C. Tây Âu bị cạnh tranh quyết liệt bởi Mĩ và Nhật Bản

D. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu liên kết chặt chẽ cạnh tranh với Tây Âu

Câu hỏi 76 :

Nhân tố nào không phải nguyên nhân giúp các nước Tây Âu nhanh chóng khôi phục kinh tế sau chiến tranh là

A. Nhận viện trợ của Mĩ thông qua kế hoạch “phục hưng châu Âu”

B. Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng xuất lao động, hạ giá thành sản phẩm.

C. Nhận được khoản bồi thường chiến phí khổng lồ để khôi phục kinh tế

D. Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc quản lí và điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế.

Câu hỏi 77 :

Sự phân chia đối lập về kinh tế và chính trị giữa các nước Tây Âu tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa được tạo nên bởi

A. Chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ.

B. Kế hoạch Mác-san (tháng 6-1947).

C. Học thuyết Truman (tháng 3-1947).

D. Kế hoạch Mác-san và sự ra đời của khối quân sự NATO

Câu hỏi 78 :

Sự phát triển “thần kỳ” của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai được biểu hiện rõ nét nhất ở điểm nào?

A. Năm 1968, tổng sản phẩm quốc dân đứng hai trên thế giới sau Mĩ

B. Trong khoảng hơn 20 năm (1950-1973), tổng sản phẩm quốc dân của Nhật Bản tăng hơn 20 lần

C. Từ thập niên 70 của thế kỷ XX, Nhật Bản trở thanh một trong ba trung tâm kinh tế tài chính của thế giới tư bản (Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản)

D. Từ nước chiến bại, khó khăn, thiếu thốn, Nhật Bản vươn lên thành siêu cường kinh tế, đứng thứ hai trong thế giới tư bản (sau Mĩ).

Câu hỏi 79 :

Yếu tố nào không phải là nguyên nhân sự phát triển của kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ II?

A. Các tập đoàn tư bản lũng đoạn Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn, có hiệu quả cả trong và ngoài nước.

B. Vai trò của Nhà nước trong việc hoạch định chính sách và điều tiết nền kinh tế.

C. Chính sách Kinh tế mới của Tổng thống Mĩ Rudơven đã phát huy tác dụng trên thực tế.

D. Mĩ đã có sự điều chính về cơ cấu sản xuất, đổi mới kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động.

Câu hỏi 80 :

Thành tựu nào của kinh tế Mĩ trong những năm 1945 – 1973 là một trong những dấu hiệu chứng tỏ Mĩ đã rất thành công khi tiến hành cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp?

A. Sản lượng công nghiệp Mĩ chiếm 40% sản lượng công nghiệp toàn thế giới.

B. Công nghiệp tăng 27% so với trước chiến tranh.

C. Kinh tế Mĩ chiếm 25% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.

D. Sản lượng nông nghiệp Mĩ năm 1949 bằng 2 lần tổng sản lượng nông nghiệp các nước Anh, Pháp, Nhật Bản, Cộng hòa liên bang Đức và Italia.

Câu hỏi 81 :

Nhận định nào dưới đây về thành tựu khoa học - kĩ thuật Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ II là không đúng?

A. Mĩ là nước tiên phong trong việc chế tạo công cụ sản xuất mới như máy tính điện tử, máy tự động.

B. Mĩ là nước tiên phong trong việc tìm ra những vật liệu mới như chất dẻo pôlime.

C. Mĩ là nước đầu tiên thực hiện thành công nhân và công bố “bản đồ gen người”.

D. Mĩ là nước đầu tiên chế tạo thành công bom nguyên tử

Câu hỏi 82 :

Đặc điểm nổi bật của tình hình kinh tế Mĩ trong thập niên 70 là

A. Kinh tế khá ổn định, tốc độ tăng trưởng cao.

B. Khủng hoảng, suy thoái kéo dài.

C. Mĩ thất bại trong cuộc Chiến tranh ô tô với Nhật Bản.

D. Mĩ thất bại trong cuộc chạy đua với Nhật nhằm chiếm lĩnh thị trường châu Âu.

Câu hỏi 83 :

Thời điểm nào nền kinh tế Mĩ không còn chiếm ưu thế tuyệt đối trong nền kinh tế thế giới?

A. Những năm 60 của thế kỉ XX.

B. Những năm 70 của thế kỉ XX.

C. Những năm 80 của thế kỉ XX.

D. Những năm 90 của thế kỉ XX.

Câu hỏi 84 :

Nguyên nhân nào không tạo điều kiện cho nền kinh tế Mĩ phát triển trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Không bị chiến tranh tàn phá

B. Được yên ổn sản xuất và bán vũ khí cho các nước tham chiến.

C. Tập trung sản xuất và tư bản cao.

D. Tiến hành chiến tranh xâm lược và nô dịch các nước.

Câu hỏi 85 :

Ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối nội và đối ngoại của các nước Tây Âu trong 5 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai là?

A. Củng cố, phát triển mối quan hệ hợp tác khu vực.

B. Đấu tranh chống lại sự thao túng, ảnh hưởng của Mĩ ở châu Âu.

C. Chạy đua vũ trang, tham gia cuộc Chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa.

D. Củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội.

Câu hỏi 86 :

Tình hình nổi bật của các nước Tây Âu trong những năm 1945 - 1950 là

A. Là thời kì Tây Âu đạt được sự ổn định chính trị, kinh tế tăng trưởng khá.

B. Là thời kì Tây Âu tập trung ổn định chính trị, phục hồi kinh tế.

C. Là thời kì đầy khó khăn của chủ nghĩa tư bản Tây Âu trước nhũng biến động to lớn về kinh tế - tài chính do cuộc khủng hoảng năng lượng gây ra.

D. Trên cơ sở nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, các nước Tây Âu tập trung củng cố nền chính trị, đấu tranh nhằm hạn chế sự bành trướng thế lực của Mĩ ở châu Âu.

Câu hỏi 87 :

Sau Chiến tranh thế giới thứ II, thái độ của các nước tư bản Tây Âu về vấn đề độc lập dân tộc ở các thuộc địa như thế nào?

A. Đa số ủng hộ việc công nhận nền độc lập của các nước thuộc địa.

B. Tim cách thiết lập chế độ thuộc địa kiểu mới đối với các nước thế giới thứ ba.

C. Tìm cách thiết lập trở lại chủ quyền trên các thuộc địa của mình trước đây.

D. Ủng hộ việc công nhận quyền tự trị của các thuộc địa.

Câu hỏi 88 :

Mục đích của Mĩ trong "Kế hoạch Mác - san" là

A. Giúp đỡ các nước tư bản trên thế giới Phục hồi lại nền kinh tế sau chiến tranh.

B. Củng cố sức mạnh của hệ thống Tư bản chủ nghĩa trên thế giới.

C. Biến Đức trở thành một tiền đồn chống lại ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản từ Đông sang Tây.

D. Xác lập ảnh hưởng, sự khống chế của Mĩ đối với các nước tư bản đồng minh.

Câu hỏi 90 :

Sự điều chỉnh đường lối đối ngoại của các nước Tây Âu từ sau năm 1991 xuất phát từ bối cảnh lịch sử như thế nào?

A. Sự bùng nổ mạnh mẽ của phong trào đấu tranh đòi độc lập dân tộc.

B. Cuộc các mạng khoa học - kĩ thuật lần hai đã bắt đầu

C. Sự trỗi dậy của phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế.

D. "Chiến tranh lạnh" kết thúc, trật tự Ianta hoàn toàn tan rã.

Câu hỏi 91 :

Nhật Bản đã tận dụng những yếu tố bên ngoài nào để phát triển kinh tế sau chiến tranh?

A. Chiến tranh của Pháp ở Đông Dương.

B. Thị trường nguyên liệu, nhân công lao động rẻ ở khu vực Đổng Nam Á.

C. Nguồn viện trợ quỹ ODA.

D. Chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam.

Câu hỏi 92 :

Một trong những dấu hiệu chứng tỏ Nhật Bản là siêu cường tài chính số 1 thế giới trong nửa sau những năm 80 của thế kỉ

A. Dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 2 lần Mĩ, gấp 1,5 lần CHLB Đức, là chù nợ của thế giới.

B. Là chủ nợ của thế giới, dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 2,5 lần CHLB Đức, gấp 3 lần của Mĩ.

C. Dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 3 lần của Mĩ, gấp 1,5 lần CHLB Đức, là chủ nợ lớn nhất thế giới.

D. Là chủ nợ lớn nhất thế giới, dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 1,5 lần CHDC Đức, gấp 3 lần của Mĩ.

Câu hỏi 93 :

Định hướng phát triển của khoa học - kỹ thuật Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ II là

A. Tập trung vào lĩnh vực sản xuất, ứng dụng dân dụng.

B. Tập trung vào phát triển công nghiệp quân sự.

C. Tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chinh phục vũ trụ.

D. Tập trung vào nghiên cứu khắc phục tình trạng khan hiếm tài nguyên.

Câu hỏi 94 :

Trong những năm 60 – 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế của Nhật Bản phát triển “thần kì”, yếu tố nào dưới đây là nguyên nhân nội tại?

A. Biết lợi dụng vốn của nước ngoài để đầu tư vào những ngành công nghiệp then chốt.

B. Chi phí quốc phòng không vượt quá 5% GDP.

C. Biết lợi dụng thành tựu khoa học – kỹ thuật để tăng năng suất.

D. Lợi dụng chiến tranh ở Triều Tiên và Việt Nam để buôn bán vũ khí.

Câu hỏi 95 :

Trong những năm 1973 – 1991, sự phát triển kinh tế Nhật Bản thường xen kẽ với những giai đoạn suy thoái ngắn, chủ yếu là do

A. thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp đáng kể.

B. tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới.

C. sự cạnh tranh của Mĩ và các nước Tây Âu.

D. sự cạnh tranh của Trung Quốc và Ấn Độ.

Câu hỏi 96 :

Vì sao nước Mĩ đi đầu trong cuộc cách mạng Khoa học – kĩ thuật hiện đại?

A. Nước Mĩ có nguồn lao động dồi dào, chất lượng cao

B. Nước Mĩ là quê hương của nhiều nhà khoa học nổi tiếng.

C. Nước Mĩ có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú.

D. Nước Mĩ có điều kiện hòa bình, có cơ sở tốt cho các nhà khoa học đến làm việc.

Câu hỏi 97 :

Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX trở đi, chính sách đối ngoại của Mĩ với Liên Xô chuyển sang đối thoại, hòa hoãn vì lí do chủ yếu nào?

A. Địa vị kinh tế của Mĩ và Liên Xô suy giảm.

B. Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới đã giành thắng lợi.

C. Kinh tế Tây Âu và Nhật Bản vươn lên cạnh tranh mạnh mẽ.

D. Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới lâm vào khủng hoảng.

Câu hỏi 98 :

Về quân sự, biểu hiện nào sau đây chứng tỏ các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ?

A. Trở lại xâm lược các thuộc địa cũ.

B. Tham gia khối quân sự NATO.

C. Thành lập nước Cộng hòa liên bang Đức

D. Chống lại Liên Xô.

Câu hỏi 99 :

Ý nào dưới đây không phải là biện pháp khôi phục đất nước của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Nhận viện trợ của Mĩ qua hình thức vay nợ để phát triển.

B. Xây dựng lực lượng quân sự hùng mạnh để đối phó với Trung Quốc ở biển Hoa Đông.

C. Ban hành Hiến pháp mới và tiến hành nhiều cải cách dân chủ tiến bộ

D. Loại bỏ chủ nghĩa quân phiệt và bộ máy chiến tranh của Nhật Bản.

Câu hỏi 100 :

Từ năm 1945 đến năm 1950, nền kinh tế của Tây Đức được phục hồi và phát triển về mọi mặt do?

A. Nhờ ứng dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật.

B. Mĩ viện trợ 17 tỉ USD theo kế hoạch Macsan.

C. Nhờ tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao độ.

D. Nhờ quân sự hóa nền kinh tế sau chiến tranh.

Câu hỏi 101 :

Các nước Tây Âu có thể tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm dựa vào?

A. Tận dụng các cơ hội bên ngoài.

B. Nguồn vốn của Mĩ.

C. Vai trò điều tiết của nhà nước

D. Cách mạng Khoa học – kĩ thuật.

Câu hỏi 102 :

Chính sách đối ngoại chủ yếu cảu các nước Tây Âu từ năm 1950 đến năm 1973 là

A. Tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ.

B. Tìm cách trở lại các thuộc địa cũ của mình.

C. Bình thường hòa quan hệ ngoại giao với Liên Xô.

D. Chấp nhận đứng dưới “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mĩ.

Câu hỏi 103 :

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự liên kết kinh tế giữa các nước Tây Âu là

A. thoát dần khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ.

B. muốn liên kết kinh tế, thành lập Nhà nước chung châu Âu.

C. muốn khẳng định sức mạnh và tiềm lực kinh tế của mình.

D. muốn liên kết để cạnh tranh với các nước ngoài khu vực.

Câu hỏi 104 :

Tại sao nói Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức chính trị, kinh tế lớn nhất hiện nay?

A. Thành lập được Nghị viện châu Âu với sự tham gia của các nước thành viên.

B. Sử dụng đồng tiền chung châu Âu ở nhiều nước thành viên.

C. Chiếm ¼ GDP của thế giới, có trình độ khoa học – kĩ thuật tiên tiến.

D. Là tổ chức có số lượng thành viên lớn, có dân số đông nhất thế giới và có lực lượng lao động với trình độ cao.

Câu hỏi 105 :

Nhận định nào đúng về tình hình các nước châu Âu từ năm 1973 đến năm 1991?

A. Quá trình “nhất thể hóa” trong khuôn khổ cộng đồng châu Âu còn nhiều trở ngại.

B. Quá trình “nhất thể hóa” trong khuôn khổ cộng đồng châu Âu diễn ra thuận lợi.

C. Quá trình “toàn cầu hóa” trong khuôn khổ cộng đồng châu Âu còn nhiều trở ngại.

D. Quá trình toàn cầu hóa” trong khuôn khổ cộng đồng châu Âu diễn ra thuận lợi.

Câu hỏi 106 :

Cơ quan nào sau đây không thuộc tổ chức Liên minh châu Âu (EU)?

A. Tòa án châu Âu.

B. Hội đồng quốc phòng châu Âu.

C. Hội đồng châu Âu.

D. Hội đồng Bộ trưởng.

Câu hỏi 107 :

Năm 1999, đồng tiền chung châu Âu (EURO) được phát hành có ý nghĩa gì?

A. Tạo thuận lợi trao đổi, buôn bán.

B. Thống nhất tiền tệ, thúc đẩy nền kinh tế.

C. Thống nhất sự kiểm soát tài chính.

D. Thống nhất đo lường để dễ dàng trao đổi.

Câu hỏi 108 :

Nguyên nhân khách quan nào sau đây tạo điều kiện cho kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ sau Chiến tranh thế giới thứ II?

A. Truyền thống văn hóa tốt đẹp, con người Nhật Bản có ý chí vươn lên, được đào tạo chu đào cần cù lao động.

B. Nhờ cải cách ruộng đất.

C. Vai trò quan trọng của nhà nước trong việc đề ra chiến lược phát triển, hệ thống quản lí có hiệu quả.

D. Nguồn viện trợ của Mĩ và buôn bán vũ khí.

Câu hỏi 109 :

Nhật Bản thực hiện biện pháp nào trong lĩnh vực khoa học – kĩ thuật để đạt được hiệu quả cao nhất?

A. Đầu tư vốn để nghiên cứu khoa học.

B. Mua bằng phát minh sáng chế.

C. Hợp tác về khoa học – kĩ thuật với các nước khác.

D. Đánh cắp phát minh sáng chế.

Câu hỏi 110 :

Từ đầu những năm 90, Nhật có ý định gì để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế?

A. Vươn lên trở thành một cường quốc về quân sự.

B. Nỗ lực trở thành cường quốc chính trị.

C. Vận động trở thành Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

D. Tăng cường viện trợ đối với các nước khác.

Câu hỏi 111 :

Từ năm 1945 đến đầu những năm 70, chính sách đối nội nhất quán của chính quyền Mĩ là

A. phân biệt, đối xử với người nước ngoài đến Mĩ nhập cư.

B. ngăn chặn các tổ chức độc quyền lũng đoạn kinh tế Mĩ.

C. cấm nhân dân biểu tình chống chiến tranh Mĩ xâm lược Việt Nam.

D. ngăn chặn, đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân và các lực lượng tiến bộ.

Câu hỏi 112 :

Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Mĩ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là

A. khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ

B. chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới

C. can thiệp vào công việc nội bộ các nước, sau đó tiến hành chiến tranh xâm lược

D. triển khai kế hoạch toàn cầu, thiết lập trật tự đơn cực với tham vọng làm bá chủ thế giới

Câu hỏi 113 :

Tổng thống thứ 45 của nước Mĩ là ai?

A. Ru-dơ-ven

B. Clin-tơn.

C. Ô-ba-ma.

D. Donald Trump.

Câu hỏi 114 :

Chiến lược “ ngăn chặn” do ai đề ra ?

A. Tổng thống Rudơven.

B. Tổng thống Truman.

C. Tổng thống Bill Clintơn

D. Tổng thống Níchxơn

Câu hỏi 115 :

Nguyên nhân dẫn đến việc chính sách đối ngoại của Mĩ bị thất bại ở nhiều nơi sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. một mình Mĩ không thể thực hiện chiến lược toàn cầu

B. các đồng minh của Mĩ là Nhật, Tây Âu không thống nhất mục tiêu trong chính sách đối ngoại

C. xu thế tất yếu của thời đại, phong trào giải phóng dân tộc sau thế chiến thứ 2 dâng cao

D. sự lớn mạnh của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, sự sai lầm trong chính sách đối ngoại, sự giúp đỡ các nước XHCN và các lực lượng tiến bộ

Câu hỏi 116 :

Cho các sự kiện sau:

A. 2,3,1

B. 1,2,3

C. 1,3,2

D. 3,2,1

Câu hỏi 117 :

“Kế hoạch Macsan" mà Mĩ thực hiện ở Tây Âu năm 1947 còn được gọi là

A. kế hoạch khôi phục kinh tế

B. kế hoạch chinh phục Châu Âu

C. kế hoạch phục hưng Châu Âu 

D. kế hoạch phục hưng liên minh Châu Âu

Câu hỏi 118 :

Ý nào không phải là nét tương đồng về sự hình thành và phát triển của liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?

A. Thành lập sau khi đã hoàn thành khôi phục kinh tế, trở thành những quốc gia độc lập, tự chủ, có nhu cầu liên minh, hợp tác.

B. Mục tiêu thành lập ban đầu là trở thành một liên minh quân sự, chính trị để thoát khỏi bị chi phối, ảnh hưởng từ các cường quốc bên ngoài.

C. Ban đầu khi mới hình thành chỉ có vài nước thành viên, về sau mở rộng ra nhiều nước.

D. Từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX, trở thành khu vực năng động, có địa vị quốc tế cao.

Câu hỏi 119 :

Đến năm 2007 EU có bao nhiêu nước thành viên?

A. 10 nước

B. 25 nước

C. 27 nước

D. 29 nước

Câu hỏi 120 :

Nền tảng căn bản trong chính sách đối ngoại của Nhật bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là gì ?

A. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.

B. Thúc đẩy quan hệ với các nước Đông Nam Á.

C. Mở rộng quan hệ hợp tác trên thế giới.

D. Liên minh với Mĩ và Liên Xô.

Câu hỏi 121 :

Nội dung nào sau đây thể hiện sự khác biệt trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong giai đoạn 1991 – 2000 so với các giai đoạn trước

A. thận trọng đặt quan hệ với các nước Đông Nam Á

B. coi trọng quan hệ với các nước Tây Âu

C. coi trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á

D. liên minh chặt chẽ với Mĩ

Câu hỏi 122 :

Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản giai đoạn từ 1960 đến 1973 là

A. Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển.

B. Áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật.

C. Con người được coi là vốn quý nhất.

D. Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của nhà nước

Câu hỏi 123 :

Trong sự phát triển "thần kì" của Nhật Bản có nguyên nhân nào giống với nguyên nhân phát triển kinh tế của các nước tư bản khác?

A. Lợi dụng vốn nước ngoài, tập trung đầu tư vào các ngành kĩ thuật then chốt.

B. Biết tận dụng và khai thác những thành tựu khoa học-kĩ thuật.

C. "Len lách" xâm nhập vào thị trường các nước, thưc hiện cải cách đân chủ.

D. Phát huy truyền thống tư lực tư cường của nhân dân Nhật Bản.

Câu hỏi 124 :

Đặc điểm nổi bật nhất trong quan hệ đối ngoại của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay là

A. Bình thường hóa quan hệ với Liên Xô

B. Chú trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á

C. Coi trọng quan hệ với Tây Âu

D. Chủ trương liên minh chặt chẽ với Mĩ

Câu hỏi 125 :

Nguyên nhân chung thúc đẩy kinh tế Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản phát triển mạnh mẽ sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Đều có lãnh thổ rộng lớn và tài nguyên thiên nhiên phong phú.

B. Đều coi giáo dục là nhân tố chìa khóa cho sự phát triển.

C. Vai trò quản lí và điều tiết hợp lí, có hiệu quả của nhà nước.

D. Đều lợi dụng chiến tranh để làm giàu.

Câu hỏi 126 :

Điểm giống nhau cơ bản về kinh tế của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản từ những năm 70 đến năm 2000 là gì?

A. Đều chịu sự cạnh tranh của các nước XHCN.

B. Đều là siêu cường kinh tế của thế giới.

C. Đều không chịu tác động của khủng hoảng kinh tế.

D. Đều là trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.

Câu hỏi 127 :

Ý nào sau đây không phải là kinh nghiệm được rút ra từ sự phát triển kinh tế của các nước tư bản sau chiến tranh thế giới thứ hai nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Việt Nam hiện nay?

A. Tăng cường xuất khẩu công nghiệp phần mềm

B. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động

C. Ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật

D. Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên

Câu hỏi 128 :

Điểm giống nhau giữa Nhật Bản và bốn “con rồng” kinh tế của châu Á là

A. đều đẩy mạnh cải cách dân chủ, cải cách mở cửa, hội nhập quốc tế.

B. không tham gia vào nhóm G7 và G8.

C. không chi nhiều tiền của cho quốc phòng, an ninh

D. không tham gia bất kì liên minh chính trị, quân sự nào.

Câu hỏi 129 :

ASEAN có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì từ hiệu ứng “Brexít” ở châu Âu?

A. Tăng cường đoàn kết nội khối.

B. Đề ra đường lối đối ngoại đúng đắn.

C. Sử dụng khẩu hiệu “thúc đẩy dân chủ”.

D. Mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia trên thế giới.

Câu hỏi 130 :

Nhận định nào sau đây không đúng về tình hình Nhật Bản trong giai đoạn 1973 – 1991?

A. Đưa ra học thuyết Phucưđa và học thuyết Kaiphu tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á và ASEAN.

B. Đưa ra học thuyết Miyadaoa và Học thuyết Hasimôtô tuyên bố khẳng định kéo dài vĩnh viễn Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật.

C. Từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật bắt đầu đưa ra chính sách đối ngoại mới.

D. Nhật sớm thoát khỏi khủng hoảng và vươn lên thành siêu cường tài chính số 1 thế giới từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX.

Câu hỏi 131 :

Nguyên nhân nào dưới đây là cơ bản nhất đưa nền kinh tế của Mĩ phát triển mạnh mẽ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Dựa vào những thành tựu khoa học - kĩ thuật của thế giới.

B. Nhờ tài nguyên thiên nhiên phong phú.

C. Nhờ trình độ tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao.

D. Nhờ quân sự hoá nền kinh tế, thu được nhiều lợi nhuận trong chiến tranh.

Câu hỏi 132 :

Đặc điếm nổi bật nhất của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Vị trí kinh tế của Mĩ ngày càng giảm sút trên toàn thế giới.

B. Mĩ bị các nước Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh quyết liệt.

C. Kinh tế phát triển nhanh, nhưng không ổn định vì thường xuyên xảy ra nhiều cuộc suy thoái.

D. Sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn.

Câu hỏi 133 :

Thất bại nặng nề nhất của Mĩ trong quá trình thực hiện "chiến lược toàn cầu" quy định bởi

A. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949.

B. Thắng lợi của cách mạng Cu - ba năm 1959.

C. Thắng lợi của cách mạng Hồi giáo I - ran năm 1979.

D. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam năm 1975.

Câu hỏi 134 :

Điểm giống nhau trong chính sách đổi ngoại của các đời Tông thống Mĩ là gì?

A. Chuẩn bị tiến hành "Chiến tranh tổng lực".

B. "Chiến lược toàn cầu”.

C. Xác lập một trật tự thế giới có lợi cho Mĩ.

D. "Chiến lược lấp chỗ trống".

Câu hỏi 135 :

"Chính sách thực lực" của Mĩ là gì?

A. Chính sách xâm lược thuộc địa.

B. Chạy đua vũ trang với Liên Xô.

C. Chính sách dựa vào sức mạnh của Mĩ.

D. Thành lập các khối quân sự.

Câu hỏi 136 :

Giai đoạn 1945 - 1950, tình hình Nhật Bản và các nước Tây Âu có gì đặc biệt?

A. Bị chiến tranh tàn phá, kinh tế suy sụp nghiêm trọng

B. Nền kinh tế các nước phát triển chậm chạp, khủng hoảng kinh tế kéo dài.

C. Dựa vào viện trợ của Mĩ, các nước dần phục hồi nền kinh tế ngang bằng trước chiến tranh.

D. Nền kinh tế bước vào thời kì phục hưng mạnh mẽ nhất.

Câu hỏi 138 :

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nguyên nhân chủ yếu nào khiến Nhật Bản thực hiện chính sách đối ngoại “liên Mĩ”?

A. Tiếp tục giảm chi phí quốc phòng

B. Đảm bảo lợi ích quốc gia của Nhật Bản.

C. giúp Mĩ thực hiện Chiến lược toàn cầu.

D. Để tiếp tục nhận viện trợ của Mĩ.

Câu hỏi 139 :

Điểm khác biệt trong chính sách đối ngoại của Tây Âu và Nhật với Mĩ là

A. đều liên minh chặt chẽ với Mĩ nhưng Nhật cạnh tranh gay gắt với Mĩ

B. Nhật liên minh với cả Mĩ và Liên Xô còn Tây Âu chỉ liên minh với Mĩ.

C. Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ còn Nhật tìm cách thoát dần ảnh hưởng của Mĩ.

D. Nhật liên minh chặt chẽ với Mĩ còn nhiều nước Tây Âu tìm cách thoát khỏi ảnh hưởng của Mĩ.

Câu hỏi 140 :

Cho các dữ liệu sau:

A. 3,1,4,2.

B. 1,3,4,2.

C. 1,2,4,3.

D. 4,1,3,2.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK