Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Lịch sử Đề thi thử THPTQG 2017 môn Lịch sử THPT Kim Thành II-Hải Dương (Có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết)

Đề thi thử THPTQG 2017 môn Lịch sử THPT Kim Thành II-Hải Dương (Có đáp án và hướng dẫn giải...

Câu hỏi 1 :

Đại hội quốc tế cộng sản lần VII họp vào thời gian nào? Ở đâu?

A Tháng 6 năm 1934 tại Ma Cao (Trung Quốc)

B Tháng 3 năm 1935 tại Ma Cao (Trung Quốc)

C Tháng 7 năm 1935 tại Matxcova (Liên Xô)

D Tháng 7 năm 1935 tại Ianta (Liên Xô)

Câu hỏi 2 :

Nguyên nhân cơ bản quyết định sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai:

A Tác dụng của những cải cách dân chủ

B Truyền thống “tự lực tự cường’’

C Biết xâm nhập vào thị trường thế giới

D Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật

Câu hỏi 4 :

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, mâu thuẫn nào trở thành mâu thuẫn cơ bản, cấp bách hàng đầu của cách mạng Việt Nam?

A Giữa tư sản Việt Nam với Pháp

B Giữa nông dân với địa chủ

C Giữa công nhân với tư sản

D Giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp

Câu hỏi 5 :

Sau năm 1945, Nhật đồng ý cho Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ vì:

A Nhật là con nợ của Mĩ

B Quân đội và ngành công nghiệp quân sự của Nhật bị giải thể

C Nhật muốn liên minh với Mĩ để tấn công các nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

D Nhật muốn lợi dụng Mĩ để không tốn kinh phí quốc phòng, tập trung phát triển kinh tế

Câu hỏi 6 :

Nguyên nhân cơ bản quyết định sự phát triển nhảy vọt của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai:

A Quân sự hóa nên kinh tế để buôn bán vũ khí, phương tiện chiến tranh

B Dựa vào thành tựu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật, điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất, cải tiến kĩ thuật nâng cao năng suất lao động

C Điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội thuận lợi

D Tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao

Câu hỏi 7 :

Nhiệm vụ cách mạng được Đảng ta xác định trong thời kì 1936 -1939 là gì?

A Tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến chia cho dân cày nghèo

B Đánh đổ đế quốc Pháp làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập

C Đánh đổ phong kiến

D Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống phản động thuộc địa đòi tự do dân chủ, cơm áo, hòa bình

Câu hỏi 10 :

Câu nào sau đây là ý nghĩa của sự thành lập ba tổ chức Đảng năm 1929:

A Phản ánh xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản, chuẩn bị trực tiếp cho việc thành lập Đảng Cộng sản

B Chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối cách mạng Việt Nam

C Mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử cách mạng Việt Nam

D Là sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước

Câu hỏi 11 :

Nhận định nào sau đây không đúng về Liên Bang Nga?

A Nước Nga phải đối mặt với thách thức lớn là tình trạng không ổn định do sự tranh chấp của các đảng phái và những xung đột sắc tộc

B Vị thế của Nga ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế

C Liên Bang Nga đang xây dựng XHCN

D Liên Bang Nga là quốc gia kế tục Liên Xô

Câu hỏi 12 :

Những công trình mà Liên Xô đã giúp đỡ Việt Nam đến bây giờ vẫn còn giá trị trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là những công trình nào:

A Nhà máy thủy điện Sơn La

B Cầu Thăng Long, nhà máy thủy điện Hòa Bình

C Nhà máy thủy điện Đa Nhim

D Nhà máy thủy điện Thác Bà

Câu hỏi 13 :

“Sau chiến tranh lạnh“ dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học  - kĩ thuật, các nước ra sức điểu chỉnh chiến lược với việc:

A Lấy chính trị làm trọng điểm

B Lấy kinh tế làm trọng điểm

C Lấy quân sự làm trọng điểm

D Lấy văn hóa  - giáo dục làm trọng điểm

Câu hỏi 14 :

Chương trình khai thác thuộc địa lần 2 của thực dân Pháp được triển khai từ:

A Sau khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933)

B Trước chiến tranh thế giới thứ nhất

C Sau chiến tranh thế giới thứ nhất

D Năm 1914

Câu hỏi 15 :

Trong đường lối cải cách mở cửa ở Trung Quốc nội dung được lấy làm trọng tâm là:

A Thực hiện chính sách đối ngoại hợp tác thân thiện

B Xây dựng văn hóa mang bản sắc dân tộc

C Cải cách hệ thống chính trị ở Trung Quốc

D Phát triển kinh tế, xây dựng nhà nước Trung Quốc

Câu hỏi 16 :

Vì sao Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành quốc tế cộng sản thứ III?

A Quốc tế này chủ trương thành lập mặt trận giải phóng dân tộc Việt Nam

B Quốc tế này bênh vực quyền lợi cho các dân tộc thuộc địa

C Quốc tế này đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam

D Quốc tế này giúp nhân dân ta đấu tranh chống thực dân Pháp

Câu hỏi 17 :

Những nguyên thủ của Liên Xô, Mĩ, Anh đã tham gia hội nghị Ianta là:

A Đờ Gôn, Sớcsin, Tơruman

B Xtalin, Mao Trạch Đông, Tơruman

C Xtalin, Sớcsin, Tơruman

D Sớcsin, Xtalin, Rudoven

Câu hỏi 18 :

Hội nghị cấp cao của các nước Đông Nam Á họp tại Bali (2/1976) là sự kiện có ý nghĩa:

A Mở rộng việc kết nạp thành viên

B Đánh dấu sự khởi sắc của tổ chức ASEAN

C Đưa ra tuyên bố về việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa các nước Đông Nam Á

D Đánh dấu mốc ra đời của tổ chức ASEAN

Câu hỏi 19 :

Trong tháng 9/1930, nông dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã sử dụng hình thức đấu tranh cao nhất là:

A Tuần hành

B Biểu tình có vũ trang

C Mít tinh

D Biểu tình

Câu hỏi 20 :

Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu từ năm 1945 đến 1950 là:

A Liên minh chặt chẽ với Mĩ

B Chống Liên Xô

C Xâm lược thuộc địa

D Chống những người cộng sản

Câu hỏi 22 :

Nhận định nào sau đây không đúng về Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70:

A Liên Xô là nước chịu tổn thất nặng nề nhất trong chiến tranh thế giới thứ hai

B Liên Xô trở thành thành trì của phong trào cách mạng thế giới

C Về đối ngoại, Liên Xô ngả về phương Tây với hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và viện trợ về kinh tế

D Liên Xô đi đầu trong công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân

Câu hỏi 23 :

Trần Dân Tiên viết “Việc đó tuy nhỏ nhưng nó báo hiệu bắt đầu thời đại đấu tranh dân tộc như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân“ về sự kiện nào:

A Phong trào để tang Phan Châu Trinh (1926)

B Cuộc đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu (1925)

C Tiếng bom Phạm Hồng Thái tại Sa Diện – Quảng Châu (6/1924)

D Phong trào đấu tranh của công nhân Ba son.

Câu hỏi 24 :

Hội nghị Ianta đã tác động đến Việt Nam như thế nào?

A Sau hiệp định Giơ-ne-vơ Việt Nam bị chia cắt làm hai miền Nam Bắc

B Cách mạng tháng Tám bùng nổ năm 1945

C Việt Nam thắng Pháp ở Điện Biên Phủ 1954

D Chiến tranh lạnh kéo dài

Câu hỏi 25 :

Ngày 22/3/1955, ghi dấu ấn vào lịch sử Lào bằng sự kiện nổi bật nào?

A Đảng nhân dân cách mạng Lào được thành lập

B Quân giải phóng Lào được thành lập

C Đại hội toàn quốc kháng chiến Lào được triệu tập

D Mĩ thông qua chính sách viện trợ kinh tế với Lào

Câu hỏi 26 :

Giai cấp công nhân Việt Nam xuất thân chủ yếu từ đâu?   

A Thợ thủ công bị thất nghiệp

B Giai cấp tư sản bị phân hóa

C Tầng lớp tiểu tư sản bị chèn ép

D Giai cấp nông dân bị tước đoạt ruộng đất

Câu hỏi 27 :

Thế nào là chiến tranh lạnh do Mĩ phát động theo phương thức đầy đủ nhất:

A Dùng sức mạnh quân sự để đe dọa đối phương

B Chưa gây chiến tranh nhưng dùng chính sách viện trợ  để khống chế các nước

C Thực tế chưa gây chiến tranh nhưng chạy đua vũ trang làm cho nhân loại “luôn trong tình trạng chiến tranh“ thực hiện chính sách “Đu đưa bên miệng chiến tranh"

D Chuẩn bị gây ra một cuộc chiến tranh mới

Câu hỏi 28 :

Ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới hình thành vào thập niên 70 của thế kỉ XX là:

A Mĩ – Đức – Nhật Bản

B Mĩ – Anh – Pháp

C

Mĩ – Tây Âu  - Nhật Bản

D Mĩ – Liên Xô – Nhật Bản

Câu hỏi 29 :

Sau chiến tranh thế giới thứ hai chủ nghĩa tư bản còn gọi là gì?

A Chủ nghĩa tư bản độc quyền

B Chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nhà nước

C Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh

D Chủ nghĩa tư bản hiện đại

Câu hỏi 30 :

Năm 1973, thế giới có sự biến gì có ảnh hưởng rất lớn đối với các nước?

A Khủng hoảng chính trị

B Khủng hoảng kinh tế

C Khủng hoảng kinh tế - chính trị

D Khủng hoảng năng lượng

Câu hỏi 31 :

Sự kiện đánh dấu Nguyễn Ái Quốc trở thành người cộng sản đầu tiên?   

A Tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản thứ ba

B Viết bài cho báo Nhân dân

C Viết “Bản án chế độ thực dân Pháp“

D Dự đại hội V của Quốc tế cộng sản

Câu hỏi 32 :

Nơi thí điểm xây dựng các hội cứu quốc của mặt trận Việt Minh là:

A Lạng Sơn

B Cao Bằng

C Hà Giang

D Bắc Cạn

Câu hỏi 33 :

Tổ chức hiệp ước Vacsava trở thành đối trọng với khối quân sự nào của Mĩ?

A Khối CENTO

B Khối Macsan

C Khối NATO

D Khối SEATO

Câu hỏi 34 :

Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng 10,8% trong giai đoạn:

A 1952-1973

B 1945-1952

C 1960-1969

D 1970-1973

Câu hỏi 35 :

Thành tựu quan trọng nhất mà Liên Xô đặt được về kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:

A Liên Xô đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin bay vòng quanh Trái Đất

B Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp lớn thứ hai trên thế giới (sau Mĩ)

C Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất

D Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử

Câu hỏi 36 :

Mục đích tối cao của tổ chức Liên Hợp Quốc là:

A Ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường

B Duy trì hòa bình và an ninh thế giới

C Trừng trị các hoạt động gây chiến tranh

D Thúc đẩy quan hệ thương mại tự do

Câu hỏi 37 :

Địa danh nào được chọn để đặt trụ sở của Liên Hợp Quốc:

A Caliphoocnia

B Niu Oóc

C Xanpanxixco

D Oasinhton

Câu hỏi 39 :

Xu thế hòa hoãn Đông – Tây xuất hiện từ:

A Nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX

B Từ đầu những năm 70 của thế kỉ  XX

C Cuối những năm 70 của thế kỉ XX

D Cuối những năm 80 của thế kỉ XX

Câu hỏi 40 :

Sự kiện nào dẫn đến sự tan vỡ mối quan hệ Đồng minh chống phát xít giữa Liên Xô và Mĩ?

A Sự ra đời của “Chủ nghĩa Toruman“ và “Chiến tranh lạnh“

B Việc Liên Xô chế tạo thành công  bom nguyên tử

C Sự ra đời của khối NATO

D Sự hình thành của hệ thống xã hội chủ nghĩa sau chiến tranh thế giới thứ hai

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK