Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 GDCD Đề thi thử THPT QG năm 2019 môn GDCD Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc

Đề thi thử THPT QG năm 2019 môn GDCD Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc

Câu hỏi 1 :

Khi người sản xuất phân phối lại các yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất khác là biểu hiện tác động nào của quy luật giá trị? 

A. Phân phối lại sản phẩm.

B. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.

C. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.

D. Phân hóa người sản xuất. 

Câu hỏi 4 :

Thành phần kinh tế nào dưới đây giữ vai trò chủ đạo, nắm giữ các vị trí then chốt trong nền kinh tế quốc dân? 

A. Kinh tế nhà nước.

B. Kinh tế tập thể.

C. Kinh tế tư nhân.

D. Kinh tế tư bản nhà nước. 

Câu hỏi 5 :

Việc cảnh sát giao thông xử phạt hành chính người vi phạm giao thông là thể hiện đặc trưng nào sau đây của pháp luật? 

A. Tính quyền lực bắt buộc chung.

B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. 

C. Tính quy phạm phổ biến.

D. Tính chủ động tham gia quản lí nhà nước. 

Câu hỏi 6 :

Bình đẳng trong kinh doanh không thể hiện ở hành vi nào dưới đây?

A. Lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh.

B. Lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.

C. Thực hiện quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh.

D. Tìm mọi cách để thu lợi nhuận trong kinh doanh. 

Câu hỏi 7 :

Hoạt động nào dưới đây không phải là hoạt động tôn giáo?

A. Thờ cúng tổ tiên.

B. Hát thánh ca tại nhà thờ.

C. Đi lễ chùa ngày rằm.

D. Tổ chức ngày Lễ Phật đản. 

Câu hỏi 8 :

Toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào trong quá trình sản xuất là 

A. đối tượng lao động.

B. cách thức lao động.

C. sức lao động.

D. lao động. 

Câu hỏi 11 :

Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của 

A. chính quyền địa phương.

B. tổ chức tôn giáo.

C. pháp luật.

D. giáo hội. 

Câu hỏi 12 :

Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong

A. tiêu dùng, tích lũy hàng hóa .

B. sản xuất, kinh doanh hàng hóa.

C. tiêu dùng và triệt tiêu hàng hóa.

D. sản xuất và tiêu dùng hàng hóa. 

Câu hỏi 13 :

Cầu là khối lượng hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và 

A. khả năng chi phí xác định.

B. quá trình sản xuất xác định. 

C. thu nhập xác định.

D. nhu cầu sản xuất. 

Câu hỏi 14 :

Pháp luật vừa mang bản chất giai cấp, vừa mang bản chất

A. chế độ.

B. chính trị.

C. kinh tế.

D. xã hội

Câu hỏi 15 :

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng 

A.  ý chí nhà nước.

B. quyền lực nhà nước.

C. quyền lợi nhà nước.

D. trách nhiệm nhà nước.

Câu hỏi 16 :

Trường hợp nào dưới đây thể hiện hình thức áp dụng pháp luật?

A. Công dân tham gia bầu cử Đại biểu Quốc hội.

B. Người kinh doanh nộp thuế theo quy định pháp luật.

C. Cảnh sát giao thông xử phạt người vi phạm pháp luật.

D. Người điều khiển xe máy phải đội mũ bảo hiểm theo quy định pháp luật. 

Câu hỏi 18 :

Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các

A. quy tắc quản lí nhà nước.

B. quy tắc quản lí xã hội.

C. quan hệ tài sản.

D. quan hệ lao động công vụ. 

Câu hỏi 19 :

Thành phần nào dưới đây không thuộc tư liệu lao động?

A. Công cụ lao động. 

B. Đối tượng lao động.

C. Kết cấu hạ tầng sản xuất. 

D. Hệ thống bình chứa. 

Câu hỏi 30 :

Ông K nuôi gà bán lấy tiền rồi dùng tiền đó mua sách vở cho con. Ông K vận dụng chức năng nào dưới đây của tiền tệ? 

A. Phương tiện lưu thông.

B. Phương tiện thanh toán.

C. Tiền tệ thế giới.

D. Thước đo giá trị. 

Câu hỏi 33 :

Bà T mua vàng để tích trữ khi nhận thấy giá vàng trong nước đang giảm mạnh. Bà T đã vận dụng quan hệ cung - cầu ở nội dung nào dưới đây? 

A. Giá cả triệt tiêu cung - cầu.

B. Cung - cầu độc lập với giá cả. 

C. Cung - cầu tồn tại khách quan với giá cả.

D. Giá cả ảnh hưởng đến cung - cầu. 

Câu hỏi 37 :

Khi thi công tuyến đường liên thôn, công ti S đã làm đổ tường rào của một số hộ dân. Công ti S đã khắc phục xây mới theo quy định của pháp luật. Việc làm của công ti S thể hiện pháp luật có vai trò nào dưới đây? 

A. Là công cụ để công dân bảo vệ mọi quyền và lợi ích của mình.

B. Là phương tiện để công dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

C. Là công cụ thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền.

D. Là phương tiện để nhà nước quản lí đời sống chính trị. 

Câu hỏi 39 :

Nhà hàng F đã tự ý kinh doanh thêm dịch vụ massage, trong khi chỉ đăng kí kinh doanh dịch vụ ăn uống. Nhà hàng F đã vi phạm nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong kinh doanh? 

A. Kinh doanh đúng ngành, nghề đã đăng kí.

B. Tự do lựa chọn ngành, nghề kinh doanh.

C. Tự chủ kinh doanh.

D. Mở rộng thị trường. 

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK