Hiểu được khái niệm \(\frac{1}{4}\), nhận biết hình ảnh và cách viết của “một phần tư”.
Dạng 1: Kiểm tra một hình đã được tô màu \(\frac{1}{4}\) hình hay chưa.
- Hình được chia thành 4 phần bằng nhau.
- Tô màu 1 trong 4 phần.
Nếu hình vẽ có đủ hai điều kiện trên thì hình đó đã được tô màu 1/4 hình.
Dạng 2: Tìm \(\frac{1}{4}\) số ô vuông cho trước.
- Đếm tổng số ô vuông
- Lấy tổng số ô chia cho 4 để tìm \(\frac{1}{4}\) của số ô vuông.
Dạng 3: Luyện tập bảng chia 4
Nhẩm lại bảng chia 4 đã học để tìm giá trị của phép chia cho trước.
Bài 1
Đã tô màu \(\displaystyle{1 \over 4}\) hình nào?
Phương pháp giải
Tìm hình nào được chia thành bốn phần bằng nhau và có một phần đã tô màu.
Hướng dẫn giải
Đã tô màu \(\displaystyle{1 \over 4}\) hình A, hình B, hình C.
Bài 2
Hình nào có \(\displaystyle{1 \over 4}\) số ô vuông đã được tô màu?
Phương pháp giải
- Bước 1: Đếm số ô vuông có trong hình.
- Bước 2: Tìm \(\dfrac{1}{4}\) số ô vuông trong mỗi hình bằng cách lấy số vừa đếm được chia cho \(4\).
- Bước 3: Đếm số ô vuông đã tô màu, nếu bằng với số vừa tìm được ở bước hai thì hình đó đã có \(\dfrac{1}{4}\) số ô vuông được tô màu.
Hướng dẫn giải
Hình A: Có \(8\) ô vuông.
Ta có: \(8:4=2\) mà hình có \(2\) ô vuông đã tô màu.
Vậy hình A đã có \(\dfrac{1}{4}\) số ô vuông được tô màu.
Hình B: Có \(12\) ô vuông.
Có: \(12:4=3\) và trong hình đang có \(3\) ô vuông được tô màu.
Vậy hình B đã có \(\dfrac{1}{4}\) số ô vuông được tô màu.
Hình C: Có \(16\) ô vuông.
Ta có: \(16:4=4\) và trong hình đang có 8 ô vuông được tô màu.
Vậy hình C không có \(\dfrac{1}{4}\) số ô vuông được tô màu.
Hình D: Có \(16\) ô vuông.
Ta có: \(16:4=4\) và trong hình đang có 4 ô vuông được tô màu.
Vậy hình D có \(\displaystyle {1 \over 4}\) số ô vuông đã được tô màu.
Kết luận: Hình A; B; D là các hình đã tô màu \(\displaystyle {1 \over 4}\) số ô vuông
Bài 3
Hình nào đã khoanh vào \(\displaystyle{1 \over 4}\) số con thỏ:
Phương pháp giải
- Đếm số thỏ có trong hình rồi tìm \(\dfrac{1}{4}\) của số đó.
- Đếm số thỏ đã khoanh, nếu bằng với giá trị vừa tìm được ở bước trên thì hình đó đã khoanh vào \(\dfrac{1}{4}\) số con thỏ.
Hướng dẫn giải
Trong hai hình đều có \(8\) con thỏ.
Ta có: \(8:4=2\)
Mà hình A có \(2\) con thỏ được khoanh; hình B có \(4\) con thỏ được khoanh.
Vậy hình A đã khoanh vào \(\displaystyle {1 \over 4}\) số con thỏ.
Bài 1
Tính nhẩm:
8 : 4 = 12 : 4 = 20 : 4 = 28 : 4 =
36 : 4 = 24 : 4 = 40 : 4 = 32 : 4 =
Phương pháp giải
Nhẩm lại bảng chia 4 đã học rồi điền kết quả vào chỗ trống.
Hướng dẫn giải
8 : 4 = 2 12 : 4 = 3 20 : 4 = 5 28 : 4 = 7
36 : 4 = 9 24 : 4 = 6 40 : 4 = 10 32 : 4 = 8
Bài 2
Tính nhẩm:
4 x 3 = 4 x 2 = 4 x 1 = 4 x 4 =
12 : 4 = 8 : 4 = 4 : 4 = 16 : 4 =
12 : 3 = 8 : 2 = 4 : 1 =
Phương pháp giải
Nhẩm giá trị của phép nhân rồi điền giá trị của 2 phép tính chia liên quan.
Hướng dẫn giải
4 x 3 = 12 4 x 2 = 8 4 x 1 = 4 4 x 4 = 16
12 : 4 = 3 8 : 4 = 2 4 : 4 = 1 16 : 4 = 4
12 : 3 = 4 8 : 2 = 4 4 : 1 = 4
Bài 3
Có 40 học sinh chia đều thành 4 tổ. Hỏi mỗi tổ có bao nhiêu học sinh ?
Phương pháp giải
Muốn tìm lời giải ta lấy số học sinh chia cho số tổ.
Hướng dẫn giải
Mỗi tổ có số học sinh là:
40 : 4 = 10 (học sinh)
Đáp số: 10 học sinh.
Bài 4
Có 12 người khách cần sang sông, mỗi thuyền đều chở 4 người khách (không kể người lái thuyền). Hỏi cần mấy thuyền để chở hết số khách đó?
Phương pháp giải
Muốn tìm lời giải ta lấy số người khách chia cho 4.
Hướng dẫn giải
Số thuyền cần có là:
12 : 4 = 3 (thuyền)
Đáp số: 3 thuyền.
Bài 5
Hình nào đã khoanh vào \(\displaystyle {1 \over 4}\) số con hươu:
Phương pháp giải
- Đếm số hươu cao cổ ở mỗi hình rồi chia cho 4.
- Chọn hình có số hươu cao cổ đã khoanh bằng kết quả phép chia vừa tìm được.
Hướng dẫn giải
Hình a và b có 8 con hươu cao cổ.
Mà 8 : 4 = 2.
Vậy hình a có \(\displaystyle {1 \over 4}\) số con hươu đã được khoanh.
Câu 1: Đã tô màu \(\frac{1}{4}\) hình nào?
Hướng dẫn giải
Đã tô màu \(\frac{1}{4}\) cả hình A và hình B
Câu 2: Hình nào đã khoanh vào \(\frac{1}{4}\) số con thỏ:
Hướng dẫn giải
Trong hai hình đều có 8 con thỏ.
Ta có: 8 : 4=2
Mà hình A có 2 con thỏ được khoanh; hình B có 4 con thỏ được khoanh.
Vậy hình A đã khoanh vào \(\frac{1}{4}\) số con thỏ.
Qua nội dung bài học trên, giúp các em học sinh:
Toán học là ngành nghiên cứu trừu tượng về những chủ đề như: lượng (các con số), cấu trúc, không gian, và sự thay đổi.Các nhà toán học và triết học có nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa và phạm vi của toán học
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 2 - Năm thứ hai ở cấp tiểu học, vừa trải qua năm đầu tiên đến trường, có những người bạn đã thân quen. Học tập vui vẻ, sáng tạo
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK