Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 GDCD Trắc nghiệm GDCD 12 bài 8 phần 2 : Pháp luật với sự phát triển của công dân (phần 2)

Trắc nghiệm GDCD 12 bài 8 phần 2 : Pháp luật với sự phát triển của công dân (phần 2)

Câu hỏi 1 :

Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng của công dân thuộc nhóm quyền nào dưới đây?

A. Quyền được sáng tạo.

B. Quyền được tham gia.

C. Quyền được phát triển.

D. Quyền tác giả

Câu hỏi 2 :

Tác phẩm văn học do công dân tạo ra được pháp luật bảo hộ thuộc quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền tác giả.

B. Quyền sở hữu công nghiệp

C. Quyền phát minh sáng chế.

D. Quyền được phát triển.

Câu hỏi 3 :

Chính sách miễn giảm học phí của Nhà nước ta đã tạo điều kiện giúp đỡ nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn được học tập. Điều này thể hiện

A. công bằng xã hội trong giáo dục.

B. bất bình đẳng trong giáo dục.

C. định hướng đổi mới giáo dục.

D. chủ trương phát triển giáo dục.

Câu hỏi 4 :

Quan điểm nào dưới đây sai khi nói về quyền học tập của công dân?

A. Quyền học tập không hạn chế.

B. Quyền học bất cứ ngành, nghề nào.

C. Quyền học thường xuyên, học suốt đời.

D. Quyền học tập khi có sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền.

Câu hỏi 5 :

Việc mở trường trung học phổ thông chuyên ở nước ta hiện nay nhằm

A. bảo đảm tính nhân văn trong giáo dục.

B. bảo đảm công bằng trong giáo dục.

C. đào tạo chuyên gia kỹ thuật cho đất nước.

D. bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

Câu hỏi 6 :

Việc cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học, cao đẳng cho học sinh là người dân tộc thiểu số đã thể hiện quyền bình đẳng về

A. điều kiện chăm sóc về thể chất.

B. điều kiện học tập không hạn chế.

C. điều kiện tham gia các hoạt động văn hóa.

D. điều kiện hưởng thụ các giá trị văn hóa.

Câu hỏi 7 :

Quyền sáng tạo của công dân được pháp luật quy định là

A. quyền sở hữu công nghiệp.

B. quyền được tự do thông tin.

C. quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.

D. quyền tự do ngôn luận.

Câu hỏi 8 :

Nội dung cơ bản của quyền học tập của công dân là mọi công dân

A. đều được ưu tiên trong tuyển chọn vào trường đại học.

B. đều bình đẳng về cơ hội học tập.

C. đều phải đóng học phí.

D. là dân tộc thiểu số được hưởng ưu tiên.

Câu hỏi 10 :

Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục là để

A. tạo điều kiện cho ai cũng được học hành.

B. mọi công dân bình đẳng, nhưng phải có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.

C. ưu tiên cho các dân tộc thiểu số.

D. ưu tiên tìm tòi nhân tài, góp phần phụng sự đất nước.

Câu hỏi 11 :

Ý nào sau đây sai khi nói về quyền được phát triển của công dân?

A. Được sống trong môi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển về mọi mặt.

B. Có mức sống đầy đủ về vật chất.

C. Được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe.

D. Được khuyến khích và bồi dưỡng phát triển tài năng khi có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.

Câu hỏi 12 :

Việc góp phần nâng cao dân trí của mỗi công dân nhằm

A. tạo ra các giá trị cho xã hội.

B. thực hiện tốt quyền được phát triển.

C. phát triển đất nước.

D. đảm bảo lợi ích cá nhân.

Câu hỏi 13 :

Quyền học tập, quyền sáng tạo và quyền phát triển của công dân được quy định trong

A. Hiến pháp.

B. Luật giáo dục.

C. Luật khoa học và công nghệ.

D. Luật sở hữu trí tuệ.

Câu hỏi 14 :

Học bằng nhiều hình thức khác nhau, ở các loại trường khác nhau là

A. quyền học không hạn chế.

B. quyền học bất cứ ngành nghề nào.

C. quyền học thường xuyên, học suốt đời.

D. quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.

Câu hỏi 15 :

Học các môn khối C để có điều kiện trở thành chiến sĩ công an là

A. quyền học không hạn chế.

B. quyền học thường xuyên, học suốt đời.

C. quyền học bất cứ ngành nghề nào.

D. quyền được đối xử bình đẳng về học tập.

Câu hỏi 16 :

Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền học tập của công dân?

A. Công dân có quyền học bất cứ ngành nghề nào.

B. Công dân có quyền học suốt đời.

C. Công dân có quyền được bồi dưỡng phát triển tài năng.

D. Luật bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em.

Câu hỏi 17 :

Do B không đủ điểm để vào trường THPT công lập, em đã nộp đơn xin vào học ở trung tâm GDTX của huyện và đã được chấp nhận. Điều này thể hiện công dân có quyền

A. được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.

B. học không hạn chế.

C. học bất cứ ngành nghề nào.

D. học thường xuyên, học suốt đời

Câu hỏi 18 :

Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền học tập của công dân?

A. Học tập suốt đời.

B. Học bất cứ ngành nghề nào.

C. Tự do nghiên cứu khoa học.

D. Học không hạn chế.

Câu hỏi 19 :

Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời có nghĩa là công dân có thể

A. học tất cả các ngành, nghề yêu thích.

B. học từ thấp đến cao.

C. học bằng nhiều hình thức.

D. học không hạn chế.

Câu hỏi 20 :

Quan điểm nào về quyền phát triển của công dân sau đây là không đúng?

A. Công dân có quyền được khuyến khích, phát triển tài năng.

B. Công dân đều có quyền hưởng đời sống vật chất, tinh thần đầy đủ.

C. Mọi công dân đều được hưởng đời sống vật chất, tinh thần đầy đủ.

D. Những người phát triển sớm có thể được học trước tuổi, học vượt lớp.

Câu hỏi 21 :

Dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác nhau là

A. Thương hiệu.

B. Nhãn hiệu.

C. Kiểu dáng.

D. Sáng chế

Câu hỏi 22 :

Thực hiện tốt quyền học tập sẽ đem lại

A. sự phát triển toàn diện của công dân.

B. sự công bằng, bình đẳng.

C. cơ hội việc làm.

D. cơ hội phát triển.

Câu hỏi 23 :

Quyền nào dưới đây thể hiện quyền sáng tạo của công dân?

A. Học tập suốt đời.

B. Được biết thông tin chăm sóc sức khỏe.

C. Tự do nghiên cứu khoa học.

D. Khuyến khích để phát triển tài năng.

Câu hỏi 24 :

Quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền hoạt động khoa học, công nghệ là nội dung của

A. quyền học tập của công dân.

B. quyền sáng tạo của công dân.

C. quyền được phát triển của công dân.

D. quyền tự do của công dân.

Câu hỏi 25 :

Công dân được khuyến khích để phát triển tài năng là thể hiện

A. quyền học tập của công dân.

B. quyền sáng tạo của công dân.

C. quyền được phát triển của công dân.

D. Quyền tự do của công dân.

Câu hỏi 26 :

Công dân cần có ý thức và mục tiêu học tập đúng đắn, có ý chí vươn lên để

A. thực hiện tốt quyền học tập của mình.

B. đảm bảo quyền bình đẳng của công dân.

C. tạo ra sản phẩm vật chất, tinh thần cho xã hội.

D. phát triển đất nước.

Câu hỏi 28 :

Chị A có năng khiếu ca hát nên muốn theo con đường nghệ thuật, nhưng bố mẹ A không đồng ý và ép A phải thi vào Sư phạm. A sẽ chọn cách xử sự như thế nào cho phù hợp với quy định pháp luật?

A. Giải thích để bố mẹ hiểu là A có quyền lựa chọn ngành nghề.

B. Sẽ thi vào trường Sư phạm theo yêu cầu của bố mẹ.

C. Giả vờ nghe theo bố mẹ nhưng vẫn thi trường nghệ thuật.

D. Chỉ trích việc làm của bố mẹ trên Facebook.

Câu hỏi 29 :

Câu nói “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” là của ai?

A. Hồ Chí Minh.

B. Thân Nhân Trung.

C. Lê Quý Đôn.

D. Giáp Hải.

Câu hỏi 40 :

Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền học tập không hạn chế của công dân?

A. Công dân có quyền học từ Tiểu học đến Trung học, Đại học và Sau đại học.

B. Công dân có quyền học bằng nhiều hình thức khác nhau.

C. Công dân có quyền thi tuyển, xét tuyển vào đại học.

D. Công dân có quyền học ở các cấp độ khác nhau.

Câu hỏi 42 :

Cậu bé Hoàng Hải quê ở Tuyên Quang, khi mới 5 tuổi đã đoạt giải thưởng trong cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh - thiếu niên, nhi đồng toàn quốc nên đã được đặc cách vào lớp 1, rồi đặc cách vào lớp 2. Điều này thể hiện

A. quyền học tập không hạn chế của công dân

B. quyền học tập và sáng tạo của công dân

C. quyền học tập và quyền được phát triển của công dân

D. quyền học tập tự do của công dân

Câu hỏi 43 :

Việc thu hút các nhà khoa học, công nghệ giỏi nước ngoài về làm việc với chế độ đãi ngộ đặc biệt thể hiện quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền học tập của công dân.

B. Quyền sáng tạo của công dân.

C. Quyền được phát triển của công dân

D. Quyền tự do của công dân.

Câu hỏi 44 :

Bạn L có sở thích môn đá cầu và đạt được nhiều giải từ cấp tỉnh và cấp huyện, để phát triển bản thân bạn lựa chọn xuống tỉnh học trường năng khiếu. Việc làm của bạn L thể hiện

A. mọi công dân có quyền học tập không hạn chế.

B. công dân có thể học bất cứ ngành, nghề nào.

C. công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời.

D. công dân được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.

Câu hỏi 45 :

Anh M đăng kí học thêm văn bằng 2 môn tiếng Anh để nâng cao trình độ vào các ngày thứ 7 và chủ nhật hằng tuần. Việc làm đó thể hiện

A. mọi công dân có quyền học tập không hạn chế.

B. công dân có thể học bất cứ ngành, nghề nào.

C. công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời.

D. công dân được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.

Câu hỏi 46 :

Bạn K là dân tộc Nùng, bố mẹ bạn K cho bạn đi học ở dưới huyện cùng các bạn dân tộc Kinh.Việc làm của bạn L thể hiện

A. mọi công dân có quyền học tập không hạn chế.

B. công dân có thể học bất cứ ngành, nghề nào.

C. công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời.

D. công dân được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.

Câu hỏi 47 :

Bạn D sáng tạo ra máy bắt bọ xít giúp ích cho người nông dân trong việc tăng năng suất cây vải. Việc làm của D thể hiện

A. quyền học tập.

B. quyền sáng tạo.

C. quyền phát triển.

D. quyền nghiên cứu khoa học.

Câu hỏi 48 :

Công dân có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng là nội dung

A. quyền học tập.

B. quyền sáng tạo.

C. quyền phát triển.

D. quyền nghiên cứu khoa học.

Câu hỏi 49 :

Những người có tài được tạo mọi điều kiện để làm việc và phát triển, cống hiến tài năng cho Tổ quốc thuộc

A. quyền học tập.

B. quyền sáng tạo.

C. quyền phát triển.

D. quyền nghiên cứu khoa học.

Câu hỏi 50 :

Trẻ em được hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe ban đầu và phòng bệnh thuộc

A. quyền học tập.

B. quyền sáng tạo.

C. quyền phát triển.

D. quyền nghiên cứu khoa học.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK