Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Địa lý Đề kiểm tra 1 tiết HK1 Địa 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Bến Tre

Đề kiểm tra 1 tiết HK1 Địa 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Bến Tre

Câu hỏi 1 :

Nội thủy là vùng biển 

A. Có chiều rộng 12 hải lí

B. Tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành vùng biển rộng 200 hải lí

C. Tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở

D. Ở phía ngoài đường cơ sở với chiều rộng 12 hải lí

Câu hỏi 2 :

Việc thông thương qua lại giữa nước ta với các nước làng giềng chỉ có thể tiến hành thuận lợi ở một số cửa khẩu, vì 

A. thuận tiện cho việc đảm bảo an ninh quốc gia

B. phần lớn biên giới nước ta nằm ở miền núi

C. phần lớn biên giới chạy theo các đỉnh núi, các hẻm núi 

D. là nơi có địa hình thuận lợi cho qua lại

Câu hỏi 3 :

Ý nghĩa to lớn của vị trí địa lí nước ta về mặt kinh tế là 

A. Nằm ở khu vực nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới.

B. Có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hoá - xã hội với các nước trong khu vực.

C. Nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế. 

D. Có mối giao lưu lâu đời với nhiều nước trong khu vực.

Câu hỏi 4 :

Nước ta không có khí hậu nhiệt đới khô hạn như một số nước có cùng vĩ độ là nhờ: 

A. Nằm ở phía đông nam lục địa Á - Âu.     

B. Nằm trong khu vực nội chí tuyến.

C. Nằm gần vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương.                

D. Ở trong khu vực gió mùa châu Á.

Câu hỏi 5 :

Điểm giống nhau giữa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là: 

A.  Đều là đồng bằng phù sa châu thổ sông.

B. Đều có 2/3 diện tích đất phèn và đất mặn.

C. Đều có hệ thống đê ven sông ngăn lũ.      

D. Đều có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.

Câu hỏi 6 :

Do biển đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành dải đồng bằng duyên hải miền Trung nên: 

A. đồng bằng phần nhiều hẹp ngang.

B. đồng bằng bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.

C. đất nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông.        

D. có một số đông bằng mở rộng ở các của sông lớn.

Câu hỏi 7 :

Việc giao lưu kinh tế giữa các vùng miền núi gặp khó khăn thường xuyên chủ yếu là do 

A. địa hình bị chia cắt mạnh.

B. động đất xảy ra.

C. khan hiếm nước vào mùa khô.   

D. thiên tai dễ xảy ra.

Câu hỏi 8 :

Hạn chế lớn nhất của đồng bằng sông Cửu Long là: 

A. Không có hệ thống đê bao bọc.

B. Địa hình thấp và bằng phẳng.

C. Diện tích quá hẹp.    

D. Diện tích đất phèn, đất mặn còn quá nhiều.

Câu hỏi 9 :

Tây Bắc – Đông Nam là hướng chính của 

A. dãy núi Nam Trung Bộ. 

B. các dãy núi Đông Bắc.

C. các dãy núi Tây Bắc.      

D. dãy núi Hoành Sơn, Bạch Mã.

Câu hỏi 10 :

Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình Việt nam? 

A. Địa hình đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích.          

B. Cấu trúc địa hình đa dạng

C. Địa hình vùng nhiệt đới khô hạn.      

D. Địa hình chịu tác động mạnh của con người.

Câu hỏi 11 :

Câu nào dưới đây thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa miền núi với đồng bằng nước ta? 

A. Đồng bằng có địa hình bằng phẳng, miền núi có địa hình cao hiểm trở.

B. Đồng bằng thuận lợi cho cây lương thực, miền núi thích hợp cho cây công nghiệp.

C. Những sông lớn mang vật liệu bào mòn ở miền núi bồi đắp, mở rộng đồng bằng. 

D. Sông ngòi phát nguyên từ miền núi cao nguyên chảy qua các đồng bằng.

Câu hỏi 12 :

Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đồi núi thấp là kiểu cảnh quan chiếm ưu thế của nước ta vì: 

A. Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.           

B. Nước ta nằm tiếp giáp Biển Đông.

C. Nước ta nằm trong khu vực châu Á gió mùa.            

D. Đồi núi thấp chiếm 85% diện tích lãnh thổ.

Câu hỏi 13 :

Ở nước ta thời tiết mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức là nhờ: 

A. Nằm gần Xích đạo, mưa nhiều.

B. Địa hình 85% là đồi núi thấp.

C. Chịu tác động thường xuyên của gió mùa.    

D. Tiếp giáp với Biển Đông.

Câu hỏi 14 :

Biển Đông ảnh hưởng nhiều nhất, sâu sắc nhất đến thiên nhiên nước ta ở lĩnh vực 

A. Sinh vật. 

B. Địa hình.    

C. Khí hậu.  

D. Cảnh quan ven biển.

Câu hỏi 15 :

Dạng địa hình nào sau đây ở vùng ven biển rất thuận lợi cho xây dựng cảng biển 

A. vịnh, cửa sông.

B. các bờ biển mài mòn.

C. các vũng, vịnh nước sâu.   

D. các tam giác châu với bãi triều rộng.

Câu hỏi 16 :

Biểu hiện rõ nhất đặc điểm nóng ẩm của Biển Đông là: 

A. Thành phần sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế.

B. Nhiệt độ nước biển khá cao và thay đổi theo mùa.

C. Có các dòng hải lưu nóng hoạt động suốt năm. 

D. Có các luồng gió theo hướng đông nam thổi vào nước ta gây mưa.

Câu hỏi 17 :

Dựa vào bảng số liệu:DIỆN TÍCH, DÂN SỐ ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG NĂM 2014

A. 1203,5 người/km2

B. 1103,5 người/km2

C. 1403,5 người/km2

D. 1303,5 người/km2.

Câu hỏi 18 :

Cho bảng số liệu:Giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 2000 – 2016 (Đơn vị: tỉ USD)

A. Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng.

B. Giai đoạn 2000 - 2001 giá trị xuất khẩu giảm nhanh hơn nhập khẩu.

C. Giá trị nhập khẩu tăng chậm hơn xuất khẩu. 

D. Giá trị nhập khẩu tăng nhiều hơn xuất khẩu.

Câu hỏi 20 :

Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 12, hãy cho biết ở ven biển và đảo, quần đảo nước ta có những khu dự trữ sinh quyển thế giới nào sau đây? 

A. Cát Bà, Cù Lao Chàm, Côn Đảo. 

B. Cát Bà, Cù Lao Chàm, Rạch Giá.

C. Cát Bà, Cù Lao Chàm, Núi Chúa.   

D. Cát Bà, Cù Lao Chàm, Phú Quốc.

Câu hỏi 21 :

Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết cửa khẩu quốc tế giữa Việt Nam và Lào là 

A. Lệ Thanh, Lao Bảo,Cha Lo.

B. Nậm Cắn, Na Mèo,Tây Trang.

C. Hữu Nghị, Móng Cái, Cầu Treo.  

D. Lệ Thanh, Hoa Lư, Mộc Bài.

Câu hỏi 22 :

Cho biểu đồ về dân số nước ta giai đoạn 1995 – 2015.

A. Cơ cấu số dân nông thôn, thành thị nước ta giai đoạn 1995 - 2015.

B. Tốc độ gia tăng số dân nông thôn, thành thị nước ta giai đoạn 1995 - 2015.

C. So sánh số dân nông thôn, thành thị của nước ta giai đoạn 1995 - 2015. 

D. Quy mô và cơ cấu số dân nông thôn, thành thị nước ta giai đoạn 1995 - 2015.

Câu hỏi 23 :

Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 13-14, hãy cho biết tên dãy núi thuộc vùng núi Tây Bắc 

A. Dãy Pu Sam Sao. 

B. Dãy Bạch Mã.

C. Dãy Con Voi.  

D. Dãy Trường Sơn.

Câu hỏi 24 :

Cho bảng số liệu:SẢN LƯỢNG THỦY SẢN PHÂN THEO NGÀNH HOẠT ĐỘNG Ở NƯỚC TA

A. Cột ghép. 

B. Đường.

C. Miền.    

D. Tròn.

Câu hỏi 26 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông Sài Gòn đổ ra biển ở cửa nào sau đây? 

A. Cửa Tiểu. 

B. Cửa Ba Lai.

C. Cửa Soi Rạp.  

D. Cửa Đại.

Câu hỏi 27 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết vùng nào sau đây tập trung nhiều bôxit nhất nước ta? 

A. Trung du miền núi Bắc Bộ. 

B. Bắc Trung Bộ.

C. Tây Nguyên.           

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu hỏi 29 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây ở nước ta tiếp giáp Lào? 

A. Kon Tum. 

B. Bình Phước.  

C. Lai Châu.  

D. Yên Bái.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK