Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Trắc nghiệm Sinh 12 bài 6 : Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

Trắc nghiệm Sinh 12 bài 6 : Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

Câu hỏi 1 :

Dạng đột biến số lượng NST gây ra hội chững Đao là

A. thể một ở cặp NST 23, có 45 NST.

B. thể ba ở cặp NST 21, có 47 NST.

C. thể một ở cặp NST 21, có 45 NST.

D. thể ba ở cặp NST 23, có 47 NST.

Câu hỏi 3 :

Đặc điểm nào dưới đây không đúng đối với thể đột biến đa bội?

A. Sinh tổng hợp các chất mạnh

B. Cơ quan sinh dưỡng lớn, chống chịu tốt

C. Thường gặp ở thực vật

D. Không có khả năng sinh giao tử bình thường

Câu hỏi 4 :

Sự không phân li của một cặp NST tương đồng ở một nhóm tế bào sinh dưỡng của một cơ thể khi tiến hành nguyên phân sẽ dẫn đến kết quả

A. tất cả các tế bào của cơ thể đều mang đột biến

B. chỉ có cơ quan sinh dục mang tế bào đột biến

C. tất cả các tế bào sinh dưỡng đều mang đột biến, còn tế bào sinh dục thì không

D. cơ thể sẽ có 2 dòng tế bào: dòng bình thường và dòng mang đột biến

Câu hỏi 5 :

Bộ NST lưỡng bội của một loài thực vật là 48. Khi quan sát NST trong tế bào sinh dưỡng, người ta thấy có 47 NST. Đột biến trên thuộc dạng

A. đột biến lệch bội

B. đột biến tự đa bội

C. đột biến dị đa bội

D. thể tam nhiễm

Câu hỏi 6 :

Trường hợp nào dưới đây không thuộc dạng đột biến lệch bội?

A. Tế bào sinh dưỡng có một cặp NST gồm 4 chiếc

B. Trong tế bào sinh dưỡng thì mỗi cặp NST đều chứa 3 chiếc.

C. Tế bào sinh dưỡng thiếu 1 NST trong bộ NST

D. Tế bào sinh dục thừa 1 NST

Câu hỏi 13 :

Cơ thể tứ bội được tạo thành không phải do

A. sự thụ tinh của 2 giao tử 2n thuộc 2 cá thể khác nhau

B. sự tạo thành giao tử 2n từ thể lưỡng bội và sự thụ tinh của hai giao tử này

C. NST ở hợp tử nhân đôi nhưng không phân li

D. NST ở tế bào sinh dưỡng nhân đôi nhưng không phân li

Câu hỏi 14 :

Cơ chế phát sinh các giao tử (n-1) và (n+1) là do

A. một cặp NST tương đồng không phân li ở kì sau của giảm phân

B. một cặp NST tương đồng không được nhân đôi

C. thoi phân bào không được hình thành

D. cặp NST tương đồng không xếp song song ở kì giữa I của giảm phân

Câu hỏi 16 :

Phương pháp nào sau đây có thể tạo ra cây tam bội mang kiểu gen Aaa?

A. Tác động consixin trong quá trình nguyên phân của cây Aa

B. Gây đột biến đa bội trong qúa trình giảm phân của cả bố mẹ trong phép lai Aa x Aa.

C. Gây đột biến đa bội trong qúa trình giảm phân của bố hoặc mẹ trong phép lai Aa x Aa.

D. Gây đột biến đa bội trong qúa trình giảm phân của một bên bố hoặc mẹ trong phép lai Aa x Aa.

Câu hỏi 17 :

Một hợp tử của một loài nguyên phân bình thường 3 đợt, môi trường đã cung cấp nguyên liệu tương đương với 147 NST đơn. Biết rằng loài nói trên có bộ NST lưỡng bội 2n = 14. Cơ chế đã tạo ra hợp tử nói trên là

A. không hình thành thoi phân bào trong quá trình nguyên phân

B. không hình thành thoi phân bào trong giảm phân ở tế bào sinh giao tử của cả bố và mẹ

C. không hình thành thoi phân bào ở tế bào sinh giao tử của bố hoặc của mẹ khi giảm phân

D. một cặp NST nào đó đã không phân li trong giảm phân

Câu hỏi 19 :

Giao phấn cây cà chua lưỡng bội thuần chủng có quả đỏ với cây cà chua lưỡng bội quả vàng thu được F1 đều có quả đỏ. Xử lí consixin để tứ bội hóa các cây F1 rồi chọn hai cây F1 để giao phấn với nhau. Ở F2 thu được 253 cây quả đỏ và 23 cây quả vàng. Phát biểu nào sau đây là đúng về hai cây F1 nói trên?

A. Một cây là 4n và cây còn lại là 2n do tứ bội hóa không thành công

B. Cả 2 cây F1 đều là 4n do tứ bội hóa đều thành công

C. Cả 2 cây F2 đều là 2n do tứ bội hóa không thành công

D. Có 1 cây là 4n và 1 cây là 3n

Câu hỏi 26 :

Thể tứ bội có kiểu gen AAaa giảm phân bình thường cho các loại giao tử 2n là

A. AAA, aaa.

B. Aaa, Aa, aa.

C. AA, aa.

D. AA, Aa, aa.

Câu hỏi 39 :

Đậu Hà Lan có bộ NST 2n = 14. Tế bào sinh dưỡng của đậu Hà Lan có chứa 16 NST có thể được tìm thấy ở

A. thể một hoặc thể bốn kép.

B. thể ba.

C. thể một hoặc thể ba.

D. thể bốn hoặc thể ba kép.

Câu hỏi 40 :

Ở một loài thực vật có 2n = 24 NST. Trong loài xuất hiện một thể đột biến đa bội có 36 NST. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?

A. Thể đột biến này có thể trở thành loài mới.

B. Thể đột biến này là thể tam bội.

C. Thể đột biến này được phát sinh do rối loạn nguyên phân của hợp tử.

D. Thể đột biến này thường sinh trưởng nhanh hơn dạng lưỡng bội.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK