Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 GDCD Đề KSCL môn GDCD lớp 12 năm 2018 Trường THPT Phan Đình Phùng lần 1

Đề KSCL môn GDCD lớp 12 năm 2018 Trường THPT Phan Đình Phùng lần 1

Câu hỏi 1 :

Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là thực hiện pháp luật theo hình thức

A. thi hành pháp luật.       

B. tuân thủ pháp luật.

C. áp dụng pháp luật.        

D. sử dụng pháp luật.

Câu hỏi 2 :

Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ nhân thân và quan hệ

A. sở hữu.                 

B. kinh tế.          

C. lao động.             

D. tài sản.

Câu hỏi 3 :

Trong các yếu tố của quá trình sản xuất, yếu tố nào bắt nguồn từ tự nhiên?

A. Lao động và tư liệu lao động.     

B. Sức lao động và tư liệu lao động.

C. Tư liệu lao động và đối tượng lao động.              

D. Sức lao động và đối tượng lao động.

Câu hỏi 5 :

Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt

A. tất cả các quyền dân chủ. 

B. tất cả các quyền công dân.

C. hành vi trái pháp luật. 

D. mọi nhu cầu cá nhân.

Câu hỏi 7 :

Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động được thể hiện thông qua

A. thực hiện nghĩa vụ lao động.           

B. kí hợp đồng lao động.

C. thuê lao động.                                

D. sử dụng sức lao động.

Câu hỏi 8 :

Mọi công dân đều có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh tùy theo

A. khả năng và nhu cầu xã hội. 

B. sở thích và khả năng của mình.

C. nhu cầu thị trường hằng năm. 

D. mục đích của gia đình.

Câu hỏi 9 :

Hành vi nào sau đây vi phạm quyền được pháp luật bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín ?

A. Bà T cấm H không được dùng điện thoại vì sợ hỏng mắt.

B. Do mâu thuẫn cá nhân nên K nhắn tin xúc phạm N.

C. Chị Q lén lút xem trộm tin nhắn điện thoại của chồng.

D. M bị phạt trực nhật lớp vì sử dụng điện thoại trong giờ học

Câu hỏi 10 :

Công dân nam nữ không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí là biểu hiện của nội dung nào dưới đây?

A. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

B. Bình đẳng về quyền và lợi ích.

C. Bình đẳng về giới tính. 

D. Bình đẳng trước pháp luật.

Câu hỏi 11 :

Theo quy định của pháp luật, công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của người khác khi thực hiện hành vi nào dưới đây?

A. Bắt người do nghi ngờ phạm tội. 

B. Bắt người do thù oán cá nhân.

C. Khống chế con tin.                                                      

D. Bắt người đang bị truy nã.

Câu hỏi 12 :

Trong nền kinh tế hàng hóa, khi cầu tăng, sản xuất và kinh doanh mở rộng thì lượng cung hàng hóa

A. giữ nguyên.            

B. giảm xuống.          

C.  tăng lên.                  

D. ổn định.

Câu hỏi 13 :

Nhằm phát hiện ngăn chặn các việc làm trái pháp luật xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân là mục đích của quyền

A. đề xuất.         

B. tố cáo.           

C. kiến nghị.                   

D. khiếu nại.

Câu hỏi 14 :

Theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở của người nào đó được tiến hành khi đủ căn cứ khẳng định ở đó có

A. hoạt động tín ngưỡng. 

B. tranh chấp tài sản.

C. vợ chồng đánh nhau. 

D. tội phạm bị truy nã.

Câu hỏi 15 :

Theo quy định của pháp luật, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A.  Dân sự.                  

B. Hành chính.               

C. Kỉ luật.           

D. Hình sự.

Câu hỏi 16 :

Nội dung nào sau đây không phải là quyền bình đẳng trong kinh doanh?

A. Quyền chủ động mở rộng quy mô và ngành nghề.

B. Quyền tự chủ đăng kí kinh doanh theo quy định pháp luật.

C. Quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.

D. Quyền tự do lựa chọn, tìm kiếm việc làm.

Câu hỏi 17 :

Quyền và nghĩa vụ công dân có mối quan hệ

A. phụ thuộc vào nhau.       

B. ngang nhau.          

C. không tách rời nhau.      

D. tách rời nhau.

Câu hỏi 18 :

Để phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác cần căn cứ vào đặc trưng nào sau đây?

A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. 

B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

C. Tính tự nguyện, tự giác. 

D. Tính quy phạm phổ biến 

Câu hỏi 19 :

Trong nền kinh tế hàng hóa, khi tiền được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa, là tiền tệ đã thực hiện chức năng nào dưới đây?

A. Cung cấp dịch vụ. 

B. Phương tiện cất trữ.

C. Phương tiện thanh toán. 

D. Thước đo giá trị.

Câu hỏi 20 :

Vợ chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau thể hiện quyền bình đẳng trong quan hệ

A. gia đình.     

B. nhân thân.                 

C. tài sản.                     

D. tình cảm.

Câu hỏi 21 :

Nội dung nào dưới đây không thể hiện mục đích của việc áp dụng trách nhiệm pháp lí?

A. Điều chỉnh dư luận xã hội. 

B. Giáo dục, răn đe người khác.

C. Chấm dứt hành vi trái pháp luật

D. Kiềm chế việc làm sai phạm.

Câu hỏi 22 :

Anh H sử dụng chất cấm trong chăn nuôi và kinh doanh không nộp thuế. Anh H không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

A. Tuân thủ pháp luật và sử dụng pháp luật. pháp luật.

B. Áp dụng pháp luật và thi hành pháp luật.

C. Sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. 

D. Thi hành pháp luật và tuân thủ 

Câu hỏi 23 :

Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua

A. sức mua của đồng tiền.     

B. giá cả.          

C. giá trị.               

D. giá trị trao đổi.

Câu hỏi 24 :

Trước khi lập danh sách ứng cử viên chính thức, các ứng cử viên được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giới thiệu về nơi công tác hay nơi cư trú để làm gì?

A. Tiếp xúc cử tri.                 

B. Lấy ý kiến của Hội nghị cử tri.

C. Báo cáo với cử tri.   

D. Gặp gỡ cử tri.

Câu hỏi 27 :

Bà M cho ông K hàng xóm vay 200 triệu đồng. Ông K đã viết giấy vay tiền và viết rõ thời gian trả. Đến thời hạn, bà M nhiều lần đến đòi nhưng ông K không chịu trả tiền cho bà M. Trong trường hợp này, bà M cần làm gì?

A. Thuê người chuyên đòi nợ thuê để đòi nợ giúp mình..

B. Làm đơn khởi kiện ông K lên tòa án nhân dân huyện.

C. Nhờ công an phường giải quyết.

D. Nhờ Ủy ban nhân dân phường giải quyết

Câu hỏi 30 :

Chị D được đề nghị ký hợp đồng lao động vào làm việc trong Công ty S. Chị D có thể căn cứ vào quyền bình đẳng nào dưới đây để thỏa thuận về nội dung hợp đồng lao động?

A. Bình đẳng giữa mọi công dân.

B. Bình đẳng trong từng cơ quan, doanh nghiệp.

C. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.

D. Bình đẳng trong giao tiếp giữa Giám đốc và nhân viên.

Câu hỏi 36 :

Do cần tiền đưa con là em N đi viện nên bà M đành đến nhà anh H vay 10 triệu đồng với lãi suất cao, hẹn 1 tháng sau sẽ trả, đến hẹn nhưng bà M vẫn chưa thể xoay đủ tiên để để trả cho anh H, tức dận anh H đã thuê anh K, anh V đến nhà đập phá đồ đạc, lấy điện thoại của bà và bắt em N về nhà anh, yêu cầu bà M đưa 50 triệu đồng đến sẽ thả em N ra. Anh H đã vi phạm những quyền tự do nào sau đây của công dân?

A. Quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự.

B. Quyền bất khả xâm phạm về chổ ở và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.ở.

C. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và chổ 

Câu hỏi 37 :

Anh Q đi xe máy vượt đèn đỏ, bị Cảnh sát giao thông xử phạt 500.000 đồng. Cho rằng, mức xử phạt như vậy là quá cao, anh Q cần làm gì trong các việc làm dưới đây cho phù hợp với pháp luật?

A. Tố cáo với thủ trưởng đơn vị của người Cảnh sát.

B. Khiếu nại đến Giám đốc Công an Tỉnh.

C. Đăng bài lên Facebook nói xấu người Cảnh sát.

D. Khiếu nại đến người Cảnh sát đã xử phạt mình.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK