Nhân tố khách quan nào tác động khiến Việt Nam bị chia cắt sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương?

Câu hỏi :

Nhân tố khách quan nào tác động khiến Việt Nam bị chia cắt sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương?

A. Do tác động của cục diện hai cực, hai phe

B. Do âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam của Mĩ- Diệm

C. Do Pháp chưa tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam trước khi rút quân

D. Do nhân dân miền Nam không muốn hiệp thương thống nhất

* Đáp án

A

* Hướng dẫn giải

Nhân tố khách quan tác động đến sự Việt Nam chia cắt sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là do tác động của cục diện hai cực, hai phe. Trên thế giới cũng có nhiều quốc gia bị chia cắt giống Việt Nam như Đức, bán đảo Triều Tiên. Cục diện hai cực, hai phe ở đây chính là sự đối đầu giữa hai phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô và Mĩ. Ở miền Nam có sự can thiệp của Mĩ với âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, thành căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và sự giúp đỡ của Liên Xô với cách mạng Việt Nam đã chứng tỏ sức ảnh hưởng của cục diện này ở Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: A

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !

Đề thi HK2 môn Lịch Sử 9 năm 2021

Số câu hỏi: 200

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK