Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Vật lý Bộ đề ôn thi THPT Quốc gia môn Vật Lý lớp 10 cực hay, có lời giải !!

Bộ đề ôn thi THPT Quốc gia môn Vật Lý lớp 10 cực hay, có lời giải !!

Câu hỏi 1 :

Trường hợp nào sau đây có thể coi vật là chất điểm?

A. Trái đất trong chuyển động tự quay quanh mình nó.

B. Hai hòn bi lúc va chạm với nhau.

C. Người nhảy cầu lúc đang rơi xuống nước.

D. Giọt nước mưa lúc đang rơi.

Câu hỏi 2 :

Người nào sau đây có thể coi chiếc máy bay là một chất điểm?

A. Một hành khách trong máy bay.

B. Người phi công đang lái máy bay đó.

C. Người đứng dưới đất quan sát máy bay đang bay trên trời.

D. Người lái ô tô dẫn đường máy bay vào chỗ đỗ.

Câu hỏi 3 :

Trong trường hợp nào dưới đây không thể coi vật chuyển động như một chất điểm?

A. Viên đạn đang chuyển động trong không khí.

B. Trái đất trong chuyển động quanh Mặt Trời.

C. Viên bi trong sự rơi từ tầng thứ năm của một tòa nhà xuống đất.

D. Trái đất trong chuyển động tự quay quanh trục của nó.

Câu hỏi 5 :

Trong các cách chọn hệ trục tọa độ và mốc thời gian dưới đây, cách nào thích hợp nhất để xác định vị trí của một máy bay đang bay trên đường dài?

A. Khoảng cách đến ga sân bay lớn; t = 0 là lúc máy bay cất cánh.

B. Khoảng cách đến ga sân bay lớn; t = 0 là 0 giờ quốc tế.

C. Kinh độ, vĩ độ địa lí và độ cao của máy bay; t = 0 là lúc máy bay cất cánh.

D. Kinh độ, vĩ độ địa lí và độ cao của máy bay; t = 0 là 0 giờ quốc tế.

Câu hỏi 6 :

Từ thực tế, hãy xem trong trường hợp nào dưới đây, quỹ đạo chuyển động của vật là đường thẳng?

A. Một hòn đá được ném theo phương ngang.

B. Một hòn đá được ném theo phương ngang.

C. Một viên bỉ rơi từ độ cao 2 m.

D. Một tờ giấy rơi từ độ cao 3 m.

Câu hỏi 7 :

“Lúc 15 giờ 30 phút hôm qua, xe chúng tôi đang chạy trên quốc lộ 5, cách Hải Dương 10 km”. Việc xác định vị trí của ô tô như trên còn thiếu yếu tố gì?

A. Vật làm mốc.

B. Mốc thời gian.

C. Thước đo và đồng hồ.

D. Chiều dương trên đường đi.

Câu hỏi 8 :

Để xác định hành trình của một con tàu biển, người ta không dùng đến thông tin nào dưới đây?

A. Kinh độ của con tàu tại mỗi điểm.

B. Vĩ độ của con tàu tại điểm đó.

C. Ngày, giờ con tàu đến điểm đó.

D. Hướng đi của con tàu tại điểm đó.

Câu hỏi 9 :

Trong trường hợp nào dưới đây số chỉ thời điểm mà ta xét trùng với số đo khoảng thời gian trôi?

A. Một trận bóng đá diễn ra từ 15 giờ đến 16 giờ 45 phút.

B. Lúc 8 giờ một xe ô tô khởi hành từ thành phố Hồ Chí Minh, sau 3 giờ chạy thì xe đến Vũng Tàu.

C. Một đoàn tàu xuất phát từ Vinh lúc 0 giờ, đến 8 giờ 05 phút thì đoàn tàu đến Huế.

D. Không có trường hợp nào phù hợp với yêu cầu nêu ra.

Câu hỏi 10 :

Trong chuyển động thẳng đều

A. Quãng đường đi được s tỉ lệ nghịch với tốc độ v.

B. Tọa độ x tỉ lệ thuận với tốc độ v.

C. Tọa độ x tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.

D. Quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.

Câu hỏi 11 :

Chỉ ra câu sai. Chuyển độ thẳng đều có những đặc điểm sau:

A. Quỹ đạo là một đường thẳng.

B. Vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kì.

C. Tốc độ trung bình trên mõi quãng đường là như nhau.

D. Tốc độ không đổi từ lúc xuất phát đến lúc dừng lại.

Câu hỏi 12 :

Đồ thị tọa độ - thời gian trong chuyển động thẳng của một chiếc xe có dạng như hình vẽ. Trong khoảng thời gian nào xe chuyển động thẳng đều?

A. Chỉ trong khoảng thời gian từ 0 đến t1.

B. Chỉ trong khoảng thời gian từ t1 đến t2.

C. Trong khoảng thời gian từ 0 đến t2.

D. Không có lúc nào xe chuyển động thẳng đều.

Câu hỏi 13 :

Hãy chỉ ra câu không đúng.

A. Quỹ đạo của vật chuyển động thẳng đều là đường thẳng.

B. Tốc độ trung bình của chuyển động thẳng đều trên mọi đoạn đường là như nhau.

C. Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường đi được của vật tỉ lệ thuận với khoảng thời gian chuyển động.

D. Chuyển động đi lại của một pit-tông trong xi lanh là chuyển động thẳng đều.

Câu hỏi 27 :

Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox theo chiều dương có dạng: x = 5 + 5t (x đo bằng kilômét và t đo bằng giờ). Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với tốc độ bằng bao nhiêu?

A. Từ điểm O, với tốc độ 5 km/h.

B. Từ điểm O, với tốc độ 60 km/h.

C. Từ điểm M, cách O là 5 km, với tốc độ 5 km/h.

D. Từ điểm M, cách O là 5 km, với tốc độ 60 km/h.

Câu hỏi 33 :

Hình vẽ bên là đồ thị tọa độ - thời gian của một chiếc ô tô chạy từ A đến B trên một đường thẳng. Điểm A cách gốc tọa độ bao nhiêu kilômét? Thời điểm xuất phát cách mốc thời gian mấy giờ?

A. A trùng với gốc tọa độ O, xe xuất phát luc 0h, tính từ mốc thời gian.

B. A trùng với gốc tọa độ O, xe xuất phát lúc 1h, tính từ mốc thời giạn.

C. A cách gốc O là 30 km, xe xuất phát lúc 0h.

D. A cách gốc O là 60 km, xe xuất phát lúc 2h.

Câu hỏi 35 :

Hình vẽ bên là đồ thị tọa độ- thời gian của hai xe máy I và II xuất phát từ A chuyển động thẳng đều đến B. Gốc tọa độ O đặt tại A. Nếu chọn mốc thời gian là lúc xe I xuất phát thì

A. Xe II xuất phát từ lúc 1,5h.

B. Tốc độ hai xe bằng nhau.

C. Tốc độ của xe I là 25 km/h.

D. Tốc độ của xe II là 70/3 km/h.

Câu hỏi 41 :

Câu nào đúng?

A. Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều bao giờ cũng lớn hơn gia tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều.

B. Chuyển động thẳng nhanh dần đều có gia tốc lớn thì có vận tốc lớn.

C. Chuyển động thẳng biến đổi đều có gia tốc tăng, giảm đều theo thời gian.

D. Gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều có phương, chiều và độ lớn không đổi.

Câu hỏi 42 :

Câu nào sai? Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì

A. Vecto gia tốc ngược chiều với vecto vận tốc.

B. Vận tốc tức thời tăng theo hàm số bậc nhất của thời gian.

C. Quãng đường đi được tăng theo hàm số bậc hai của thời gian.

D. Gia tốc là đại lượng không đổi.

Câu hỏi 43 :

Trong công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều, v = v0 +at thì

A. v luôn luôn dương

B. a luôn luôn dương.

C. a luôn luôn cùng dấu với v.

D. a luôn luôn ngược dấu với v.

Câu hỏi 45 :

Trường hợp nào sau đây người ta nói đến vận tốc tức thời?

A. Oto chạy từ Phan Thiết vào Biên Hòa với vận tốc 50km/h.

B. Tốc độ tối đa khi xe chạy trong thành phố là 40km/h.

C. Viên đạn ra khỏi nóng súng với vận tốc 300m/s.

D. Tốc độ tối thiểu khi xe chạy trên đường cao tốc là 80km/h.

Câu hỏi 46 :

Trường hợp nào sau đây tốc độ trung bình và vận tốc tức thời của vật có giá trị như nhau? Vật chuyển động

A.Nhanh dần đều.

B. chậm dần đều.

C. thẳng đều

D. trên một đường tròn.

Câu hỏi 47 :

Phương trình nào sau đây là phương trình vận tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều?

A. v = 20 – 2t

B. v = 20 + 2t + t2

C. v = t2 – 1

D. v = t2 + 4t

Câu hỏi 49 :

Trong chuyển động thẳng biến đổi đều lúc đầu vật có vận tốc v1, sau khoảng thời gian t vật có vận tốc v2. Vecto gia tốc a có chiều nào sau đây?

A. Chiều của v2 - v1

B. Chiều ngược với  v1

C. Chiều của v2 + v1.

D. Chiều của v2

Câu hỏi 83 :

Vật chuyển động thẳng nhanh dần đều

A. Véc tơ gia tốc của vật cùng chiều với véc tơ vận tốc.

B. Gia tốc của vật luôn luôn dương.

C. Véc tơ gia tốc của vật ngược chiều với véc tơ vận tốc.

D. Gia tốc của vật luôn luôn âm.

Câu hỏi 84 :

Trong chuyển động thẳng biến đổi đều

A. Véc tơ gia tốc của vật có hướng không đổi, độ lớn thay đổi.

B. Véc tơ gia tốc của vật có hướng không đổi, độ lớn không đổi.

C. Véc tơ gia tốc của vật có hướng và độ lớn thay đổi.

D. Véc tơ gia tốc của vật có hướng và độ lớn không đổi.

Câu hỏi 85 :

Đồ thị vận tốc – thời gian của một chuyển động thẳng được biểu diễn như hình vẽ. Hãy cho biết trong những khoảng thời gian nào vật chuyển động nhanh dần đều?

A. Từ t1 đến t2 và từ t5 đến t6.

B. Từ t2 đến t4 và từ t6 đến t7.

C. Từ t1 đến t2 và từ t4 đến t5.

D. Từ t = 0 đến t3 và từ t4 đến t5

Câu hỏi 86 :

Hình vẽ là đồ thị vận tốc theo thời gian của một xe máy chuyển động trên một đường thẳng. Trong khoảng thời gian nào, xe máy chuyển động chậm dần đều?

A. Trong khoảng thời gian từ 0 đến t1.

B. Trong khoảng thời gian từ t1 đến t2.

C. Trong khoảng thời gian từ t2 đến t3.

D. Trong khoảng thời gian từ t1 đến t3.

Câu hỏi 87 :

Hai ô tô chuyển động trên cùng một đường thẳng. Ô tô A chạy nhanh dần và ô tô B chạy chậm dần. So sánh hướng gia tốc của hai ô tô trong mỗi trường hợp sau:

A. Nếu hai ô tô chạy cùng chiều thì gia tốc của chúng cùng chiều.

B. Nếu hai ô tô chạy ngược chiều thì gia tốc của chúng ngược chiều.

C. Nếu hai ô tô chạy cùng chiều thì gia tốc của xe A cùng chiều với vận tốc xe B.

D. Nếu hai ô tô chạy ngược chiều thì gia tốc của xe B ngược chiều với vận tốc xe A.

Câu hỏi 121 :

Vật chuyển động chậm dần đều:

A. Vecto gia tốc của vật cùng chiều với chiều chuyển động.

B. Gia tốc của vật luôn luôn dương.

C. Vecto gia tốc của vật ngược chiều với chiều chuyển động.

D. Gia tốc của vật luôn luôn âm.

Câu hỏi 122 :

Đồ thị vận tốc – thời gian của một chuyển động thẳng được biểu diễn như hình vẽ. Hãy cho biết trong những khoảng thời gian nào vật chuyển động chậm dần đều?

A. Từ t = 0 đến t1 và từ t4 đến t5.

B. Từ t1 đến t2 và từ t5 đến t6.

C. Từ t2 đến t4 và từ t6 đến t7.

D. Từ t1 đến t2 và từ t4 đến t5.

Câu hỏi 123 :

Chỉ ra câu sai.

A. Vận tốc tức thời của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn tăng hoặc giảm đều theo thời gian.

B. Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn không đổi.

C. Vecto gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có thể cùng chiều hoặc ngược chiều với vecto vận tốc.

D. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, quãng đường đi được trong những khoảng thời gian bằng nhau thì bằng nhau.

Câu hỏi 124 :

Một chất điểm chuyển động trên trục Ox. Phương trình chuyển động của nó có dạng sau: x = - t2 + 10t + 8, t tính bằng giây, x tính bằng mét. Chất điểm chuyển động:

A. Nhanh dần đều rồi chậm dần đều theo chiều dương của trục Ox.

B. Nhanh dần đều theo chiều dương rồi chậm dần đều theo chiều âm của trục Ox.

C. Chậm dần đều rồi nhanh dần đều theo chiều dương của trục Ox.

D. Chậm dần đều theo chiều dương rồi nhanh dần đều theo chiều âm của trục Ox.

Câu hỏi 125 :

Hai xe A và B chuyển động trên cùng một đường thẳng, xuất phát từ hai vị trí cách nhau một khoảng bằng  Đồ thị vận tốc theo thời gian của chúng được biểu diễn trên một hệ trục tọa độ là hai đường song song như hình vẽ. Câu nào sau đây là đúng?

A. Trong khoảng thời gian từ 0 ÷t1 hai xe chuyển động đều.

B. Trong khoảng thời gian từ 0 ÷ t1 hai xe chuyển động nhanh dần đều.

C. Hai xe có cùng một gia tốc.

D. Hai xe luôn luôn cách nhau một khoảng cố định, bằng l.

Câu hỏi 126 :

Sức cản của không khí

A. Làm cho vật nặng rơi nhanh, vật nhẹ rơi chậm.

B. Làm cho các vật rơi nhanh, chậm khác nhau.

C. Làm cho vật rơi chậm dần.

D. Không ảnh hưởng gì đến sự rơi của các vật.

Câu hỏi 128 :

Chuyển động của vật nào dưới đây sẽ được coi là rơi tự do nếu được thả rơi?

A. Một cái lá cây rụng.

B. Một sợi chỉ.

C. Một chiếc khăn tay.

D. Một mẩu phấn.

Câu hỏi 130 :

Một khí cầu đang chuyển động theo phương thẳng đứng hướng lên thì làm rơi một vật nặng ra ngoài. Bỏ qua lực cản không khí thì sau khi rơi khí cầu vật nặng

A. Rơi tự do.

B. Chuyển động lúc đầu là chậm dần đều sau đó là nhanh dần đều.

C. Chuyển động đều.

D. Bị hút theo khí cầu nên không thể rơi xuống đất.

Câu hỏi 132 :

Một quạt máy quay với tần số 400 vòng/phút. Cánh quạt dài 0,6m. Tốc độ góc và tốc độ dài của một điểm ở đầu cánh quạt lần lượt là

A. 40π/3 rad/s; 32/3 m/s

B. 20π/3 rad/s; 16π/3 m/s

C. 40π/3 rad/s; 8πm/s

D. 10π/3 rad/s; 8π/3 m/s

Câu hỏi 138 :

Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox theo chiều dương có dạng x = 15 + 60t (x đo bằng kilomet và t đo bằng giờ). Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với tốc độ bao nhiêu?

A. Từ điểm O, với tốc độ 15km/h.

B. Từ điểm O, với tốc độ 60km/h.

C. Từ điểm M, cách O là 5km, với tốc độ 5km/h.

D. Từ điểm M, cách O là 15km, với tốc độ 60km/h.

Câu hỏi 161 :

Chuyển động của vật nào dưới dây là chuyển động tròn đều? Chuyển động của

A. Một con lắc đồng hồ.

B. Một mắt xích xe đạp.

C. Cái đầu van xe đạp đối với người ngồi trên xe, xe chạy đều.

D. Cái đầu van xe đạp đối với mặt đường, xe chạy đều.

Câu hỏi 162 :

Câu nào đúng?

A. Tốc độ dài của chuyển động tròn đều phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo.

B. Tốc độ góc của chuyển động tròn đều phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo.

C. Với tốc độ dài, tốc độ góc cho trước, gia tốc hướng tâm phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo.

D. Cả ba đại lượng tốc độ dài, tốc độ góc và gia tốc hướng tâm không phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo.

Câu hỏi 163 :

Chỉ ra câu sai. Chuyển động tròn đều có các đặc điểm sau:

A. Quỹ đạo là đường tròn.

B. Vectơ vận tốc không đổi.

C. Tốc độ góc không đổi.

D. Vectơ gia tốc luôn hướng vào tâm.

Câu hỏi 164 :

Chuyển động nào dưới dây có thể coi như chuyển động rơi tự do? Chuyển động của một hòn sỏi được

A. ném lên cao.

B. ném theo phương nằm ngang.

C. ném theo phương xiên góc.

D, thả rơi xuống.

Câu hỏi 165 :

Ở gần mặt đất, một vật nhỏ chuyển động rơi tự do từ thời điểm t = 0 đến thời điểm t = t0 thì

A. ở thời điểm t = 0, vận tốc của vật bằng 0.

B. ở thời điểm t = 0, vận tốc của vật có hướng đi lên.

C. Quãng đường vật đi được tỉ lệ với bình phương thời gian vật rơi.

D. Thành phần vận tốc của vật theo phương ngang luôn bằng 0.

Câu hỏi 168 :

Tìm các cặp công thức đúng, liên hệ giữa tốc độ góc ω với chu kì T và với tần số f trong chuyển động tròn đều.

A. ω = 2π/T ω = 2πf

B. ω = 2πT và  ω = 2πf

C. ω = 2πT và ω = 2π/f

D. ω = 2π/T và  ω = 2π/f

Câu hỏi 201 :

Chọn câu sai. Trong chuyển động tròn đều bán kính r, chu kì T, tần số f

A. Chất điểm đi được một vòng trên đường kính hết T giây.

B. Cứ mỗi giây, chất điểm đi được f vòng, tức là đi được một quãng đường bằng 2πrf .

C. Chất điểm đi được f vòng trong T giây.

D. Nếu chu kỳ T tăng lên hai lần thì tần số f giảm đi hai lần.

Câu hỏi 202 :

Trong các chuyển động tròn đều

A. Có cùng bán kính thì chuyển động nào có chu kì lớn hơn sẽ có tốc độ dài lớn hơn.

B. Chuyển động nào có chu kì nhỏ hơn thì có tốc độ góc nhỏ hơn.

C. Chuyển động nào có tần số lớn hơn thì có chu kì lớn hơn.

D. Có cùng chu kì thì chuyển động nào có bán kính nhỏ hơn sẽ có tốc độ góc nhỏ hơn.

Câu hỏi 203 :

Câu nào sai? Chuyển động tròn đều có

A. Quỹ đạo là đường tròn.

B.  Tốc độ dài không đổi.

C. Tốc độ góc không đổi.

D.  Vectơ gia tốc không đổi.

Câu hỏi 204 :

Chuyển động của vật nào dưới đây là chuyển động tròn đều?

A. Chuyển động của đầu van bánh xe đạp khi xe đang chuyển động thẳng chậm dần đều.

B. Chuyển động quay của Trái Đất quanh Mặt Trời.

C. Chuyển động của điểm đầu cánh quạt trần khi đang quay ổn định.

D. Chuyển động của điểm đầu cánh quạt khi vừa tắt điện.

Câu hỏi 205 :

Câu nào sai? Vectơ gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều

A. Đặt vào vật chuyển động tròn.

B. Luôn hướng vào tâm của quỹ đạo tròn.

C. Có dộ lớn không đổi.

D. Có phương và chiều không đổi.

Câu hỏi 206 :

Chỉ ra cặp công thức đúng, liên hệ giữa tốc độ góc w với tốc độ dài v và với gia tốc hướng tâm  của chất điểm chuyển động tròn đều.

A. v = ωr và aht = v2r .

B. v = ω/r và aht = v2/r

Cv = ωr và aht = v2/r

D. v = ω/r  và aht = v2/r

Câu hỏi 207 :

Đứng ở Trái Đất, ta sẽ thấy

A. Mặt Trời đứng yên, Trái Đất quay quanh Mặt Trời, Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.

B. Mặt Trời và Trái Đất đứng yên, Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.

C. Mặt Trời đứng yên, Trái Đất và Mặt Trăng quay quanh Mặt Trời.

D. Trái Đất đứng yên, Mặt Trời và Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.

Câu hỏi 208 :

Một hành khách ngồi trong toa tàu H, nhìn qua cửa số thấy tao tàu N bên cạnh và gạch lát sân ga đều chuyển động như nhau. Hỏi toa tàu nào chạy?

A. Tàu H đứng yên, tàu N chạy.

B.  Tàu H chạy, tàu N đứng yên.

C. Cả hai tàu đều chạy.

D.  Không đủ dữ kiện để kết luận.

Câu hỏi 209 :

Một ô tô khách đang chạy trên đường. Đối với người nào dưới đây, ô tô đang đứng yên?

A. Người đứng bên lề đường.

B. Người đi xe máy đang bị xe khách vượt qua.

C. Người lái xe con đang vượt xe khách.

D. Một hành khách ngồi trong ô tô.

Câu hỏi 210 :

Để xác định chuyển động của các trạm thám hiểm không gian, tại sao người ta không chọn hệ quy chiếu gắn với Trái Đất? Vì hệ quy chiếu gắn với Trái Đất

A. Có kích thước không lớn.

B. Không thông dụng

C. Không ổn định trong không gian vũ trụ.

D. Không tồn tại.

Câu hỏi 241 :

Hành khách A đứng trên toa tàu, nhìn qua cửa sổ toa sang hành khách B ở toa tàu bên cạnh. Hai toa tàu đang đỗ trên hai đường tàu song song với nhau trong sân ga. Bỗng A thấy B chuyển động về phía sau. Tình huống nào sau đây chắc chắn không xảy ra?

. Cả hai toa tàu chạy về phía trước, A chạy nhanh hơn.

B. Cả hai toa tàu cùng chạy về phía trước, B chạy nhanh hơn.

C. Toa tàu A chạy về phía trước. Toa tàu B đứng yên.

D. Toa tàu A đứng yên. Toa tàu B chạy về phía trước.

Câu hỏi 242 :

Gọi F1, F2 là độ lớn của hai lực thành phần đồng quy, F là độ lớn hợp lực của chúng. Câu nào sau đây là đúng?

A. Trong mọi trường hợp F luôn luôn lớn hơn của F1 và F2.

B. F không bao giờ nhỏ hơn cả F1 và F2.

C. Trong mọi trường hợp, F thỏa mãn: F1 - F2FF1+ F2 

D. F không bao giờ bằng F1 hoặc F2.

Câu hỏi 243 :

Chuyển động của vật nào dưới đây có thể coi là chuyển động rơi tự do?

A. Một vận động viên nhảy dù đã buông dù và đang rơi trong không trung.

B. Một quả táo nhỏ rụng từ trên cây đang rơi xuống đất.

C. Một vận động viên nhảy cầu đang lao từ trên cao xuống mặt nước.

D. Một chiếc thang máy đang chuyển động đi xuống.

Câu hỏi 244 :

Một vật đang chuyển động theo một hướng nhất định với tốc độ 3 m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì vật:

A. Dừng lại ngay.

B. Đổi hướng chuyển động.

C. Chuyển động chậm dần rồi mới dừng lại.

D. Tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với tốc độ 3 m/s.

Câu hỏi 245 :

Câu nào đúng?

A. Nếu không chịu lực nào tác dụng thì mọi vật phải đứng yên.

B. Khi không còn lực nào tác dụng lên vật nữa, thì vật đang chuyển động sẽ ngay lập tức dừng lại.

C. Vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên nó.

D. Khi thấy vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắc là đã có lực tác dụng lên vật.

Câu hỏi 246 :

Khi một xe buýt tăng tốc độ đột ngột thì các hành khách

A. dừng lại ngay.

B. ngả người về phía sau.

C. chúi người về phía trước.

D. ngả người sang bên cạnh.

Câu hỏi 247 :

Lực và phản lực của nó luôn

A. khác nhau về bản chất.

B. xuất hiện và mất đi đồng thời.

C. cùng hướng với nhau.

D. cân bằng nhau.

Câu hỏi 248 :

Điều nào sau đây là sai khi nói về lực và phản lực?

A. Lực và phản lực luôn xuất hiện và mất đi đồng thời.

B. Lực và phản lực luôn đặt vào hai vật khác nhau.

C. Lực và phản lực luôn cùng hướng với nhau.

D. Lực và phản lực là không thể cân bằng nhau.

Câu hỏi 249 :

Nếu hợp lực tác dụng lên một vật là khác không và không đổi thì

A. vận tốc của vật không đổi.

B. vật đứng cân bằng.

C. gia tốc của vật tăng dần.

D. gia tốc của vật không đổi.

Câu hỏi 250 :

Một vật đang chuyển động theo chiều dương với vận tốc v. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên vật đó mất đi thì

A. Vật đó dừng lại ngay.

B. Vật đó chuyển động thẳng đều với vận tốc v.

C. Vật đó chuyển động chậm dần rồi dừng lại.

D. Đầu tiên vật đó chuyển động nhanh dần sau đó chuyển động chậm dần.

Câu hỏi 251 :

Chọn câu phát biểu đúng.A. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không chuyển động được.

A. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không chuyển động được.

B. Nếu thôi không tác dụng lực vào vật thì vật đang chuyển động sẽ dừng lại.

C. Vật nhất thiết phải chuyển động theo hướng của lực tác dụng.

D. Nếu chỉ có một lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật bị thay đổi.

Câu hỏi 281 :

Chuyển động của vật nào dưới đây không thể coi là chuyển động rơi tự do?

A. Một viên đá nhỏ được thả rơi từ trên cao xuống đất.

B. Các hạt mưa nhỏ lúc bắt đầu rơi.

C. Một chiếc là rụng đang rơi từ trên cây xuống đất.

D. Một viên bi chì đang rơi ở trong ống thủy tinh đặt thẳng đứng và đã được hút chân không.

Câu hỏi 282 :

Cho ba lực đồng quy cùng nằm trong một mặt phẳng, có độ lớn bằng nhau bằng F0 và từng đôi một làm thành góc 1200. Véc tơ hợp lực của chúng

A. Là véc tơ không.

B. Có độ lớn F0 và hợp với F1 một góc 300

C. Có độ lớn 3F0 và hợp với F2 một góc 300

D. Có độ lớn 3F0 và hợp với F3 một góc 300.

Câu hỏi 283 :

Lực tổng hợp của hai lực đồng qui có độ lớn lớn nhất khi hai lực thành phần

A. Cùng phương, cùng chiều.

B.  cùng phương, ngược chiều.

C. Vuông góc với nhau.

D. hợp với nhau một góc khác không.

Câu hỏi 284 :

Khi khối lượng của hai vât và khoảng cách giữa chúng đều tăng lên gấp đôi thì lực hấp dẫn giữa chúng có độ lớn

A. Tăng gấp đôi.

B.  giảm đi một nửa.

C. Tăng gấp bốn.

D.  giữ nguyên như cũ.

Câu hỏi 285 :

Lực hấp dẫn do một hòn đá ở trên mặt đất tác dụng vào Trái Đất thì có độ lớn

A. Lớn hơn trọng lượng của hòn đá.

B.  nhỏ hơn trọng lượng của hòn đá.

C.   Bằng trọng lượng của hòn đá.

D.  bằng 0.

Câu hỏi 286 :

Câu nào sau đây là đúng khi nói về lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên Mặt Trăng và do Mặt Trăng tác dụng lên Trái Đất.

A. Hai lực này cung phương, cùng chiều.

B. Hai lực này cùng phương, ngược chiều nhau.

C. Hai lực này cùng chiều, cùng độ lớn.

D. Phương của hai lực này luôn thay đổi và không trùng nhau.

Câu hỏi 290 :

Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox theo chiều dương có dạng: x = 5+72t (x đo bằng kilômét và t đo bằng giờ). Chất điểm đo xuất phát từ điểm nào và chuyển động với tốc độ bằng bao nhiêu?

A. Từ điểm O, với tốc độ 5 km/h.

B. Từ điểm O, với tốc độ 72 km/h.

C. Từ điểm M, cách O là 5 km, với tốc độ 72 km/h.

D. Từ điểm M, cách O là 5 km, với tốc độ 60 km/h.

Câu hỏi 306 :

Ba lực F1, F2F3 nằm trong cùng một mặt phẳng có độ lớn lần lượt là 5 N, 8 N và 10 N. Biết rằng lực F2 làm thành với hai lực F1F3 những góc đều là 600 như hình vẽ. Véc tơ hợp lực của ba lực nói trên có độ lớn

A. 15,4 N và hợp với F1 một góc 730

B. 16,2 N và hợp với F1 một góc 75,60

C. 12,9 N và hợp với F1 một góc 390

D16,3 N và hợp với F1 một góc 750

Câu hỏi 311 :

Khi đang đi xe đạp trên đường nằm ngang, nếu ta ngừng đạp, xe vẫn đi tiếp chứ chưa dừng ngay. Đó là nhờ

A. Trọng lượng của xe.

B.  lực ma sát.

C.   Quán tính của xe.

D. phản lực của mặt đường.

Câu hỏi 312 :

Câu nào sau đây đúng?

ANếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không thể chuyển động được.

BKhông cần có lực tác dụng vào vật thì vật vẫn chuyển động tròn đều được.

CLực là nguyên nhân duy trì chuyển đọng của một vật.

D. Lực là nguyên nhân biến đổi chuyển động của một vật.

Câu hỏi 313 :

Trong các cách viết hệ thức của định luật II Niu-tơn sau đây, cách viết nào đúng?

AF=ma.

BF=-ma.

CF=ma.

D. F=-ma.

Câu hỏi 314 :

Cặp lực – phản lực không có tính chất nào sau đây?

A. Là cặp lực trực đối.

B. Tác dụng vào 2 vật khác nhau.

C. Xuất hiện thành cặp.

D. Là cặp lực cân bằng.

Câu hỏi 316 :

Một ô tô có khổi lượng 1600 kg đang chuyển động thì bị hãm phanh với lực hãm có độ lớn bằng 400 N. Hỏi độ lớn và hướng của vectơ gia tốc mà lực này gây ra cho xe?

A0,375 m/s2, cùng với hướng chuyển động.

B0,375 m/s2, ngược với hướng chuyển động.

C. 0,25 m/s2, cùng với hướng chuyển động.

D0,25 m/s2, ngược với hướng chuyển động.

Câu hỏi 321 :

Nếu định luật I Niu-tơn đúng thì tại sao các vật chuyển động trên mặt đất cuối cùng đều dừng lại?

A. Vì lực có ma sát.

B. Vì các vật không phải là chất điểm.

C. Vì do lực hút của Trái Đất.

D. Vì do Trái Đất luôn luôn chuyển động.

Câu hỏi 323 :

Các giọt nước mưa được rơi xuống đất do nguyên nhân nào sau đây?

A. Quán tính.

B. Lực hấp dẫn của Trái Đất.

C. Gió.

D. Lực đẩy Ác-si-mét của không khí.

Câu hỏi 325 :

Hãy giải thích sự cần thiết của dây an toàn và cái tựa đầu ở ghế ngồi trong xe tác xi?

A. (1) đúng, (2) sai.

B. (1) đúng, (2) đúng

C. (1) sai, (2) sai.

D. (1) sai, (2) đúng.

Câu hỏi 326 :

Cặp “lực và phản lực” trong định luật III Niu-tơn

A. Tác dụng vào cùng một vật.

B. Tác dụng vào hai vật khác nhau.

C. Không bằng nhau về độ lớn.

D. Bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá.

Câu hỏi 327 :

Theo định luật II Niu-tơn thì

A. Khối lượng tỉ lệ thuận với lực tác dụng.

BKhối lượng tỉ lệ nghịch với lực tác dụng.

CĐộ lớn gia tốc của vật tỉ lệ thuận với lực tác dụng lên vật.

DGia tốc của vật là một hằng số đối với mỗi vật.

Câu hỏi 328 :

Có hai vật (1) và (2). Nếu chọn vật (1) làm mốc thì vật (2) chuyển động tròn với bán kính R so với (1). Nếu chọn (2) làm mốc thì có thể phát biểu về quỹ đạo của (1) so với (2) như thế nào?

A. Không có quỹ đạo vì vật (1) đứng yên.

BLà đường cong (không còn là đường tròn).

C. Là đường tròn có bán kính khác R.

DLà đường tròn có bán kính R.

Câu hỏi 329 :

Có 3 vật (1), (2) và (3). Áp dụng công thức cộng vận tốc. Hãy chọn biểu thức sai?

A. v23'=v21'+v13'.

Bv13'=v12'+v23'.

C. v32'=v31'+v21'.

Dv12'=v13'+v23'.

Câu hỏi 361 :

Độ lớn lực hấp dẫn giữa hai vật phụ thuộc vào

A. Thể tích của hai vật.

B. Khối lượng và khoảng cách giữa hai vật.

C. Môi trường giữa hai vật.

D. Khối lượng của Trái Đất.

Câu hỏi 362 :

Một người đứng trên mặt đất nằm ngang. Lực của mặt đất tác dụng lên bàn chân của người thuộc loại lực nào?

A. Trọng lực.

B. Lực đàn hồi.

C. Lực ma sát.

D. Trọng lực và lực ma sát.

Câu hỏi 363 :

Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc nếu lực ép hai mặt đó tăng lên?

A. Tăng lên

B. Giảm đi.

C. Không thay đổi.

D. Không biết được.

Câu hỏi 365 :

Khoảng cách giữa hai chất điểm tăng 3 lần thì độ lớn lực hấp dẫn giữa chúng

A. Giảm 9 lần.

B. Tăng 9 lần.

C. Giảm 3 lần.

D. Tăng 3 lần.

Câu hỏi 366 :

Tại sao không thể kiểm tra được định luật I New – tơn bằng một thí nghiệm trong phòng thí nghiệm?

A. Vì không loại bỏ được trọng lực và lực ma sát.

B. Vì các vật không phải là chất điểm.

C. Vì do có lực hút của Mặt Trời.

D. Vì do Trái Đất luôn luôn chuyển động.

Câu hỏi 368 :

Một vật chuyển động trên mặt phẳng ngang, đại lượng nào sau đây không ảnh hưởng đến gia tốc chuyển động của vật?

A. Vận tốc ban đầu của vật.

B. Độ lớn của lực tác dụng.

C. Khối lượng của vật.

D. Gia tốc trọng trường.

Câu hỏi 369 :

Khi một em bé kéo chiếc xe đồ chơi trên sân, vật nào tương tác với xe?

A. Sợi dây.

B. Mặt đất.

C. Trái Đất.

D. Cả sợi dây, mặt đất và Trái Đất.

Câu hỏi 372 :

Khi một con ngựa kéo xe, lực tác dụng vào con ngựa làm nó chuyển động về phái trước là lực mà

A. Ngựa tác dụng vào xe.

B. Xe tác dụng vào ngựa.

C. Ngựa tác dụng vào mặt đất.

D. Mặt đất tác dụng vào ngựa.

Câu hỏi 373 :

Một người có trọng lượng 500N đứng trên mặt đất. Lực mà mặt đất tác dụng lên người đó có độ lớn

A. Bằng 500N.

B. Bé hơn 500N.

C. Lớn hơn 500N.

D. Phụ thuộc vào nơi mà người đó đứng trên Trái Đất

Câu hỏi 386 :

Ba lực F1, F2, F3 nằm trong cùng một mặt phẳng có độ lớn lần lượt bằng 5,2N, 3N, 4N. Biết rằng lực F2 làm thành với hai lực F1, F3 những góc như hình vẽ. Véc tơ hợp lực của ba lực nói trên

A. Là vecto không.

B. Có độ lớn 6,7 và hợp với F1 một góc 480.

C. Có độ lớn 7N và hợp với F2 một góc 00.

D. Có độ lớn 8N và hợp với F3  một góc 300.

Câu hỏi 401 :

Trong một cơn lốc xoáy, một hòn đá bay trúng vào một của kính, làm vỡ kính.

A. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính lớn hơn lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá.

B. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính (về độ lớn) lực của tấm kính tác dụng của hòn đá.

C. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính nhỏ hơn lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá.

D. Viên đá không tương tác với tấm kính khi làm vỡ kính.

Câu hỏi 403 :

Trường hợp nào sau đây có liên quan đến quán tính?

A. Chiếc bè trôi trên sông.

B. Vật rơi trong không khí.

C. Giũ quần áo cho sạch bụi

D. Vật rơi tự do.

Câu hỏi 404 :

Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau khi vật chuyển động

A. thẳng.

B. thẳng đều.

C. biến đổi đều.

D. tròn đều.

Câu hỏi 405 :

Khi thôi tác dụng lực vào vật thì vật tiếp tục chuyển động thẳng đều vì

A. vật có tính quán tính.

B. vật còn gia tốc.

C. không có ma sát.

D. các lực tác dụng cân bằng nhau.

Câu hỏi 407 :

Khi vật chuyển động tròn đều, lực hướng tâm là:

A. Một trong các lực tác dụng lên vật.

B. Trọng lực tác dụng lên vật.

C. Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật.

D. Lực hấp dẫn.

Câu hỏi 408 :

Có lực hướng tâm khi

A. Vật chuyển động thẳng.

B. Vật đứng yên.

C. Vật chuyển động thẳng đều.

D. Vật chuyển động cong.

Câu hỏi 409 :

Dưới tác dụng của chỉ một lực có hướng thay đổi nhưng có độ lớn không đổi, chất điểm có thể chuyển động với

A. Véc tơ vận tốc không đổi.

B. Tốc độ không đổi.

C. Với quỹ đaoc thẳng

D. Véc tơ gia tốc không đổi.

Câu hỏi 414 :

Một chất điểm chuyển động trên một đường thẳng. Đồ thị tọa độ thời gian của chất điểm được mô tả như hình vẽ. Mô tả sai chuyển động của chất điểm là

A. Từ t = 0s đến t = 1s chất điểm chuyển động thẳng đều từ x = 0 đến x = 4 cm.

B. Từ t = 1s đến t = 2,5s chất điểm chuyển động thẳng đều theo chiều dương.

C. Từ t = 2,5s đến t = 4s chất điểm đứng yên ở vị trí có tọa độ x = -2 cm.

D. Từ t = 4s đến t = 5s chất điểm chuyển động thẳng đều theo chiều dương.

Câu hỏi 441 :

Có hai nhận định sau đây:

A. (1) đúng, (2) sai.

B. (1) đúng, (2) đúng.

C. (1) sai, (2) sai.

D. (1) sai, (2) đúng.

Câu hỏi 442 :

Vật đang đứng yên trong khoảng không vũ trụ.

A. Nếu không có lực nào tác dụng vào vật thì vật không chuyển động được.

B. Nếu thôi tác dụng lực vào vật thì vật đang chuyển động sẽ dừng lại.

C. Vật nhất thiết phải chuyển động theo hướng của lực tác dụng.

D. Nếu có lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật bị thay đổi.

Câu hỏi 443 :

Có hai nhận định sau đây:

A. (1) đúng, (2) sai.

B. (1) đúng, (2) đúng.

C. (1) sai, (2) sai.

D. (1) sai, (2) đúng.

Câu hỏi 444 :

Hai đội A và B chơi kéo co và đội A thắng. Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. lực kéo của đội A lớn hơn đội B.

B. đội A tác dụng lên mặt đất một lực có độ lớn lớn hơn đội B tác dụng vào mặt đất.

C. đội A tác dụng lên mặt đất một lực có độ lớn nhỏ hơn đội B tác dụng vào mặt đất.

D. lực của mặt đất tác dụng lên hai đội là như nhau.

Câu hỏi 446 :

Những nhận định nào dưới đây là đúng?

A. (1), (2), (3) đều đúng.

B. (1) sai, còn (2), (3) đều đúng.

C. (1), (2), (3) đều sai.

D. (1), (2) đều đúng, còn (3) sai.

Câu hỏi 447 :

Các nhà du hành vũ trụ trên con tàu quay quanh Trái Đất đều ở trạng thái mất trọng lượng là do

A. con tàu ở rất xa Trái Đất nên lực hút của Trái Đất giảm đáng kể.

B. con tàu ở vào vùng mà lực hút của Trái Đất và lực hút của Mặt Trăng cân bằng nhau.

C. con tàu đã thoát ra khỏi khí quyển của Trái Đất.

D. các nhà du hành và con tàu cùng “rơi” về Trái Đất với gia tốc g nên không còn lực nào của người đè vào sàn tàu.

Câu hỏi 448 :

Trong thí nghiệm bố trí như hình vẽ. Khi bình hình trụ được quay nhanh, ta có thể đặt một bao diêm áp vào mặt trong của bình mà bao diêm không rơi. Lực nào đóng vai trò là lực hướng tâm đặt vào bao diêm?

A. Lực ma sát nghỉ giữa bao diêm và thành bình.

B. Phản lực của bình tác dụng lên bao diêm.

C. Lực ma sát trượt giữa bao diêm và thành bình.

D. Trọng lực tác dụng lên bao diêm.

Câu hỏi 449 :

Đặt một vật lên một chiếc bàn quay đang quay đều thì vật chuyển động tròn đều với bàn. Lực nào đóng vai trò là lực hướng tâm?

A. Lực ma sát trượt tác dụng lên vật.

B. Trọng lực Trái Đất tác dụng lên vật.

C. Phản lực của bàn tác dụng lên vật.

D. Lực ma sát nghỉ tác dụng lên vật.

Câu hỏi 451 :

Bi A có khối lượng lớn gấp đôi bi B. Cùng một lúc tại mái nhà, bi A được thả rơi còn bi B được ném theo phương ngang. Bỏ qua sức cản của không khí. Kết luận nào dưới đây là đúng?

A. A chạm đất trước.

B. A chạm đất sau.

C. Cả hai chạm đất cùng một lúc.

D. Chưa đủ thông tin để trả lời.

Câu hỏi 452 :

Quỹ đạo chuyển động của vật ném ngang là

A. Một đường thẳng.

B. Một đường tròn.

C. Lúc đầu thẳng, sau đó cong.

D. Một nhánh của đường parabol.

Câu hỏi 455 :

Hình vẽ bên là đồ thị tọa độ - thời gian của một chiếc ô tô chạy từ A đến B trên một đường thẳng. Điểm A cách gốc tọa độ bao nhiêu kilômét? Thời điểm xuất phát cách mốc thời gian mấy giờ?

A. A trùng với gốc tọa độ O, xe xuất phát luc 0 h, tính từ mốc thời gian.

B. A trùng với gốc tọa độ O, xe xuất phát lúc 1 h, tính từ mốc thời giạn.

C. A cách gốc O là 30 km, xe xuất phát lúc 0 h.

D. A cách gốc O là 30 km, xe xuất phát lúc 1 h.

Câu hỏi 456 :

Hình vẽ bên là đồ thị tọa độ - thời gian của hai xe máy I và II xuất phát từ A chuyển động thẳng đều đến B. Gốc tọa độ O đặt tại A. Nếu chọn mốc thời gian là lúc xe I xuất phát thì

A. Xe II xuất phát từ lúc 1,5 h.

B. Quãng đường AB dài 80 km.

C. Tốc độ của xe I là 25 km/h.

D. Tốc độ của xe II là 30 km/h.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK