Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Trắc nghiệm Sinh học 12 (có đáp án): Ôn tập chương 1,2,3 - Sinh thái học !!

Trắc nghiệm Sinh học 12 (có đáp án): Ôn tập chương 1,2,3 - Sinh thái học !!

Câu hỏi 1 :

Khi nói về các nhân tố sinh thái, điều nào dưới đây không đúng?

A.   Cơ thể thường xuyên phải phản ứng tức thời với tổ hợp tác động của nhiều nhân tố sinh thái

B.   Các loài sinh vật có phản ứng như nhau với cùng một tác động của một nhân tố sinh thái

C.   Khi tác động lên cơ thể, các nhân tố sinh thái có thể thúc đẩy hoặc gây ảnh hưởng trái ngược nhau.

D.   Các giai đoạn khác nhau của một cơ thể có phản ứng khác nhau trước cùng mọt nhân tố sinh thái.

Câu hỏi 2 :

Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể?

A.   Cây trong vườn.         

B.   Cây cỏ ven bờ hồ.  

C.   Cá chép và cá vàng trong bể cá cảnh

D.   Đàn cá rô trong ao.

Câu hỏi 3 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể của quần thể sinh vật trong tự nhiên?

A.   Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm tăng khả năng sinh sản.

B.   Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể thường không xảy ra, do đó không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể.

C.   Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ờ mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.

D.   Cạnh tranh, ký sinh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp phổ biến và có thể dẫn đến tiêu diệt loài.

Câu hỏi 4 :

Ví dụ nào sau đây không phải là mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể?

A.   Các cây ngô mọc gần nhau có hiện tượng tự tỉa thưa.

B.   Các con cò cái trong đàn tranh giành nhau nơi làm tổ.

C.   Trong mùa sinh sản, các cá thể đực tranh giành cá thể cái.

D.   Cây trồng và cỏ dại tranh giành nhau về nguồn dinh dưỡng.

Câu hỏi 7 :

Khẳng định nào sau đây không đúng?

A.   Mỗi quần xã thường có một số lượng loài nhất đinh, khác với quần xã khác.

B.   Các quần xã ở vùng ôn đới do có điều kiện môi trường phức tạp nên độ đa dạng loài cao hơn các quần xã ở vùng nhiệt đới.

C.   Tính đa dạng về loài của quần xã phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: sự cạnh tranh giữa các loài, mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi, sự thay đổi môi trường vô sinh.

D.   Quần xã càng đa dạng về loài bao nhiêu thì số lượng cá thể của mỗi loài càng ít bấy nhiêu

Câu hỏi 8 :

Xét các mối quan hệ sinh thái

A.   1, 4, 5, 3, 2

B.   1, 4, 3, 2, 5

C.   5, 1, 4, 3, 2

D.   1, 4, 2, 3, 5

Câu hỏi 10 :

Trong một quần xã sinh vật trên cạn, châu chấu và thỏ sử dụng cỏ làm nguồn thức ăn; châu chấu là nguồn thức ăn của chim sâu và gà. Chim sâu, gà và thỏ đều là nguồn thức ăn của trăn. Khi phân tích mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã trên, phát biểu nào sau đây là đúng?

A.   Trăn có thể thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 hoặc bậc dinh dưỡng cấp 4.

B.   Trăn là sinh vật có sinh khối lớn nhất.

C.   Châu chấu và thỏ có ổ sinh thái dinh dưỡng khác nhau.

D.   Gà và chim sâu đều là sinh vật tiên thu bậc ba.

Câu hỏi 11 :

 

A.   10% và 10%. 

B.   10% và 14,9%. 

C. 1% và 10%.

D.   1% và 14,9%.

Câu hỏi 12 :

Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái?

A.   Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là các sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm.

B.   Năng lượng truyền trong hệ sinh thái theo chu trình tuần hoàn và được sử dụng trở lại.

C.   Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải,… chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn.

D.   Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền một chiều từ sinh vật qua các bậc dinh dưỡng tới sinh vật sản xuất rồi trở lại môi trường.

Câu hỏi 13 :

Hoạt động nào dưới đây của con người không nhằm giúp phát triển bền vững các hệ sinh thái?

A.   Khai thác và sử dụng hợp lí các dạng tài nguyên có khả năng tái sinh.

B.   Bảo tồn đa dạng sinh học.

C.   Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản.

D.   Sử dụng biện pháp sinh học trong nông nghiệp.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK