Trang chủ Đề thi & kiểm tra Khác Bộ câu hỏi trắc nghiệm triết học Mác Lênin có đáp án số 2

Bộ câu hỏi trắc nghiệm triết học Mác Lênin có đáp án số 2

Câu hỏi 1 :

Khái quát nguồn gốc tự nhiên của ý thức:

A. Nguồn gốc tự nhiên và ngôn ngữ.

B. Nguồn gốc tự nhiên và xã hội.

C. Nguồn gốc lịch sử – xã hội và hoạt động của bộ não con người.

D. Cả B và C.

Câu hỏi 2 :

Nhân tố cơ bản, trực tiếp tạo thành nguồn gốc xã hội của ý thức:

A. Lao động và ngôn ngữ.

B. Lao động trí óc và lao động chân tay.

C. Thực tiễn kinh tế và lao động.

D. Lao động và nghiên cứu khoa học.

Câu hỏi 3 :

Nguồn gốc xã hội trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là:

A. Lao động trí óc.

B. Thực tiễn.

C. Giáo dục.

D. Nghiên cứu khoa học.

Câu hỏi 4 :

Ngôn ngữ đóng vai trò là:

A. “Cái vỏ vật chất” của ý thức.

B. Nội dung của ý thức.

C. Nội dung trung tâm của ý thức.

D. Cả a, b, c.

Câu hỏi 5 :

Theo quan điểm của triết học Mác – Lê nin: ý thức là:

A. Một dạng tồn tại của vật chất.

B. Dạng vật chất đặc biệt mà người ta không thể dùng giác quan trực tiếp để cảm nhận.

C. Sự phản ánh tinh thần của con người về thế giới.

D. Cả A, B, C.

Câu hỏi 7 :

Bản chất của ý thức được thể hiện ở đặc trưng nào?

A. Tính phi cảm giác

B. Tính sáng tạo

C. Tính xã hội

D. Cả A, B, C

Câu hỏi 8 :

Ý thức:

A. Có thể sáng tạo ra thế giới khách quan.

B. Không thể sáng tạo ra thế giới khách quan.

C. Có thể sáng tạo ra thế giới khách quan thông qua thực tiễn.

D. Không có ý kiến đúng.

Câu hỏi 9 :

Tri thức đóng vai trò là:

A. Nội dung cơ bản của ý thức.

B. Phương thức tồn tại của ý thức

C. Cả A và B

D. Không có ý kiến đúng.

Câu hỏi 10 :

Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức được thực hiện thông qua:

A. Sự suy nghĩ của con người.

B. Hoạt động thực tiễn

C. Hoạt động lý luận.

D. Cả A, B, C.

Câu hỏi 11 :

Sự thông thái của con người:

A. Được thể hiện nhiều hơn trong hoạt động nghiên cứu lý luận.

B. Được thể hiện nhiều hơn trong hoạt động thực tiễn.

C. Được thể hiện nhiều hơn trong hoạt động lý luận.

D. Được thể hiện nhiều hơn trong hoạt động thực tiễn.

Câu hỏi 12 :

Phương pháp luận chung của chủ nghĩa duy vật là trong nhận thức và thực tiễn cần:

A. Xuất phát từ thực tế khách quan.

B. Phát huy năng động chủ quan.

C. Xuất phát từ thực tế khách quan đồng thời phát huy năng động chủ quan.

D. Phát huy năng động chủ quan trên cơ sở tôn trọng thực tế khách quan.

Câu hỏi 13 :

Để phát huy vai trò tích cực của ý thức trong thực tiễn cần phải:

A. Có ý thức phản ánh đúng thực tại khách quan.

B. Có một tư tưởng sáng tạo.

C. Ý thức phải được vật chất hoá trong thực tiễn.

D. Cả 3 phương án trên.

Câu hỏi 14 :

Theo quan điểm duy vật biện chứng, trong nhận thức và thực tiễn cần:

A. Phát huy tính năng động chủ quan.

B. Xuất phát từ thực tế khách quan.

C. Cả A và B

D. Không có phương án đúng.

Câu hỏi 15 :

Đặc điểm chủ yếu của phép biện chứng trong triết học Hy Lạp là:

A. Tính chất duy tâm.

B. Tính chất duy vật, chưa triệt để.

C. Tính chất tự phát, mộc mạc, ngây thơ

D. Tính chất khoa học.

Câu hỏi 16 :

Chọn câu trả lời đúng nhất theo quan điểm duy vật biện chứng:

Mọi sự vật, hiện tượng của thế giới đều:A. Tồn tại trong sự tách rời tuyệt đối.

B. Tồn tại trong mối liên hệ phổ biến.

C. Không ngừng biến đổi, phát triển.

D. Cả B và C

Câu hỏi 17 :

Phép biện chứng nào cho rằng biện chứng ý niệm sinh ra biện chứng của sự vật.

A. Phép biện chứng thời kỳ cổ đại.

B. Phép biện chứng của các nhà tư tưởng xã hội dân chủ Nga.

C. Phép biện chứng duy vật.

D. Phép biện chứng duy tâm khách quan

Câu hỏi 18 :

Tại sao C.Mác nói phép biện chứng của G.W.Ph.Hêghen là phép biện chứng lộn đầu xuống đất?

A. Thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất.

B. Thừa nhận tinh thần là sản phẩm của thế giới vật chất.

C. Thừa nhận sự tồn tại độc lập của tinh thần.

D. Thừa nhận tự nhiên, xã hội là sản phẩm của quá trình phát triển của tinh thần, của ý niệm.

Câu hỏi 19 :

Biện chứng khách quan là gì?

A. Là những quan niệm biện chứng tiên nghiệm, có trước kinh nghiệm.

B. Là những quan niệm biện chứng được rút ra từ ý niệm tuyệt đối độc lập với ý thức con người.

C. Là biện chứng của các tồn tại vật chất.

D. Là biện chứng không thể nhận thức được nó.

Câu hỏi 20 :

Biện chứng chủ quan là gì?

A. Là biện chứng của tư duy tư biện, thuần tuý.

B. Là biện chứng của ý thức.

C. Là biện chứng của thực tiễn xã hội.

D. Là biện chứng của lý luận.

Câu hỏi 21 :

Biện chứng tự phát là gì?

A. Là biện chứng của bản thân thế giới khách quan.

B. Là biện chứng chủ quan thuần tuý.

C. Là biện chứng của bản thân thế giới khách quan khi con người chưa nhận thức được.

D. Là những yếu tố biện chứng con người đạt được trong quá trình tìm hiểu thế giới nhưng chưa có hệ thống.

Câu hỏi 22 :

Đâu là biện chứng với tính cách là khoa học trong số các quan niệm, các hệ thống lý luận dưới đây?

A. Những quan niệm biện chứng ở thời kỳ cổ đại.

B. Những quan niệm biện chứng của các nhà duy vật thế kỷ XVII-XVIII.

C. Những quan niệm biện chứng của các nhà khoa học tư nhiên thế kỷ XVII-XVIII.

D. Phép biện chứng duy vật.

Câu hỏi 23 :

Theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng giữa biện chứng chủ quan và biện chứng khách quan quan hệ với nhau như thế nào?

A. Biện chứng chủ quan quyết định biện chứng khách quan

B. Biện chứng chủ quan hoàn toàn độc lập với biện chứng khách quan

C. Biện chứng chủ quan phản ánh biện chứng khách quan

D. Biện chứng khách quan là sự thể hiện của biện chứng chủ quan

Câu hỏi 24 :

Đâu là nội dung nguyên lý của phép biện chứng duy vật về mối liên hệ phổ biến của các sự vật và hiện tượng.

A. Các sự vật và hiện tượng trong thế giới tồn tại tách rời nhau, giữa chúng không có sự phụ thuộc, ràng buộc lẫn nhau

B. Các sự vật có sự liên hệ tác động nhau nhưng không có sự chuyển hóa lẫn nhau

C. Sự vật khác nhau ở vẻ bề ngoài, do chủ quan con người quy định, bản chất sự vật không có gì khác nhau

D. Thế giới là một chỉnh thể bao gồm các sự vật, các quá trình tách biệt nhau, vừa có liên hệ qua lại, vừa thâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau.

Câu hỏi 25 :

Đâu là quan niệm của phép biện chứng duy vật về cơ sở các mối liên hệ.

A. Cơ sở sự liên hệ tác động qua lại giữa các sự vật và hiện tượng ở ý thức, cảm giác con người

B. Cơ sở sự liên hệ, tác động qua lại giữa các sự vật là ở ý niệm về sự thống nhất thế giới

C. Cơ sở sự liên hệ giữa các sự vật là do các lực bên ngoài có tính chất ngẫu nhiên đối với các sự vật

D. Sự liên hệ qua lại giữa các sự vật, hiện tượng có cơ sở ở tính thống nhất vật chất của thế giới

Câu hỏi 26 :

V.I.Lenin nói hai quan niệm cơ bản về sự phát triển:
1. "Sự phát triển coi như là giảm đi và tăng lên, như là lặp lại."
2. "Sự phát triển coi như là sự thống nhất của các mặt độc lập."
Câu nói này của V.I.Lenin trong tác phẩm nào?

A. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán

B. Bút kí triết học

C. Những người bạn dân là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ ra sao?

D. Về vai trò của chủ nghĩa duy vật chiến đấu.

Câu hỏi 27 :

Đâu là quan niệm của phép biện chứng duy vật về vai trò của các mối liên hệ đối với sự vận động và phát triển của các sự vật và hiện tượng?

A. Các mối liên hệ có vai trò khác nhau

B. Các mối liên hệ có vai trò như nhau

C. Các mối liên hệ có vai trò khác nhau tùy theo các điều kiện xác định

D. Các mối liên hệ luôn luôn có vai trò khác nhau

Câu hỏi 28 :

Yêu cầu của quan điểm toàn diện phải xem xét tất cả các mối liên hệ của sự vật, yêu cầu này không thực hiện được, nhưng vẫn phải đề ra để làm gì?

A. Chống quan điểm siêu hình

B. Chống quan điểm duy tâm

C. Chống chủ nghĩa chiết trung, và thuyết ngụy biện

D. Đề phòng cho chúng ta khỏi phảm sai lầm và sự cứng nhắc

Câu hỏi 29 :

Phép biện chứng được xác định với tư cách nào?

A. Tư cách lý luận biện chứng

B. Tư cách phương pháp biện chứng

C. Cả 2 tư cách trên

D. Tư cách thế giới quan

Câu hỏi 30 :

Thế nào là phép biện chứng duy vật?

A. Là phép biện chứng được xác lập trên lập trường của chủ nghĩa duy vật

B. Là phép biện chứng của ý niệm tương đối

C. Là phép biện chứng do C.Mac và Ph. Angghen sáng lập

D. Cả A và C

Câu hỏi 31 :

Thế nào là phép biện chứng duy tâm?

A. Là phép biện chứng được xác lập trên lập trường của chủ nghĩa duy tâm

B. Là phép biện chứng của vật chất

C. Là phép biện chứng giải thích về nguồn gốc của sự vận động, biến đổi và ý niệm

D. Cả A và C

Câu hỏi 32 :

Thế nào là biện chứng khách quan?

A. Là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ biến đổi, phát triển khách quan vốn có của các sự vật hiện tượng

B. Là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ vốn có của ý niệm

C. Là khái niệm dùng để chỉ ra sự biến đổi không ngừng trong thế giới

D. Cả A và C

Câu hỏi 33 :

Thế nào là biện chứng chủ quan?

A. Là biện chứng của ý thức

B. Là biện chứng khách quan được phản ánh vào ý thức

C. Là bản chất của biện chứng khách quan

D. Cả Avà B

Câu hỏi 34 :

Phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình khác nhau như thế nào?

A. Phương pháp iện chứng xem xét, nghiên cứu các sự vật hiện tượng trong mối liên hệ phổ biến. Còn phương pháp siêu hình xem xét, nghiên cứu sự vật hiện tượng trong trạng thái cô lập tách rời

B. Phương pháp biện chứng xem xét nghiên cứu sự vật hiện tượng trong sự vận động phát triển không ngừng. Phương pháp siêu hình xem xét nghiên cứu sự vật hiện tượng trong sự đứng im bất biến

C. Cả A và B

D. Cả A và B đều sai

Câu hỏi 35 :

Nguồn gốc của phương pháp siêu hình?

A. Nguồn gốc nhận thức: bản thân các sự vật hiện tượng đều có tính ổn định tương đối. Mặt khác quá trình nhận thức nhiều khi đòi hỏi phải trừu tượng hóa các mối liên hệ nhất định của sự vật hiện tượng tạm thời cố định chúng để phân tích. Và sự sai lầm đó bắt đầu ở chỗ tuyệt đối hóa tính trừu tượng và ổn định đó.

B. Nguồn gốc lịch sử: sự phát triển cùa khoa học tự nhiên thế kỉ XVII – XVIII với hai đặc điểm:

C. Cả A và B

D. Cả A và B đều sai

Câu hỏi 37 :

Phương pháp siêu hình thống trị triết học vào thời kì nào?

A. Thế kỉ XV – XVI

B. Thế kỉ XVII – XVIII

C. Thế kỉ XVIII – XIX

D. Thế kỉ XIX – XX

Câu hỏi 38 :

Những đặc điểm của phép biện chứng cổ đại?

A. Là hình thức sơ khai nhất của phép biện chứng

B. Các nguyên lý quy luật của phép biện chứng cổ đại thường được thể hiện dưới hình thức manh nha trên cơ sở những quan sát, cảm nhận thông thường mà chưa được khái quát thành một hệ thống lý luận chặt chẽ

C. Phép biện chứng cổ đại đã phác họa được bức tranh thống nhất của thế giới trong mối liên hệ phổ biến trong sự vận động và phát triển không ngừng

D. Cả A, B, C

Câu hỏi 39 :

Những đại diện tiêu biểu của phép biện chứng cổ đại?

A. Thuyết âm dương ngũ hành

B. Đạo Phật

C. Hêraclit

D. Cả A, B, C

Câu hỏi 40 :

Đặc điểm của phép biện chứng duy vật?

A. Là hình thức phát triển cao nhất của lịch sử phép biện chứng

B. Có sự thống nhất chặt chẽ giữa phép biện chứng và chủ nghĩa duy vật

C. Phép biện chứng duy vật bao quát một lĩnh vực tri thức rộng lớn, nó vừa có tư cách lý luận triết học bao quát, vừa đóng vai trò phương pháp luận triết học cơ bản.

D. Cả A, B, C

Câu hỏi 41 :

Đóng góp và hạn chế của phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức:

A. Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức là một hệ thống logic khá vững chắc. Hầu như các nguyên lý quy luật cơ bản của phép biện chứng với tư cách là học thuyết về mối liên hệ phổ biến về sự vận động và phát triển đã được xây dựng trong một hệ thống thống nhất.

B. Các luận điểm nguyên lý quy luật của phép biện chứng đã được luận giải ở tầm logic nội tại cực kì sâu sắc

C. Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức là một trong các tiền đề lý luận cho sự ra đời của triết học Mác.

D. Cả A, B, C

Câu hỏi 42 :

Thế nào là “mối liên hệ”?

A. Là khái niệm cơ bản của phép biện chứng được sử dụng để chỉ sự ràng buộc quy định lẫn nhau, đồng thời là sự tác động làm biến đổi lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng

B. Là khái niệm của phép biện chứng dùng chỉ sự nương tựa vào nhau của các sự vật hiện tượng

C. Là khái niệm của phép biện chứng dùng chỉ sự quy định làm tiền đề cho nhau giữa các sự vật hiện tượng

D. Cả A, B, C

Câu hỏi 43 :

Phép biện chứng duy vật bao gồm những nguyên lý quy luật cơ bản nào?

A. 1 nguyên lý, 1 quy luật

B. 2 nguyên lý, 2 quy luật

C. 2 nguyên lý, 3 quy luật

D. 3 nguyên lý, 3 quy luật

Câu hỏi 44 :

Tính khách quan của mối liên hệ:

A. Là mối liên hệ vốn có của thế giới các ý niệm

B. Là mối liên hệ vốn có của sự vật hiện tượng. Cơ sở của nó là tính thống nhất vật chất của thế giới.

C. Là mối liên hệ khách quan tồn tại bên ngoài ý thức của con người.

D. Cả B và C.

Câu hỏi 46 :

Cho hai tam giác: ABC là tam giác thường, DEG là tam giác vuông. Những khẳng định nào sau đây khẳng định nào đúng?

A. ABC là cái chung, DEG là cái riêng

B. ABC và DEG đều là cái riêng

C. ABC và DEG là cái riêng nhưng đồng thời có tính chất chung

D. Cả B và C

Câu hỏi 47 :

Chỉ ra đâu không phải là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về sự tồn tại của cái chung trong các câu nói sau:

A. Cái chung tồn tại khách quan ngoài cái riêng.

B. Cái chung thực sự tồn tại, nhưng không tồn tại ngoài cái riêng, mà thông qua cái riêng biểu hiện sự tồn tại của mình.

C. Cái chung thuần túy là sản phẩm của tư duy trừu tượng không có tồn tại cảm tính độc lập.

D. Cả A và C.

Câu hỏi 48 :

Các phạm trù được hình thành thông qua quá trình … những thuộc tính, những mối liên hệ vốn có bên trong của bản thân sự vật.

A. Liệt kê và phân tích

B. Chứng minh

C. Khái quát hóa, trừu tượng hóa

D. Khái quát và chứng minh

Câu hỏi 49 :

Nội dung của các phạm trù luôn mang tính...

A. Khách quan

B. Chủ quan

C. Khách quan và chủ quan

D. Cả ba đều sai

Câu hỏi 50 :

Hệ thống phạm trù của phép biện chứng duy vật là một….

A. Hệ thống đóng kín, bất biến

B. Hệ thống mở

C. Cả hai đều sai

D. Cả hai đều đúng

Câu hỏi 53 :

Các phạm trù của triết học phản ánh những mối liên hệ thuộc lĩnh vực nào của hiện thực:

A. Lĩnh vực xã hội

B. Lĩnh vực tư duy

C. Lĩnh vực tự nhiên

D. Cả A, B, C

Câu hỏi 54 :

“Phạm trù chì là những từ trống rỗng, do con người tưởng tượng ra, đầy tính chủ quan và không biểu hiện hiện thực”. Đây là cách quan niệm của trường phái triết học nào?

A. Trường phái triết học Duy thực

B. Trường phái triết học Duy danh

C. Trường phái Cantơ

D. Trường phài triết học mácxít

Câu hỏi 55 :

Có sự khác nhau nào giữa “khái niệm” và “phạm trù”?

A. “Khái niệm” chính là “phạm trù” (không có sự khác nhau).

B. “Phạm trù” phải là những “khái niệm’ rộng nhất.

C. “Khái niệm” không bao giờ là một “phạm trù”.

D. “Khái niệm” phải là những “phạm trù” rộng nhất.

Câu hỏi 56 :

“Cái nhà nói chung” là không có thực, mà chỉ có những cái nhà riêng lẻ, cụ thể mới tồn tại được. Đây là quan niệm của trường phái triết học nào?

A. Trường phái học Duy thực

B. Trường phái học Duy danh

C. Trường phái Cantơ

D. Trường phái triết học Mácxít

Câu hỏi 57 :

Quan điểm của trường phái triết học tách rời tuyệt đối mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng:

A. Trường phái học Duy danh

B. Trường phái học Duy thực

C. Cà hai trường phái trên

D. Không có đáp án đúng

Câu hỏi 58 :

Hình thức cơ bản đầu tiên của mọi quá trình tư duy là:

A. Cảm giác

B. Biểu tượng

C. Khái niệm

D. Suy luận

Câu hỏi 59 :

Các phạm trù được hình thành:

A. Một cách bẩn sinh trong ý thức của con người

B. Sẵn có ở bên ngoài, độc lập với ý thức của con người

C. Thông qua quá trình hoạt động, nhận thức và thực tiễn của con người

D. Cả 3 đáp án trên

Câu hỏi 60 :

Cái riêng là một phạm trù triết học để chỉ:

A. Những mặt, những thuộc tính chung của nhiều sự vật

B. Một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định

C. Những nét, những thuộc tính chỉ có ở một sự vật

D. Các yếu tố cấu thành một hệ thống

Câu hỏi 61 :

Khái niệm cái đơn nhất dùng để chỉ cái…

A. Tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng

B. Chỉ tồn tại ở một sự vật, hiện tượng, tuyệt đối không lặp lại sự vật hiện tượng khác

C. Tồn tại ở một sự vật, hiện tượng, trong một quan hệ xác định

D. Không có phương án nào

Câu hỏi 63 :

Cái … chỉ tồn tại trong cái … thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình.

A. Chung/Riêng

B. Riêng/Chung

C. Chung/Đơn nhất

D. Đơn nhất/Riêng

Câu hỏi 64 :

Cái … là cái toàn bộ, phong phú hơn cái …

A. Chung/Riêng

B. Riêng/Chung

C. Chung/Đơn nhất

D. Đơn nhất/Riêng

Câu hỏi 65 :

Cái … chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái …

A. Chung/Riêng

B. Riêng/Chung

C. Chung/Đơn nhất

D. Đơn nhất/Riêng

Câu hỏi 66 :

Cái … là cái bộ phận, nhưng sâu sắc hơn cái …

A. Chung/Riêng

B. Riêng/Chung

C. Chung/Đơn nhất

D. Đơn nhất/Riêng

Câu hỏi 67 :

Cái … và cái … có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật.

A. Chung/Riêng

B. Riêng/Chung

C. Chung/Đơn nhất

D. Đơn nhất/Riêng

Câu hỏi 68 :

Cái riêng và cái chung có thể chuyển hóa (liên hệ, thống nhất, quy định lẫn nhau) cho nhau không?

A. Có thế

B. Không thể

C. Vừa có thể vừa không thể

Câu hỏi 69 :

Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới phải xuất phát từ tình hình cụ thể của từng đất nước. Đó là bài học về việc…

A. Áp dụng cái chung phải tùy theo từng cái riêng cụ thể để vận dụng cho thích hợp.

B. Áp dụng cái chung phải tùy theo từng cái đơn nhất cụ thể để vận dụng cho thích hợp.

C. Áp dụng cái riêng phải dựa vào cái chung.

Câu hỏi 72 :

Khi một vật, một hiện tượng mới được nảy sinh thì yếu tố nào sẽ xuất hiện đầu tiên:

A. Cái chung.

B. Cái riêng.

C. Cái đơn nhất.

D. Cái phổ biến.

Câu hỏi 75 :

Nguyên nhân và kết quả, cái nào có trước?

A. Nguyên nhân.

B. Kết quả.

C. Cả hai xuất hiện cùng lúc.

D. Không có đáp án nào đúng.

Câu hỏi 76 :

Trong các cặp khái niệm dưới đây, cặp nào (có thể) là quan hệ nhân quả.

A. Đông – Tây

B. Nghèo – Dốt.

C. Xuân – Hạ.

D. Ngày – Đêm.

Câu hỏi 77 :

Có rất nhiều loại nguyên nhân, như: nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài, nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan… Điều đó chứng tỏ…

A. Một kết quả chỉ có thể do một loại nguyên nhân gây ra.

B. Một kết quả có thể do nhiều loại nguyên nhân gây ra.

C. Một kết quả có thể không cần nguyên nhân gây ra.

D. Không thể nhận thức được quan hệ nguyên nhân – kết quả.

Câu hỏi 78 :

“Đói nghèo” và “Dốt nát”, hiện tượng nào là nguyên nhân, hiện tượng nào là kết quả?

A. Đói nghèo là nguyên nhân, dốt nát là kết quả.

B. Dốt nát là nguyên nhân, đói nghèo là kết quả.

C. Cả hai đều là nguyên nhân.

D. Hiện tượng này vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của hiện tượng kia.

Câu hỏi 79 :

Mối liên hệ nhân quả có các tính chất gì?

A. Tính khách quan và tính phổ biến.

B. Tính khách quan và tính tất yếu.

C. Tính khách quan, tính chủ quan và tính tất yếu.

D. Tính khách quan, tính phổ biến và tính tất yếu.

Câu hỏi 80 :

Có những sự vật, hiện tượng xảy ra…

A. Không có nguyên nhân nào.

B. Có nguyên nhân nhưng không thể nhận thức được.

C. Có nguyên nhân nhưng chưa nhận thức được.

D. Có nguyên nhân và luôn nhận thức được.

Câu hỏi 82 :

Mối liên hệ nhân quả của các sự vật, hiện tượng là…

A. Phụ thuộc vào ý thức của con người.

B. Do thượng đế sinh ra.

C. Do hoạt động của con người quy định.

D. Tất cả điều sai.

Câu hỏi 83 :

Ph.Ăngghen cho rằng: Đối với ai phủ nhận… thì mọi quy luật của tự nhiên đều là giải thuyết.

A. Vấn đề nội dung và hình thái.

B. Phạm trù khả năng và hiện thực.

C. Tính nhân quả.

D. Tính biện chứng.

Câu hỏi 84 :

Quan điểm cho rằng mối liên hệ nhân quả bao trùm tất cả mọi hiện tượng của hiện thực, không trừ một hiện tượng nào. Đây là nội dung của nguyên tắc nào?

A. Nguyên tắc Quyết định luận.

B. Nguyên tắc Vô định luận.

C. Cả hai đều sai.

D. Cả hai đều đúng.

Câu hỏi 85 :

Quan điểm cho rằng: Nguyên nhân của mọi loại hiện tượng là do một thực thể tinh thần tồn tại bên ngoài ta tạo nên. Đó là quan điểm của trường phái triết học nào?

A. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.

B. Chủ nghĩa duy tâm khách quan và tôn giáo.

C. Chủ nghĩa Mác – Lênin.

D. Cả A, B, C.

Câu hỏi 87 :

Vật trong chân không luôn chuyển động với gia tốc 9,8 m/s2; nước ở áp suất 1 atmôtphe luôn sôi ở 1000C. Điều này chứng tỏ…

A. Giữa nguyên nhân và kết quả có mối quan hệ sản sinh.

B. Nguyên nhân luôn luôn có trước kết quả.

C. Một nguyên nhân nhất định, trong những hoàn cảnh giống nhau, sẽ tạo nên những kết quả giống nhau.

D. Không chứng tỏ điều gì.

Câu hỏi 89 :

Cái ngẫu nhiên là cái…

A. Diễn ra hoàn toàn không chịu sự chi phối của quy luật nào.

B. Hoàn toàn diễn ra theo quy luật.

C. Biểu hiện của quy luật.

D. Không biểu hiện của bất cứ quy luật nào.

Câu hỏi 90 :

Cái tất nhiên tuân theo loại quy luật nào sau đây?

A. Quy luật động lực.

B. Quy luật thống kê.

C. Quy luật khách quan.

D. Cả ba đều đúng.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK