Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Hóa học Bài tập tổng hợp Amin, Amino Axit, Protein có lời giải !!

Bài tập tổng hợp Amin, Amino Axit, Protein có lời giải !!

Câu hỏi 5 :

Dung dịch các muối NH4Cl (1), C6H5NH3Cl (2), (CH3)2NH2Cl (3), CH3NH3Cl (4) có giá trị pH sắp xếp theo chiều tăng dần là:

A. (1), (2), (3), (4).

B. (3), (2), (4), (1).

C. (2), (1), (4), (3).

D. (4), (1), (3), (2).

Câu hỏi 6 :

Cho dung dịch lòng trắng trứng vào hai ống nghiệm. Cho thêm vào ống nghiệm thứ nhất được vài giọt dung dịch HNO3 đậm đặc; cho thêm vào ống nghiệm thứ hai một ít Cu(OH)2 trong kiềm. Hiện tượng quan sát được là:

A. Ống nghiệm thứ nhất có màu nâu, ống nghiệm thứ hai có màu vàng

B. Ống nghiệm thứ nhất có màu vàng, ống nghiệm thứ hai có màu đỏ

C. Ống nghiệm thứ nhất có màu vàng, ống nghiệm thứ hai có màu tím

D. Ống nghiệm thứ nhất có màu xanh, ống nghiệm thứ hai có màu vàng

Câu hỏi 7 :

Cho dãy các chất: C6H5NH2 (1), CH3NH2 (2), (C6H5)2NH (3), (CH3)2NH (4), NH3 (5) (C6H5- là gốc phenyl). Dãy các chất sắp xếp theo thứ tự lực bazơ giảm dần là

A. (4), (1), (5), (2), (3).

B. (3), (1), (5), (2), (4).

C. (4), (2), (3), (1), (5).

D. (4), (2), (5), (1), (3).

Câu hỏi 12 :

Nhận định nào sau đây là chính xác ?

A. Amino axit có tính lưỡng tính nên dung dịch của nó luôn có pH = 7

B. pH của dung dịch các α-amino axit bé hơn pH của các dung dịch axit cacboxylic no tương ứng cùng nồng độ

C. Dung dịch axit amino axetic tác dụng được với dung dịch HCl

D. Trùng ngưng các amino axit thu được hợp chất có chứa liên kết peptit

Câu hỏi 15 :

Trong số các phát biểu sau về anilin (C6H5NH2):

A. 1.

B. 3.

C. 2.

D. 4.

Câu hỏi 18 :

Chỉ dùng Cu(OH)2/OH- có thể nhận biết được các dung dịch đựng riêng biệt từng chất trong nhóm nào sau đây ?

A. Anbumin, axit acrylic, axit axetic, etanal.

B. Sobitol, glixerol, tripeptit, ancol etylic.

C. Glucozơ, sobitol, axit axetic, anbumin

D. Glucozơ, fructozơ, axit axetic, metanol.

Câu hỏi 20 :

Để tách riêng từng chất từ hỗn hợp benzen, anilin, phenol ta chỉ cần dùng các hoá chất (dụng cụ, điều kiện thí nghiệm đầy đủ) là

A. dung dịch NaOH, dung dịch HCl.

B. dung dịch NaOH, khí CO2.

C. Br2, dung dịch NaOH, khí CO2.

D. dung dịch HCl, khí CO2.

Câu hỏi 23 :

Thủy phân hoàn toàn 1 mol oligopeptit X mạch hở, được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val) và 1 mol phenylalanin (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. Kết luận không đúng về X là

A. X tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng, theo tỉ lệ mol tương ứng 1 : 5.

B. X có công thức Gly-Ala-Val-Phe-Gly.

C. Trong X có 5 nhóm CH3.

D. Đem 0,1 mol X tác dụng với dung dịch HCl dư, đun nóng tạo ra 70,35 gam muối.

Câu hỏi 58 :

Ứng dụng nào sau đây của aminoaxit là không đúng ?

A. Axit glutamic là thuốc bổ thần kinh, methionin là thuốc bổ gan.

B. Muối đinatri glutamat là gia vị cho thức ăn (gọi là bột ngọt hay mì chính)

C. Aminoaxit thiên nhiên (hầu hết là α-aminoaxit) là cơ sở kiến tạo protein trong cơ thể sống.

D. Các aminoaxit (nhóm NH2 ở vị số 6, 7...) là nguyên liệu sản xuất tơ nilon.

Câu hỏi 65 :

Cho sơ đồ sau:C6H6XC6H5NH2YZC6H5NH2

A. C6H5Cl, C6H5NO2, C6H5NH3Cl.

B. C6H5NO2, C6H5Br, C6H5NH3Cl.

C. C6H5NO2, C6H5NH3Cl, C6H5NH3NO3.

D. C6H5CH3, C6H5NO2, (C6H5NH3)2SO4.

Câu hỏi 66 :

Dùng nước Br2 không phân biệt được 2 chất trong cặp nào sau đây?

A. Anilin và amoniac.

B. Anilin và phenol.

C. Anilin và alylamin (CH2=CH–CH2–NH2).

D. Anilin và stiren.

Câu hỏi 67 :

Để phân biệt phenol, anilin, benzen, stiren người ta lần lượt sử dụng cặp thuốc thử là

A. quì tím, dung dịch Br2.

B. dung dịch Br2, quì tím.

C. dung dịch NaOH, dung dịch Br2.

D. dung dịch HCl, dung dịch NaOH.

Câu hỏi 69 :

Để tinh chế anilin từ hỗn hợp phenol, anilin, benzen cách thực hiện nào dưới đây là đúng:

A. Hòa tan trong dung dịch Br2 dư, lọc lấy kết tủa, tách halogen được anilin.

B. Hòa tan trong dung dịch HCl dư, chiết lấy phần tan. Thêm dung dịch NaOH dư vào phần tan thu được ở trên và chiết lấy anilin tinh khiết.

C. Dùng dung dịch NaOH để tách phenol, sau đó dùng dung dịch Br2 để tách anilin ra khỏi benzen.

D. Hòa tan trong dung dịch NaOH dư, chiết lấy phần tan. Thổi CO2 dư vào phần tan sẽ được anilin tinh khiết.

Câu hỏi 72 :

Khi thuỷ phân 1 peptit, chỉ thu được các đipeptit Glu-His ; Asp-Glu ; Phe-Val và Val-Asp. Cấu tạo peptit đem thuỷ phân là

A. Phe-Val-Asp-Glu-His.

B. His-Asp-Glu-Phe-Val-Asp-Glu.

C. Asp-Glu-Phe-Val-Asp-Phe-Val-Asp.

D. Glu-Phe-Val-Asp-Glu-His-Asp-Val-Asp.

Câu hỏi 74 :

Cho các chất: amoniac (1); anilin (2); p-nitroanilin (3); p-metylanilin (4); metylamin (5); đimetylamin (6). Hãy chọn sự sắp xếp các chất trên theo thứ tự lực bazơ tăng dần.

A. (3) < (1) < (4) < (2) < (5) < (6)

B. (2) > (3) > (4) > (1) > (5) > (6)

C. (2) < (3) < (4) < (1) < (5) < (6)

D. (3) < (2) < (4) < (1) < (5) < (6)

Câu hỏi 97 :

Hai chất đồng phân X, Y (X được lấy từ nguồn thiên nhiên) có chứa 40,45%C; 7,86%H; 15,73% N và còn lại là O. Tỷ khối hơi của mỗi chất so với không khí đều là 3,069. Khi phản ứng với NaOH, X cho muối C3H6O2NNa, còn Y cho muối C2H4O2NNa. Nhận định nào dưới đây là không đúng ?

A. X có tính lưỡng tính nhưng Y chỉ có tính bazơ.

B. X là alanin, Y là metyl amino axetat.

C. Ở tthường X là chất lỏng, Y là chất rắn.

D. X và Y đều tác dụng với HNO2 để tạo khí N2.

Câu hỏi 107 :

Aminoaxit nào sau đây có hai nhóm amino ?

A. Tyrosin.

B. Lysin

C. Axit Glutamic.

D. Valin.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK