Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Hóa học Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Hóa trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ Hà Nội lần 3 năm 2016

Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Hóa trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ Hà Nội lần 3 năm 2016

Câu hỏi 4 :

Một nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 24, trong đó số hạt mang điện gấp hai lần số hạt không mang điện. Phát biểu không đúng là

A  Trong tất cả các hợp chất, X có số oxi hoá là -2.

B Liên kết hoá học trong phân tử X2 là liên kết cộng hoá trị không cực.

C X tan ít trong nước.

D X là chất khí ở điều kiện thường. 

Câu hỏi 11 :

Phát biểu nào nào sau đây không đúng về crom và hợp chất của nó?

A Màu của dung dịch K2Cr2O7 thay đổi khi cho dung dịch HCl hoặc dung dịch KOH vào. 

B Ancol etylic nguyên chất bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.

C  Kim loại Zn khử được ion Cr3+ trong dung dịch về Cr2+.

D Cr(OH)2 vừa tan được vào dung dịch KOH, vừa tan được vào dung dịch HCl. 

Câu hỏi 13 :

Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp các muối: KNO3, Cu(NO3)2, AgNO3. Chất rắn thu được sau phản ứng gồm:

A KNO2, CuO, Ag2O.

B  KNO2, Cu, Ag. 

C K2O, CuO, Ag. 

D KNO2, CuO, Ag. 

Câu hỏi 19 :

Chất nào sau đây không thủy phân trong môi trường kiềm?

A Tristearin. 

B Xenlulozơ. 

C Triolein 

D Dung dịch Protein. 

Câu hỏi 20 :

Etilen có lẫn tạp chất là SO2, CO2, hơi nước. Có thể loại bỏ tạp chất bằng cách nào dưới đây?

A  Dẫn hỗn hợp khí lần lượt qua bình đựng dung dịch brom dư và bình đựng dung dịch H2SO4 đặc.

B Dẫn hỗn hợp đi qua bình đựng dung dịch brom dư.

C Dẫn hỗn hợp qua bình đựng NaOH dư và bình đựng CaO.

D Dẫn hỗn hợp qua bình đựng dung dịch natri clorua dư 

Câu hỏi 21 :

Kim loại nào sau đây khử được ion Fe2+ trong dung dịch?

A Ag  

B  Cu  

C Fe 

D  Mg. 

Câu hỏi 22 :

Chất nào sau đây có khả năng tạo kết tủa với dung dịch brom ?

A  Phenol. 

B Etilen. 

C Benzen.

D Axetilen. 

Câu hỏi 23 :

Trong phản ứng nào dưới đây cacbon thể hiện đồng thời tính oxi hoá và tính khử?

A C + 2H2 \overset{t^{0}}{\rightarrow}CH4.   

B 3C + 4Al \overset{t^{0}}{\rightarrow}Al4C3.

C 3C + CaO \overset{t^{0}}{\rightarrow}CaC2 + CO    

D C + CO2 \overset{t^{0}}{\rightarrow}2CO. 

Câu hỏi 28 :

Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm như sau :  Hình vẽ mô tả thí nghiệm để chứng minh :

A Tính axit của HCl.  

B Tính tan nhiều trong nước của HCl.

C Tính tan nhiều trong nước của NH3

D tính bazơ của NH3

Câu hỏi 31 :

Khi để một vật bằng gang trong không khí ẩm, vật bị ăn mòn điện hóa. tại catot xẩy ra quá trình nào sau đây ?

A 2H+ + 2e → H2↑    

B Fe →Fe3+ + 3e

C O2 + 2H2O +4e → 4OH-   

D Fe → Fe2+ + 2e 

Câu hỏi 34 :

Dãy các chất đều làm mất màu nước Br2

A axetilen, isopren, phenol  

B Etilen, butan, đivinyl

C metan, benzen, etilen      

D Etilen, axetilen, etilenglicol 

Câu hỏi 36 :

Cho dãy các chất sau: metan, xiclopropan, etilen, axetilen, benzen, stiren. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về các chất trong dãy trên ?

A Có 4 chất có khả năng làm mất màu dung dịch kali pemanganat.

B Cả 6 chất đều có khả năng tham gia phản ứng cộng. 

C  Có 3 chất có khả năng làm mất màu dung dịch brom.

D Có 1 chất tạo được kết tủa với dung dịch bạc nitrat trong amoniac. 

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK