Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 GDCD Đề kiểm tra HK2 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 trường THPT Phạm Văn Đồng, Đắk Nông

Đề kiểm tra HK2 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 trường THPT Phạm Văn Đồng, Đắk Nông

Câu hỏi 1 :

Theo quy định của pháp luật, bất kì công dân nào vi phạm nguyên tắc bầu cử đều phải

A. thay đổi hệ tư tưởng.

B. chịu trách nhiệm pháp lí.

C. bổ sung phiếu bầu.

D. công khai xin lỗi.

Câu hỏi 3 :

Pháp luật không nghiêm  cấm hành vi nào dưới đây?

A. Cố ý tố cáo sai sự thật.

B. Đe dọa, trả thù, xúc phạm người tố cáo.

C. Mạo danh người khác để tố cáo.

D. Rút lại hồ sơ đã tố cáo.

Câu hỏi 4 :

Quyền bầu cử và quyền ứng cử được thể hiện khái quát tại ..... hiến pháp 2013.

A. Điều 20.

B. Điều 16.

C. Điều 71.

D. Điều 6.

Câu hỏi 5 :

Chính sách quan trọng nhất của nhà nước góp phần thúc đẩy việc kinh doanh phát triển:

A. Tạo ra môi trường kinh doanh tự do, bình đẳng.

B. Xúc tiến các hoạt động thương mại.

C. Khuyến khích người dân tiêu dùng

D. Hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp.

Câu hỏi 6 :

Công và Dũng cãi nhau, Công dùng lời lẽ mịt thị, xúc phạm Dũng trước các bạn trong lớp. Hành vi của Công đã xâm phạm

A. quyền được pháp luật bảo vệ về uy tín cá nhân.

B. quyền bất khả xâm phạm về bí mật đời tư.

C. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

D. quyền được pháp luật bảo vệ về thanh danh.

Câu hỏi 7 :

Mọi hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của công dân đều vừa trái với đạo đức

A. vừa vi phạm pháp luật. 

B. vừa trái với chính trị.

C. vừa vi phạm chính sách.

D. vừa trái với thực tiễn.

Câu hỏi 8 :

Em sẽ chọn cách xử sự nào dưới đây khi biết anh trai mình kinh doanh dịch vụ karaoke mà không có giấy phép kinh doanh?

A. Phản đối anh bằng cách mách với bố mẹ.

B. Ủng hộ vì cho rằng đó là việc làm mang lại lợi ích cho anh.

C. Coi như không biết vì mình là em nói anh cũng không nghe.

D. Giải thích để  anh hiểu và xin cấp giấy phép kinh doanh.

Câu hỏi 9 :

Theo quy định của pháp luật, công dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình thông qua đại biểu đại diện bằng hình thức thực hiện quyền

A. kiểm tra, giám sát.

B. quản lí nhà nước. 

C. khiếu nại, tố cáo.

D. bầu cử, ứng cử.

Câu hỏi 10 :

Nhân dân được thực hiện quyền lực nhà nước thông qua cơ quan đại biểu của mình là thực thi hình thức dân chủ nào?

A. Dân chủ trực tiếp. 

B. Dân chủ công khai. 

C. Dân chủ gián tiếp.

D. Dân chủ tập trung.

Câu hỏi 11 :

Thảo An là sinh viên ở cùng phòng với Bắc. Trong lúc Bắc không có nhà, Thảo An đã bóc và đọc thư  của bố mẹ gửi cho Bắc. Hành vi này của An đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây của Bắc ?

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

B. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín.

C. Quyền được đảm bảo cung cấp thông tin cá nhân.

D. Quyền bí mật thông tin cá nhân.

Câu hỏi 13 :

Quyền nào dưới đây không thuộc các quyền dân chủ của công dân?

A. Quyền tự do ngôn luận.

B. Quyền bầu cử, ứng cử.

C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

D. Quyền khiếu nại, tố cáo.

Câu hỏi 14 :

Chị Minh là kế toán của xã X. Do mâu thuẫn cá nhân với ông Thành – chủ tịch xã nên chị Minh đã cố ý tạo chứng cứ giả để tố cáo ông Thành về tội lạm dụng công quỹ. Nhận định nào dưới đây là đúng về hành vi của chị Minh?

A. Chị Minh đã lợi dụng quyền tố cáo của công dân.

B. Chị Minh đã thực hiện quyền khiếu nại của công dân.

C. Chị Minh thực hiện quyền tố cáo của công dân.

D. Chị Minh đã vi phạm quyền khiếu nại của công dân.

Câu hỏi 15 :

Theo Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2018 độ tuổi nào dưới đây phải đăng kí nghĩa vụ quân sự ?

A. Nam 17 tuổi.

B. Nam đủ 18 tuổi.

C. Nam 18 tuổi.

D. Nam đủ 17 tuổi.

Câu hỏi 16 :

Hành vi nào dưới đây là xâm phạm đến sức khỏe của người khác ?

A. Đe dọa đánh người.

B. Đánh người gây thương tích.

C. Tự tiện bắt người.

D. Tự tiện giam giữ người.

Câu hỏi 17 :

Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác là nội dung quyền nào dưới đây của công dân ?

A. Quyền được đảm bảo tự do.

B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

C. Quyền được đảm bảo an toàn thân thể.

D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe.

Câu hỏi 18 :

Bà M thấy mất chiếc điện thoại mới mua, bà M nghi cho người hàng xóm lấy trộm, bà định sang nhà họ để lục soát, biết ý định của bà M em sẽ làm gì?

A. Giải thích cho bà M biết làm như vậy là trái pháp luật.

B. Nói cho cả xóm biết sự việc của bà M.

C. Im lặng vì chẳng thấy có gì liên quan đến mình.

D. Giúp bà M sáng nhà hàng xóm lục soát.

Câu hỏi 19 :

Công dân thực hiện quyền ứng cử bằng hình thức tự ứng cử và

A. bí mật tranh cử.

B. giới thiệu ứng cử.

C. tác động đề cử.

D. nhờ người tuyển cử.

Câu hỏi 20 :

Gia đình ông A nhận được quyết định của xã về việc thu hồi một phần đất ở của gia đình để làm đường giao thông. Gia đình ông A không đồng ý và không biết phải làm gì. Em sẽ lựa chọn cách làm phù hợp với pháp luật nào dưới đây để giúp gia đình ông A?

A. Thuê luật sư để giải quyết.

B. Phải chấp nhận vì đó là quyết định của xã, không thể thay đổi.

C. Viết đơn khiếu nại gửi tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.

D. Viết đơn khiếu nại gửi tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.

Câu hỏi 21 :

Hành vi nào dưới đây không vi phạm pháp luật về quyền tố cáo?

A. Tiết lộ họ, tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo.

B. Thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết tố cáo.

C. Từ chối giải quyết đơn tố cáo không ghi rõ họ, tên của người viết đơn.

D. Làm sai lệch hồ sơ vụ việc trong quá trình giải quyết tố cáo.

Câu hỏi 22 :

Đối tượng có quyền tố cáo là

A. chỉ có công dân.

B. chỉ có những người cùng cơ quan, đơn vị.

C. cá nhân, tổ chức.

D. công dân, cán bộ, công chức, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị.

Câu hỏi 23 :

Ông Phú nộp hồ sơ đăng ký thành lập Công ty kinh doanh lương thực, thực phẩm, nhưng bị từ chối vì lý do ông không có quyền kinh doanh trong lĩnh vực này. Ông Phú có thể căn cứ vào nguyên tắc nào dưới đây để khẳng định mình có quyền này?

A. Công dân có quyền tự do tuyệt đối trong việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh.

B. Kinh doanh ngành nghề nào là quyền của mỗi người.

C. Mọi người có quyền kinh doanh bất cứ ngành nghề nào theo sở thích của mình.

D. Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật

Câu hỏi 24 :

Quyền tham gia quản lý  Nhà nước và xã hội ở phạm vi cơ sở được thực hiện theo nguyên tắc

A. dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch.

B. dân bàn, dân làm, dân giám sát, dân theo dõi.

C. dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.

D. Dân quyết định, dân làm, dân kiểm tra.

Câu hỏi 25 :

Công dân được quyền khiếu nại khi thấy hành vi

A. gây hại cho tài sản của người khác.

B. gây hại cho lợi ích công cộng.

C. xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

D. gây hại cho tài sản Nhà nước.

Câu hỏi 26 :

Nhiều lãnh đạo trong cơ quan Nhà nước là người dân tộc thiểu số, điều này thể hiện nội dung bình đẳng nào dưới đây?

A. Bình đẳng về kinh tế.

B. Bình đẳng về văn hóa.

C. Bình đẳng về chính trị.

D. Bình đẳng về giáo dục.

Câu hỏi 27 :

Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân được hiểu là

A. công dân đột nhập vào chỗ ở của người khác mà chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu.

B. mọi công dân đều có đời sống vật chất đầy đủ theo nhu cầu của bản thân.

C. nghi ngờ A lấy chộm tài sản của mình thì B có quyền xông vào nhà A để khám.

D. trường hợp được pháp luật cho phép và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được khám xét chỗ ở của  một người.

Câu hỏi 28 :

Quyền nào dưới đây là quyền dân chủ của công dân?

A. Quyền ngôn luận.

B. Quyền tín ngưỡng, tôn giáo.

C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

D. Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội.

Câu hỏi 29 :

Người phạm tội quả tang hoặc đang bi truy nã thì

A. chỉ công an mới có quyền bắt.

B. ai cũng có quyền bắt.

C. phải xin lệnh khẩn cấp để bắt.

D. phải chờ ý kiến của cấp trên rồi mới được bắt.

Câu hỏi 30 :

Quyền tự do ngôn luận của công dân được thể hiện

A. công dân có quyền thể hiện suy nghĩ của bản thân bằng văn bản viết.

B. công dân có quyền thể hiện suy nghĩ của bản thân bằng ngôn ngữ nói.

C. quyền nói và viết theo đúng những quy định mà pháp luật cho phép.

D. quyền nói và viết theo tự do cá nhân mà không phải tuân theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi 31 :

Theo quy định của pháp luật mọi công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền đi bầu cử điều này thể hiện quyền

A. bình đẳng giữa các dân tộc.

B. bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

C. bình đẳng về quyền chính trị.

D. bình đẳng giữa các tôn giáo.

Câu hỏi 32 :

Trường hợp nào dưới đây thì ai cũng có quyển bắt người và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất ?

A. Người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.

B. Người đang bị nghi là phạm tội.

C. Người đang cổ xúy cho hành vi gây rối trật tự công cộng.

D. Người đang chuẩn bị vi phạm pháp luật.

Câu hỏi 33 :

Quyền tự do kinh doanh được hiểu là mọi người được tự do

A. quyết định thực hiện kinh doanh bất kì mặt hàng nào.

B. kinh doanh trong những ngành, nghề pháp luật không cấm.

C. quyết định mở rộng quy mô và hình thức kinh doanh.

D. kinh doanh khi có đủ các điều kiện vật chất.

Câu hỏi 34 :

Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân ?

A. Tự ý vào chỗ ở của hàng xóm để tìm đồ vật bị mất.

B. Khám nhà khi có lệnh của cơ quan có thẩm quyền.

C. Cưỡng chế giải tỏa nhà xây dựng trái phép.

D. Vào nhà hàng xóm để giúp chữa cháy.

Câu hỏi 35 :

Nếu người khiếu nại này không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại thì họ có thể làm cách nào trong các cách sau đây?

A. Rút đơn khiếu nại và hủy đi vì mất thời gian quá nhiều .

B. Tiếp tục khiếu nại lên người đứng đầu cơ quan hành chính cấp trên trực tiếp của cơ quan đã khiếu nại lần đầu.

C. Tiếp tục gởi đơn yêu cầu người giải quyết khiếu nại hủy quyết định giải quyết lần đầu.

D. Tiếp tục gửi đơn yêu cầu người giải quyết khiếu nại giải quyết lại.

Câu hỏi 36 :

Công dân sử dụng quyền nào sau đây để góp phần ngăn chặn những hành vi trái pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, công dân?

A. Quyền tự do ngô luận của công dân.

B. Quyền tố cáo của công dân.

C. Quyền khiếu nại của công dân.

D. Quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân.

Câu hỏi 37 :

Công dân có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận bằng cách

A. phát biểu xây dựng trong các cuộc họp ở cơ quan, trường học.

B. phát biểu ở bất cứ nơi nào.

C. phê phán cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước trên mạng Facebook.

D. gửi đơn tố cáo cán bộ, công chức đến cơ quan có thẩm quyền.

Câu hỏi 38 :

Trong quá trình làm việc, cơ quan tiếp nhận, giải quyết tố cáo và phát hiện có dấu hiệu phạm tội thì cần thực hiện việc làm nào dưới đây?

A. Ngừng tiếp nhận đơn vì không thuộc thẩm quyền giải quyết.

B. Tiếp tục giải quyết theo mức độ phạm tội.

C. Chuyển đơn tố cáo lên cấp trên trực tiếp để giải quyết.

D. Chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra, Viện kiểm sát để giải quyết.

Câu hỏi 39 :

Nội dung nào dươi đây thể hiện công dân có quyền tiến hành hoạt động kinh doanh?

A. có đủ tiềm lực kinh tế, năng lực kinh doanh.

B. có đủ điều kiện kinh tế đê kinh doanh.

C. được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận đăng kí kinh doanh.

D. Có đủ năng lực đăng kí kinh doanh.

Câu hỏi 40 :

Quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại được thực hiện theo mấy bước?

A. 3 bước.

B. 4 bước.

C. 5 bước.

D. 6 bước.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK