Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 GDCD Đề thi thử THPT QG năm 2019 môn GDCD trường THPT Lê Xoay lần 2

Đề thi thử THPT QG năm 2019 môn GDCD trường THPT Lê Xoay lần 2

Câu hỏi 1 :

Đ 12 tuổi ngồi sau xe máy của bố nhưng không đội mũ bảo hiểm. Trong trường hợp này, theo em Đ:

A. có vi phạm pháp luật và phải chịu trách nhiệm hành chính.

B. không vi phạm pháp luật vì K chỉ ngồi sau không lái xe.

C. có phạm pháp luật nhưng không phải chịu trách nhiệm pháp lí.

D. không vi phạm pháp luật nên không phải chịu trách nhiệm pháp lí.

Câu hỏi 2 :

Quy luật giá trị yêu cầu trong lưu thông hàng hóa, giá cả hàng hóa bao giờ cũng vận động xoay quanh trục

A. giá trị hàng hóa. 

B. giá trị sử dụng.

C. giá cả hàng hóa.

D. giá trị trao đổi

Câu hỏi 3 :

Ông Q là trưởng dòng họ lớn tại xã T. Trước đợt bầu cử Hội đồng nhân dân xã sắp diễn ra, ông yêu cầu tất cả con cháu trong dòng tộc phải bầu cho anh G –là cháu nội ông Q (Anh G đồng tình với ý kiến của ông Q). Thấy vậy, anh V phản đối vì cho rằng anh G không xứng đáng, anh V đăng lên mạng xã hội vu khống anh G vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình. Trong tình huống trên, những ai là người vi phạm pháp luật và vi phạm luật gì?

A. Q và G/ Q và G vi phạm luật bầu cử, ứng cử của công dân.

B. Q, G và V / Q và V vi phạm luật ứng cử, G vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm và danh dự của công dân.

C. Q, V và G /Q và G vi phạm luật bầu cử và ứng cử, anh V vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm và danh dự của công dân.

D. Q và V / Q vi phạm luật bầu cử, ứng cử. Anh V vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân.

Câu hỏi 5 :

Nhận định nào sau đây là đúng khi tiến hành bắt người trong trường hợp khẩn cấp?

A. Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng.

B. Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

C. Khi có căn cứ để cho rằng người đó đã thực hiện tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng.

D. Khi có căn cứ để cho rằng người đó đã thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Câu hỏi 6 :

Bình đẳng giữa các tôn giáo là cơ sở, là

A. tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

B. nguyên tắc để chống diễn biến hòa bình.

C. nền tảng để đảm bảo trật tự xã hội và an toàn xã hội.

D. động lực của chính sách hòa bình, hữu nghị, hợp tác.

Câu hỏi 8 :

Người nào sau đây có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo?

A. Tòa án và Viện kiểm sát nhân dân các cấp, Chủ tịch ủy ban nhân dân Tỉnh.

B. Người đứng đầu cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại.

C. Người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại.

D. Chánh Thanh tra các cấp, Tổng Thanh tra chính phủ, Thủ tướng chính phủ.

Câu hỏi 9 :

Áp dụng pháp luật được hiểu là các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để đưa ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện

A. các quyền và nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức.

B. các nghĩa vụ và quyền lợi cụ thể của cá nhân, tổ chức.

C. các quyền và trách nhiệm cụ thể của cá nhân, tổ chức.

D. các nghĩa vụ và lợi ích cụ thể của cá nhân, tổ chức .

Câu hỏi 10 :

Pháp luật nước ta quy định trong trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì người sử dụng lao động

A. không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ vì lí do kết hôn, có thai, nghỉ thai sảnnuôi con dưới 12 tháng tuổi.

B. được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ vì lí do kết hôn, có thai, nghỉ thai sảnnuôi con dưới 12 tháng tuổi.

C. chỉ được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ vì lí do đang nuôi con dưới 12.

D. chỉ được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ vì lí do kết hôn và có thai.

Câu hỏi 11 :

Nhận định nào dưới đây không thể hiện nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh của công dân?

A. Mọi công dân đều có quyền lựa chọn loại hình doanh nghiệp theo điều kiện của mình.

B. Bảo vệ mọi quyền lợi của người lao động trong các doanh nghiệp.

C. Kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.

D. Tự chủ kinh doanh để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh.

Câu hỏi 13 :

Vào dịp cuối năm, giá xe ô tô giảm mạnh thấy vậy anh K đã vội bán một ô đất có giá trị - là tài sản của gia đình để mua xe ô tô mà không có sự bàn bạc với chị V- vợ của anh K. Khi biết được sự việc trên, chị V rất bức xúc nói anh K đã coi thường vợ khi tự ý quyết định như vậy, mình là vợ nhưng không có chút quyền gì hết. Thấy vợ nói vậy, anh K lại cho rằng vợ không hiểu mình, anh mua xe là để cả nhà đi chứ có mang đi đâu đâu, tài sản của gia đình ai quyết định thế nào chả được cần gì phải bàn bạc phức tạp, mất thời gian!Theo em, chị V nên lựa chọn cách làm nào sau đây để anh K hiểu ra vấn đề và tránh xẩy ra những việc tương tự như vậy trong cuộc sống gia đình sau này?

A. Im lặng chấp nhận vì có nói gì chồng cũng không chịu hiểu mà lại luôn cho mình là đúng, là người có quyền nhất trong gia đình thích mua ô tô thì cứ mua.

B. Tìm tài liệu về quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình yêu cầu chồng đọc, tìm hiểu rồi buộc chồng không được mua ô tô nếu không có sự đồng ý của mình.

C. Tìm cơ hội thuận lợi cùng chồng tìm hiểu về quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong gia đình, nhắc chồng cần có sự bàn bạc với vợ trước các công việc của gia đình.

D. Bức xúc trước quyết định của chồng, chị V mắng chồng một trận, yêu cầu chồng không mua ô tô nếu không sẽ cho con về nhà ngoại ở.

Câu hỏi 14 :

Đặc trưng nào của pháp luật là ranh giới để phân biệt với các quy phạm xã hội khác?

A. Tính quyền lực bắt buộc chung.  

B. Tính thống nhất về nội dung.

C. Xác định chặt chẽ về hình thức.

D. Tính quy phạm phổ biến.

Câu hỏi 17 :

Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được xây dựng dựa trên cơ sở nào dưới đây?

A. Quyền cơ bản của con người và quyền tự do, dân chủ của công dân.

B. Quyền cơ bản của con người và quyền dân chủ của công dân.

C. Quyền cơ bản của con người và quyền của công dân.

D. Quyền cơ bản của con người và quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

Câu hỏi 18 :

Công dân bình đẳng trước pháp luật được hiểu là công dân được hưởng quyền và có nghĩa vụ

A. giống nhau trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

B. bằng nhau trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

C. như nhau trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

D. ngang nhau trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Câu hỏi 19 :

Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ tài sản?

A. Vợ và chồng có quyền và nghĩa vụ như nhau trong sở hữu tài sản chung thể hiện ở quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt.

B. Chỉ người chồng mới có quyền trong sở hữu tài sản chung thể hiện ở quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt.

C. Vợ và chồng có quyền ngang nhau trong sở hữu tài sản chung thể hiện ở quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt.

D. Vợ và chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung thể hiện ở quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt.

Câu hỏi 20 :

Hành vi bịa đặt điều xấu, tung tin xấu, nói xấu, xúc phạm người khác để hạ uy tín là vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về

A. tự do ngôn luận.

B. chỗ ở của công dân.

C. danh dự và nhân phẩm.

D. tính mạng, sức khỏe.

Câu hỏi 21 :

Tòa án và Viện kiểm sát trong phạm vi thẩm quyền được ra lệnh bắt người trong trong trường hợp nào dưới đây?

A. Khi đối tượng đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

B. Khi có dấu vết của tội phạm và xét thấy cần bắt ngay ngăn chặn người đó trốn.

C. Khi có người chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm.

D. Khi bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố hoặc sẽ tiếp tục phạm tội.

Câu hỏi 22 :

Một vật hay hệ thống các vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người trong quá trình sản xuất gọi là

A. đối tượng lao động.

B. lao động.

C. tư liệu lao động.

D. sản xuất của cải vật chất.

Câu hỏi 24 :

Trong nền sản xuất hàng hóa, giá cả của hàng hóa chính là

A. biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa.

B. tổng chi phí và lợi nhuận.

C. quan hệ giữa hàng và tiền.

D. tổng chi phí để sản xuất hàng hóa.

Câu hỏi 26 :

Lí do nào sau đây khiến pháp luật mang tính quyền lực, bắt buộc chung?

A. Pháp luật do nhân dân xây dựng và được thực hiện, bảo vệ bởi nhà nước.

B. Pháp luật do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh nhà nước.

C. Pháp luật là những quy tắc xử sự được phổ biến rộng khắp cả nước.

D. Pháp luật do nhà nước ban hành trên cơ sở đóng góp ý kiến của nhân dân.

Câu hỏi 28 :

Tuân thủ pháp luật được hiểu là các cá nhân, tổ chức

A. làm những điều mà pháp luật cho phép.

B. không làm những điều mà pháp luật cho phép.

C. không làm những điều mà pháp luật cấm.

D. làm những điều mà pháp luật bắt buộc.

Câu hỏi 29 :

Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về thi hành pháp luật?

A. Các cá nhân, tổ chức chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.

B. Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.

C. Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ và làm những gì mà pháp luật yêu cầu phải làm.

D. Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ mà pháp luật quy định phải làm.

Câu hỏi 31 :

Nhận định nào sau đây khôngđúng khi nói về nguyên nhân cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường?

A. Các chủ thể kinh tế có sự liên kết với nhau trong kinh doanh.

B. Các chủ thể kinh tế có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau.

C. Các chủ thể kinh tế độc lập trong sản xuấtt kinh doanh.

D. Các chủ thể kinh tế tự do tổ chức sản xuất, kinh doanh.

Câu hỏi 34 :

Độ tuổi nào dưới đây khi vi phạm pháp luật hành chính do cố ý phải chịu trách nhiệm hành chính ?

A. Đủ từ12 tuổi đến dưới 16 tuổi.  

B. Đủ từ14 tuổi đến dưới 16 tuổi.

C. Đủ từ14 tuổi đến dưới 18 tuổi.

D. Đủ từ16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

Câu hỏi 36 :

Quyền tự do ngôn luận có nghĩa là công dân được

A. tham gia thảo luận, góp ý kiến về các công việc của đất nước, địa phương.

B. thảo luận, góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng.

C. tự do phát biểu ý kiến, quan điểm của mình về các vấn đề của đất nước

D. biểu quyết, góp ý kiến về các công việc trọng đại của đất nước.

Câu hỏi 37 :

Việc công dân thực hiện đúng đắn các quyền bầu cử và ứng cử là thể hiện

A. quyền của công dân, quyền con người trên thực tế về chính trị.

B. sự bình đẳng của công dân trong đời sống chính trị của đất nước.

C. bảo đảm thực hiện quyền tự do cơ bản của công dân về chính trị.

D. quyền lực của công dân trong đời sống xã hội của đất nước.

Câu hỏi 39 :

Dấu hiệu nào dưới đây không phải là một trong những căn cứ để xác định một hành vi vi phạm pháp luật?

A. Hành vi chứa đựng lỗi của chủ thể thực hiện.

B. Hành vi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

C. Hành vi xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

D. Hành vi do người có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK