Trang chủ Đề thi & kiểm tra Khác Câu hỏi trắc nghiệm Tài chính ngân hàng - Đề số 14

Câu hỏi trắc nghiệm Tài chính ngân hàng - Đề số 14

Câu hỏi 1 :

Thế nào là tín dụng tiêu dùng trả góp?

A. Tín dụng tiêu dùng trả góp là loại tín dụng trong đó người vay trả gốc một lần và trả lãi nhiều lần

B. Tín dụng tiêu dùng trả góp là loại tín dụng trong đó người vay trả gốc nhiều lần và trả lãi một lần

C. Tín dụng tiêu dùng trả góp là loại tín dụng trong đó người vay trả gốc và lãi làm nhiều lần, theo từng kỳ hạn nhất định trong thời hạn vay

D. Tín dụng tiêu dùng trả góp là loại tín dụng trong đó người vay có thể trả gốc và lãi không theo kỳ hạn nhất định

Câu hỏi 2 :

Thế nào là thư tín dụng có thể huỷ ngang?

A. Thư tín dụng có thể huỷ ngang là loại thư tín dụng mà người mua có quyền đề nghị ngân hàng mở L/C sửa đổi nhưng phải báo cho người bán biết

B. Thư tín dụng có thể huỷ ngang là loại thư tín dụng mà người mua có quyền đề nghị ngân hàng mở L/C bổ sung và phải báo cho người bán biết

C. Thư tín dụng có thể huỷ ngang là loại thư tín dụng mà người mua có quyền đề nghị ngân hàng mở L/C sửa đổi, bổ sung mà không cần báo cho người bán

D. Thư tín dụng có thể huỷ ngang là loại thư tín dụng mà người mua không cần đề nghị ngân hàng mở L/C sửa đổi, bổ sung nhưng phải báo cho người bán biết

Câu hỏi 3 :

Thư tín dụng không thể huỷ ngang có xác nhận là gì?

A. Là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang không cần có một ngân hàng khác đảm bảo trả tiền

B. Là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang, được một ngân hàng khác đảm bảo trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mở L/C

C. Là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang và có thể bổ sung, sửa đổi

D. Là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang cần một ngân hàng khác đảm bảo trả tiền và không cần có yêu cầu của ngân hàng mở L/C

Câu hỏi 4 :

Thế nào là thư tín dụng không thể huỷ ngang?

A. Là loại L/C sau khi mở không được tự ý sửa đổi, huỷ ngang với bất cứ điều kiện nào

B. Là loại L/C sau khi mở không được tự ý sửa đổi, huỷ ngang nếu không có sự thoả thuận của các bên có liên quan

C. Là loại L/C được sửa đổi, huỷ ngang nếu có một trong các bên có liên quan đồng ý

D. Là loại L/C có thể được sửa đổi, huỷ ngang nhưng phải được ngân hàng mở L/C đồng ý

Câu hỏi 5 :

Thế nào là thư tín dụng không thể huỷ ngang miễn truy đòi?

A. Là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang, sau khi người mua trả tiền thì ngân hàng mở L/C không có quyền đòi lại tiền với bất kỳ lý do gì

B. Là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang, nhưng ngân hàng mở L/C có quyền đòi lại tiền sau khi người mua trả tiền trong những trường hợp đặc biệt

C. Là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang, nhưng nếu có một trong các bên liên quan có đề nghị hợp lý thì có đòi lại tiền sau khi người mua trả tiền

D. Là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang, nhưng nếu có ít nhất hai bên liên quan đề nghị hợp lý thì có thể đòi lại tiền sau khi người mua trả tiền

Câu hỏi 6 :

Ở Việt Nam hiện nay loại rủi ro nào chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loại rủi ro?

A. Rủi ro lãi suất

B. Rủi ro thanh khoản

C. Rủi ro hối đoái

D. Rủi ro tín dụng

Câu hỏi 7 :

Tại sao xây dựng chính sách tín dụng hợp lý là một trong những biện pháp ngăn ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng?

A. Vì chính sách tín dụng nhằm mở rộng các đối tượng cho vay để tăng lợi nhuận cho NHTM

B. Vì chính sách tín dụng hạn chế những chi phí không cần thiết trong huy động vốn

C. Vì chính sách tín dụng quy định việc cho vay vốn đối với khách hàng phải có tài sản đảm bảo vốn vay

D. Vì chính sách tín dụng là cơ sở quản lý cho vay, đảm bảo vốn vay sử dụng có hiệu quả; có tác động đến khách hàng vay; xác định các tiêu chuẩn để ngân hàng cho vay

Câu hỏi 8 :

Phân tán rủi ro trong cấp tín dụng của NHTM được thực hiện như thế nào?

A. NHTM không tập trung cho vay một vài lĩnh vực, khu vực nhưng tập trung cho vay những khách hàng lớn

B. NHTM có thể cho vay một số khách hàng có uy tín

C. NHTM không thực hiện cho vay hợp vốn

D. Không nên cho vay một vài lĩnh vực, khu vực, một vài khách hàng, tăng cường cho vay hợp vốn; đa dạng hoá danh mục đầu tư

Câu hỏi 9 :

Căn cứ vào bản chất của bảo lãnh thì có những loại bảo lãnh nào?

A. Bảo lãnh đồng nghĩa vụ (còn được gọi là bảo lãnh bổ sung)

B. A và bảo lãnh độc lập

C. Bảo lãnh độc lập và bảo lãnh thực hiện hợp đồng

D. Bảo lãnh đồng nghĩa vụ (còn được gọi là bảo lãnh bổ sung), bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh khác

Câu hỏi 10 :

Căn cứ vào phương thức phát hành bảo lãnh thì có những loại bảo lãnh nào?

A. Bảo lãnh trực tiếp và bảo lãnh gián tiếp

B. Bảo lãnh trực tiếp và bảo lãnh dự thầu

C. Bảo lãnh gián tiếp và bảo lãnh trả chậm

D. Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh khác

Câu hỏi 11 :

Tham gia bảo lãnh trực tiếp gồm các bên nào?

A. Ngân hàng phát hành bảo lãnh, người được bảo lãnh

B. A và người hưởng bảo lãnh

C. Ngân hàng phát hành bảo lãnh, người hưởng bảo lãnh

D. Người được bảo lãnh, ngân hàng phục vụ người hưởng bảo lãnh

Câu hỏi 12 :

Tham gia bảo lãnh gián tiếp gồm các bên nào?

A. Ngân hàng phát hành bảo lãnh, ngân hàng trung gian, người hưởng bảo lãnh

B. A và người được bảo lãnh

C. Ngân hàng phát hành bảo lãnh, người được bảo lãnh

D. Ngân hàng trung gian, người hưởng bảo lãnh, người được bảo lãnh

Câu hỏi 13 :

Trong phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại thường có các phương pháp phân tích nào?

A. Đánh giá trực tiếp và gián tiếp, phương pháp so sánh, phương pháp đánh giá cá biệt

B. A và phương pháp đánh giá toàn diện

C. B và phương pháp đánh giá cho điểm

D. A và phương pháp đánh giá cho điểm

Câu hỏi 14 :

Quy trình bảo lãnh gồm những nội dung nào?

A. Khách hàng lập và gửi hồ sơ đề nghị bảo lãnh, ngân hàng thẩm định hồ sơ và ra quyết định bảo lãnh

B. Ngân hàng ký hợp đồng bảo lãnh với khách hàng và phát thư bảo lãnh; khách hàng lập và gửi hồ sơ đề nghị bảo lãnh; ngân hàng thâmt định hồ sơ và quyết định

C. B ; khách hàng thanh toán phí bảo lãnh và các khoản phí khác (nếu có) theo thoả thuận trong hợp đồng bảo lãnh

D. C và tất toán bảo lãnh

Câu hỏi 15 :

Phát biểu nào dưới đây giữa tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi thanh toán là chính xác?

A. Tiền gửi có kỳ hạn có thể rút bất cứ lúc nào trong khi tiền gửi thanh toán chỉ được rút vào cuối tháng

B. Tiền gửi có kỳ hạn được tính lãi bất cứ lúc nào trong khi tiền gửi thanh toán chỉ được tính lãi vào cuối tháng

C. Tiền gửi thanh toán chỉ là tên gọi khác đi của tiền gửi có kỳ hạn

D. Tiền gửi thanh toán được mở ra nhằm mục đích thực hiện thanh toán qua ngân hàng chứ không nhằm mục đích hưởng lãi còn tiền gửi có kỳ hạn nhằm mục đích hưởng lãi trong một thời hạn nhất định

Câu hỏi 16 :

Nhu cầu thanh toán đối với ngân hàng thương mại bao gồm những nhu cầu nào?

A. Nhu cầu rút tiền của người gửi, các khoản tiền vay đến hạn trả

B. Nhu cầu tín dụng hợp pháp của khách hàng để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ mà ngân hàng cam kết cho vay

C. Lãi phải trả cho các khoản tiền gửi, tiền vay

D. B; nhu cầu rút tiền của người gửi; trả lãi cho các khoản tiền gửi; trả nợ và lãi mà ngân hàng đi vay; nhu cầu chi tiêu khác của bản thân ngân hàng thương mại

Câu hỏi 17 :

Ngoài hình thức huy động vốn qua tài khoản tiền gửi ngân hàng thương mại còn có thể huy động vốn bằng cách nào?

A. Phát hành tín phiếu và trái phiếu kho bạc

B. Phát hành kỳ phiếu và trái phiếu ngân hàng

C. Phát hành các giấy tờ có giá

D. Phát hành chứng chỉ tiền gửi

Câu hỏi 18 :

Tại sao cần có những hình thức huy động vốn bằng cách phát hành giấy tờ có giá bên cạnh hình thức huy động vốn qua tài khoản tiền gửi?

A. Vì phát hành giấy tờ có giá dễ huy động vốn hơn là huy động vốn qua tài khoản tiền gửi

B. Vì phát hành giấy tờ có giá có chi phí huy động vốn thấp hơn là huy động vốn qua tài khoản tiền gửi

C. Vì phát hành giấy tờ có giá huy động được nguồn vốn lớn

D. Vì nhu cầu gửi tiền của khách hàng đa dạng do đó cần có nhiều hình thức để khách hàng lựa chọn phù hợp với nhu cầu của họ và nhu cầu cần nguồn vốn của NH để đáp ứng cho khách hàng vay vốn

Câu hỏi 19 :

Hoạt động cấp tín dụng và cho vay giống nhau ở những điểm nào?

A. Cả hai đều là quan hệ tín dụng

B. Cả hai đều phải thu nợ cả gốc và lãi

C. Cả hai đều đòi hỏi tài sản thế chấp

D. Cả hai chỉ do ngân hàng thương mại thực hiện

Câu hỏi 20 :

Giao dịch nào trong số giao dịch liệt kê dưới đây không phải là quan hệ tín dụng?

A. Anh A mua bảo hiểm của công ty Bảo Việt và Ngân hàng ACB bán cổ phiếu cho anh A

B. Công ty A bán chịu sản phẩm cho công ty B và công ty A ứng trước tiền mua hàng cho công ty

C. Quan hệ giữa những người chơi hụi và quan hệ giữa chủ tiệm và khách hàng trong dịch vụ cầm đồ

D. Công ty tài chính phát hành chứng chỉ tiền gửi

Câu hỏi 21 :

Ý kiến nào dưới đây nói về hoạt động cấp tín dụng và cho vay là đúng?

A. Cho vay chỉ là một trong những hình thức cấp tín dụng

B. Cho vay phải có tài sản thế chấp và cấp tín dụng không cần có tài sản thế chấp

C. Cho vay có thu nợ gốc và lãi và cấp tín dụng chỉ thu nợ gốc và không thu lãi

D. Cho vay là hoạt động của ngân hàng thương mại và cấp tín dụng là hoạt động của các tổ chức tín dụng

Câu hỏi 22 :

Quy trình tín dụng do ngân hàng nào xây dựng?

A. Quy trình tín dụng là những quy định do ngân hàng thương mại và Ngân hàng Nhà nước cùng xây dựng

B. Quy trình tín dụng là trình tự các bước tiến hành khi xem xét cấp tín dụng cho khách hàng do Ngân hàng Nhà nước quy định cho các ngân hàng thương mại

C. Quy trình tín dụng là trình tự các bước tiến hành khi xem xét cấp tín dụng cho khách hàng do các ngân hàng thương mại thống nhất xây dựng

D. Quy trình tín dụng là trình tự các bước tiến hành khi xem xét cấp tín dụng cho khách hàng do từng ngân hàng thương mại xây dựng

Câu hỏi 23 :

Tại sao bên cạnh việc xem xét hồ sơ tín dụng, nhân viên tín dụng cần phải thực hiện phỏng vấn khách hàng để có thể quyết định cho khách hàng vay vốn hay không?

A. Vì khách hàng không bao giờ nộp hồ sơ đầy đủ cả

B. Vì phỏng vấn khách hàng giúp nhân viên tín dụng điều tra xem khách hàng có nợ quá hạn hay không để ghi thêm vào hồ sơ tín dụng

C. Vì phỏng vấn khách hàng giúp nhân viên có thể kiểm tra tính chân thực và thu thập thêm thông tin cần thiết khác

D. Vì phỏng vấn khách hàng giúp nhân viên tín dụng biết được khách hàng có tài sản thế chấp hay không

Câu hỏi 24 :

Phát biểu nào sau đây là phát biểu chính xác nhất về bảo đảm tín dụng?

A. Bảo đảm tín dụng là việc TCTD áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rui ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay

B. Bảo đảm tín dụng là việc một tổ chức tài chính nào đứng ra bảo lãnh tín dụng cho tổ chức khác

C. Bảo đảm tín dụng tức là đảm bảo khả năng thanh toán nợ vay của một tổ chức tín dụng

D. Bảo đảm tín dụng là khách hàng đem tài sản thế chấp để làm đảm bảo nợ vay

Câu hỏi 25 :

Bảo đảm tín dụng có ý nghĩa như thế nào đối với khả năng thu hồi nợ?

A. Gia tăng khả năng thu hồi nợ cho tổ chức tín dụng

B. Bảo đảm khả năng thu hồi nợ cho tổ chức tín dụng

C. Củng cố khả năng thu hồi nợ cho tổ chức tín dụng

D. Cải thiện các giải pháp thu hồi nợ cho tổ chức tín dụng

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK