Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 GDCD Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn GDCD lớp 12 năm 2018-2019 trường THPT Lê Hồng Phong, Đắk Lắk

Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn GDCD lớp 12 năm 2018-2019 trường THPT Lê Hồng Phong, Đắk Lắk

Câu hỏi 1 :

Để thể hiện tốt nghĩa vụ học tập, việc làm nào sau đây là đúng đắn nhất?

A. Học tập theo kế hoạch và có phương pháp tốt.

B. Vừa học vừa thưởng thức ca nhạc và phim ảnh.

C. Chỉ học khi bố mẹ treo giải thưởng.

D. Chỉ học khi có bài kiểm tra.

Câu hỏi 3 :

Trường hợp nào sau đây là vi phạm quyền bất khả xâm phạm của công dân?

A. Trèo qua nhà hàng xóm lấy đồ bị rơi.

B. Con cái đi vào nhà mà không xin phép bố mẹ.

C. Giúp chủ nhà phá khoá để vào nhà.

D. Tự tiện ra vào nhà mà mình đang thuê trọ.

Câu hỏi 4 :

Công dân được khuyến khích để phát triển tài năng là thể hiện.

A. Quyền học tập của công dân.

B. Quyền được phát triển của công dân.

C. Quyền tự do của công dân.

D. Quyền sáng tạo của công dân.

Câu hỏi 6 :

Cậu bé H Thân quê ở Tuyên Quang, khi mới 5 tuổi đã đoạt giải trong cuộc thi sáng tạo dành cho thanh – thiếu niên, nhi đồng toàn quốc nên đã được đặc cách vào  lớp 1, rồi đặc cách vào lớp 2. Điều này thể hiện.

A. Quyền học tập và quyền tự do của công dân.

B. Quyền phát triển và sáng tạo của công dân.

C. Quyền học tập và sáng tạo của công dân.

D. Quyền học tập và quyền được phát triển của công dân.

Câu hỏi 7 :

Theo quy định của pháp luật nước ta, người có quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội là:

A. tất cả mọi công dân.

B. những công dân đủ 21 tuổi trở lên.

C. những người đứng đầu các cơ quan trong bộ máy nhà nước.

D. những cán bộ, công chức nhà nước.

Câu hỏi 8 :

Hoạt động nào sau đây vi phạm quyền tự do ngôn luận?

A. Phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương mình.

B. Viết bài gửi đăng báo bày tỏ quan điểm của mình để ủng hộ cái đúng, phê phán cái sai.

C. Viết bài với nội dung xuyên tạc sai sự thật về chính sách của Đảng, Nhà nước và tung lên mạng Internet.

D. Kiến nghị với đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân trong các dịp đại biểu tiếp xúc cử tri.

Câu hỏi 10 :

Quyền nào sau đây giúp đảm bảo cho công dân có điều kiện để chủ động và tích cực tham gia vào công việc chung của Nhà nước và xã hội?

A. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

B. Quyền được bảo đảm an toàn bí mật thư tín, điện tín.

C. Quyền tự do ngôn luận.

D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.

Câu hỏi 11 :

Quyền được phát triển của công dân có nghĩa là:

A. mọi công dân đều được hưởng những chăm sóc y tế như nhau.

B. những người có tài được tạo mọi điều kiện để làm việc và phát triển tài năng.

C. mọi công dân đều có đời sống vật chất đầy đủ.

D. mọi công dân đều được hưởng sự ưu đãi trong học tập để phát triển năng khiếu.

Câu hỏi 12 :

Quyền nào sau đây thuộc về quyền sáng tạo của công dân?

A. Được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khoẻ.

B. Học tập suốt đời.

C. Tự do nghiên cứu khoa học.

D. Khuyến khích để phát triển tài năng.

Câu hỏi 13 :

Ý kiến nào dưới đây là đúng với quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?

A. Thư của người thân thì được phép mở ra xem.

B. Thư nhặt được thì được phép xem.

C. Người có thẩm quyền được phép kiểm tra thư để phục vụ công tác điều tra.

D. Đã là vợ chồng thì được tự ý xem thư của nhau.

Câu hỏi 14 :

Bác H tham gia đóng góp ý kiến xây dựng hương ước của làng, xã. Trong trường hợp trên, bác H đã thể hiện dân chủ theo cơ chế nào dưới đây?

A. Dân giám sát và kiểm tra.

B. Dân bàn và quyết định.

C. Dân biết và thực hiện.

D. Dân xây dựng và quản lý.

Câu hỏi 15 :

Luật Nghĩa vụ quân sự quy định độ tuổi  nhập ngũ là độ tuổi nào dưới đây?

A. Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.

B. Từ đủ 18 tuổi đến hết 27 tuổi.

C. Từ đủ 17 tuổi đến hết 25 tuổi.

D. Từ đủ 17 tuổi đến hết 27 tuổi.

Câu hỏi 16 :

Để thực hiện các quyền tự do cơ bản, công dân cần tránh việc làm nào sau đây?

A. Tìm hiểu các quyền tự do cơ bản của mình.

B. Không ngừng nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.

C. Tích cực giúp đỡ các bộ nhà nước thi hành pháp luật.

D. Không tố cáo những việc làm trái pháp luật của người khác.

Câu hỏi 18 :

Hết giờ học, T mượn điện thoại của M để gọi mẹ đến đón. Vì tò mò, T đã tự ý đọc tin nhắn của M rồi phát tán nội dung đó lên trang thông tin cá nhân. Hôm sau, trong lúc ra ngoài, M đã tìm cách lấy thư của T rồi đọc cho cả lớp nghe. T và M vi phạm quyền nào dưới đây cùa công dân?

A. Được pháp luật bảo hộ về thân thể.

B. Được bảo đảm an toàn về nơi cư trú hợp pháp.

C. Được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại.

D. Được pháp luật bảo hộ về tài sản.

Câu hỏi 19 :

Chỉ được khám xét chỗ ở của công dân trong trường hợp nào sau đây?

A. Lấy lại đồ đã cho mượn nhưng người đó đi vắng.

B. Cần bắt người bị truy nã đang lẩn trốn ở đó.

C. Nghi ngờ nhà đó lấy trộm đồ của mình.

D. Bắt người không có lí do.

Câu hỏi 20 :

Việc xác định đúng quyền học tập, sáng tạo và phát triển sẽ giúp chúng ta có được điều gì sau đây?

A. Đạt được mục đích trước mắt.

B. Có được động lực tinh thần để vượt qua khó khăn.

C. Chán nản và không cố gắng.

D. Gian dối trong kiểm tra, thi cử.

Câu hỏi 21 :

Hai anh K và L đang cãi nhau về việc con chó của L làm hỏng vườn hoa của K, cùng lúc đó em của K là G cũng có mặt liền xông vào đánh L làm L bị thương phải nhập viện băng bó. Hành vi của G đã xâm phạm tới quyền gì của công dân?

A. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

B. Bất khả xâm phạm về thân thể.

C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

D. Tự do sáng tạo và phát triển.

Câu hỏi 22 :

Hành vi nào sau đây là xâm phạm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?

A. Bóc xem các thư gửi nhầm địa chỉ.

B. Nhận thư không đúng tên mình gửi, trả lại cho bưu điện.

C. Kiểm tra số lượng thư trước khi gửi.

D. Đọc giùm thư cho bạn khiếm thị.

Câu hỏi 23 :

Quyền học tập của công dân có nghĩa là công dân có quyền học bất cứ ngành, nghề nào theo:

A. nguyện vọng.

B. năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của bản thân.

C. sở thích.

D. năng khiếu.

Câu hỏi 24 :

Trong các quyền tự do sau, đâu là quyền tự do về tinh thần?

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ.

B. Quyền tự do ngôn luận.

C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng.

Câu hỏi 26 :

Mọi công dân đều có quyền học tập từ thấp đến cao. Nội dung này thể hiện quyền nào dưới đây?

A. Phát triển của công dân.

B. Học tập của công dân.

C.  Sáng tạo của công dân.

D. Dân chủ của công dân.

Câu hỏi 30 :

Học sinh K giành Huy chương vàng Olympic quốc tế nên được một số trường đại học xét tuyển thẳng. Học sinh K đã hưởng quyền được phát triển ở nội dung nào sau đây?

A. Bồi dưỡng phát triển tài năng.

B. Ứng dụng kĩ thuật tiên tiến.

C. Thay đổi thông tin.

D. Phát minh sáng chế.

Câu hỏi 33 :

Do mâu thuẫn, cãi vã to tiếng rồi chửi nhau, học sinh N nóng giận mất bình tĩnh nên đã ném bình hoa ở lớp vào mặt học sinh M. Hành vi của học sinh N đã vi phạm quyền gì đối với học sinh M?

A. Được pháp bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.

B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.

C. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

D. Bất khả xâm phạm phạm về thân thể và danh dự của công dân.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK