Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Lịch sử Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Lịch Sử 12 năm 2021 Trường THPT Trần Đại Nghĩa

Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Lịch Sử 12 năm 2021 Trường THPT Trần Đại Nghĩa

Câu hỏi 1 :

Đâu không phải là điểm tương đồng giữa cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội ngày 6-1-1946 và ngày 25-4-1976?

A. Đều nhằm lật đổ chính quyền cũ ở địa phương. 

B. Đều là các cuộc vận động chính trị để làm thất bại âm mưu chia rẽ, lật đổ của kẻ thù 

C. Đều tạo cơ sở pháp lý và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế 

D. Đều diễn ra sau một thời gian dài đất nước bị chia cắt

Câu hỏi 2 :

Kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI (1976) và Quốc Hội khóa I  (1946) đều đưa ra quyết định nào sau đây?

A. Thông qua danh sách chính phủ Liên Hiệp kháng chiến 

B. Bầu Ban dự thảo hiến pháp

C. Thống nhất về quốc kì, quốc ca, tên nước

D. Thành lập Quân đội Quốc gia Việt Nam

Câu hỏi 3 :

Công cuộc cải tổ của Liên Xô (từ năm 1983) với cải cách mở của của Trung Quốc (từ năm 1978) và đổi mới ở Việt Nam (từ năm 1986) không chịu tác động của nhân tố nào sau đây?  

A. Cách mạng khoa học kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa 

B. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 

C. Sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố

D. Sự trì trệ, khủng hoảng ở bản thân mỗi nước

Câu hỏi 4 :

Việt Nam đã vận dụng mô hình nào từ chính sách kinh tế mới (NEP) của Liên Xô vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam?

A. Kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự điều tiết của nhà nước

B. Kinh tế thị trường và có sự tham gia hoạt động kinh doanh của nhà nước

C. Kinh tế nhiều thành phần vận hành theo quy luật của thị trường

D. Kinh tế quan liêu, bao cấp

Câu hỏi 5 :

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) của thực dân Pháp ở Đông Dương đã có tác động như thế nào đến phong trào yêu nước Việt Nam?

A. Du nhập những luồng tư tưởng mới vào Việt Nam 

B. Làm xuất hiện những giai cấp mới ở Việt Nam

C. Thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu độc lập 

D. Làm cho phong trào yêu nước mang màu sắc mới

Câu hỏi 7 :

Phát xít Nhật đã thi hành chính sách gì ở Việt Nam trong những năm 1940 - 1945?

A. Đầu tư vào các ngành phục vụ cho nhu cầu quân sự, buộc Pháp phải cung cấp các nguyên liệu như than sắt, cao su cho chúng với giá rẻ.

B. Thực hiện chính sách Tổng động viên, vơ vét tiền, của, con người phục vụ cho cuộc chiến tranh phát xít

C. Thực hiện chính sách “Kinh tế chỉ huy”, vơ vét tiền của, tài nguyên của đất nước ta phục vụ cho chiến tranh đế quốc

D. Thực hiện chính sách “Kinh tế thời chiến”, ban hành lệnh Tổng động viên, bắt lính.

Câu hỏi 8 :

Tháng 9-1940, ở Đông Dương đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

A. Phát xít Nhật vào Đông Dương

B. Pháp kí với Nhật hiệp định phòng thủ chung Đông Dương

C. Nhật đảo chính Pháp độc chiếm Đông Dương

D. Nhật đầu hàng hoàn toàn quân Đồng minh

Câu hỏi 9 :

Khi quân Nhật tiến vào Đông Dương, thực dân Pháp đã làm gì?

A. Nhanh chóng câu kết với phát xít Nhật, để cùng bóc lột nhân dân Việt Nam.

B. Ráo riết chuẩn bị, chờ thời cơ phản công quân Nhật.

C. Quân Pháp nhanh chóng đầu hàng.

D. Ra sức vơ vét, bóc lột nhân dân ta.

Câu hỏi 10 :

Ngày 9-3-1945 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì ở Đông Dương?

A. Pháp kí với Nhật hiệp định phòng thủ chung Đông Dương

B. Chiến tranh Pháp - Nhật bùng nổ

C. Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm Đông Dương

D. Pháp thiết lập trở lại nền thống trị trên toàn Việt Nam

Câu hỏi 11 :

Cuối năm 1944 – đầu năm 1945, Chính sách bóc lột của Pháp - Nhật đã dẫn đến hậu quả gì cho Việt Nam? 

A. Khủng hoảng kinh tế

B. 2 triệu người dân Việt Nam chết đói

C. Cách mạng bùng nổ trong cả nước

D. Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt

Câu hỏi 12 :

Mục đích của Nhật Bản khi đẩy mạnh tuyên truyền về thuyết Đại Đông Á vào trong nhân dân Đông Dương là

A. Thúc đẩy quá trình giao lưu, truyền bá văn hóa Nhật Bản - Việt Nam.

B. Để nhân dân Đông Dương hiểu và tích cực hợp tác với quân đội Nhật Bản trong cuộc đấu tranh thủ tiêu nền thống trị của Pháp ở đây

C. Lừa bịp nhân dân Đông Dương và dọn đường cho việc hất cẳng Pháp sau này

D. Nhằm tạo ra một áp lực chính trị - xã hội để buộc Pháp phải phục tùng mọi ý đồ cai trị của Nhật

Câu hỏi 13 :

Sau khi nhảy vào Đông Dương (9.1940), phát xít Nhật giữ nguyên bộ máy thống trị của thực dân Pháp vì

A. Nhật chưa thể đánh bại hoàn toàn Pháp.

B. Nhật không muốn làm xáo trộn tình hình Đông Dương.

C. Nhật muốn dùng nó để phục vụ cho các hoạt động vơ vét, bóc lột.

D. Nhật muốn hoà hoãn với Pháp ở Đông Dương

Câu hỏi 14 :

Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam là gì?

A. Sự cổ vũ của phong trào cách mạng thế giới

B. Sự ra đời và lãnh đạo cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

C. Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt

D. Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít

Câu hỏi 16 :

Nội dung nào là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931?

A. Chính sách khủng bố của thực dân Pháp sau khởi nghĩa Yên Bái.

B. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933.

C. Giai cấp địa chủ phong kiến câu kết với Pháp đàn áp, bóc lột thậm tệ với nhân dân.

D. Ðảng cộng sản Việt Nam ra đời đã kịp lãnh đạo phong trào đấu tranh.

Câu hỏi 17 :

Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về phong trào cách mạng 1930-1931?

A. Diễn ra trên quy mô rộng nhưng thiếu sự liên kết

B. Hình thức đấu tranh phong phú và quyết liệt

C. Lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia với nòng cốt là liên minh công-nông

D. Xác định nhiệm vụ- mục tiêu triệt để

Câu hỏi 18 :

Phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam?

A. Có mục tiêu chủ yếu là đòi cơm áo và hòa bình.

B. Diễn ra trên quy mô lớn, có tính thống nhất cao.

C. Có sự kết hợp đấu tranh hợp pháp và bất hợp pháp.

D. Chỉ diễn ra ở các vùng nông thôn trên cả nước.

Câu hỏi 19 :

Phong trào cách mạng 1930 - 1931 phát triển đến đỉnh cao ở Nghệ An và Hà Tĩnh không xuất phát từ lý do nào sau đây?

A. Do Nghệ- Tĩnh có số lượng công nhân đông, dễ dàng đoàn kết công- nông đấu tranh

B. Do quan tâm chỉ đạo của Đảng cộng sản

C. Do đây là vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng 1929-1933

D. Do truyền thống đấu tranh của khu vực Nghệ- Tĩnh

Câu hỏi 20 :

Sự khác biệt giữa phong trào đấu tranh của nông dân Nghệ - Tĩnh với phong trào đấu tranh cả nước trong năm 1930 là gì?

A. Những cuộc biểu tình của nông dân chỉ đặt ra mục tiêu cải thiện đời sống.

B. Nông dân đấu tranh chưa có khẩu hiệu cụ thể.

C. Nông dân đấu tranh bằng lực lượng chính trị.

D. Những cuộc đấu tranh của nông dân có vũ trang tự vệ.

Câu hỏi 21 :

Nhân tố nào đã tạo ra sự khác biệt cơ bản của phong trào cách mạng 1930-1931 với các phong trào đấu tranh ở các giai đoạn trước?

A. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản

B. Hành động khủng bố của thực dân Pháp

C. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933

D. Ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới

Câu hỏi 22 :

Ý nào không phản ánh đúng điểm mới của phong trào 1930-1931 so với phong trào yêu nước trước năm 1930?

A. Đây là phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng cộng sản lãnh đạo

B. Đã thành lập được mặt trận dân tộc chống đế quốc và tay sai

C. Diễn ra trên quy mô rộng lớn từ Bắc vào Nam mang tính chất thống nhất cao

D. Mang tính chất cách mạng triệt để nhằm vào hai kẻ thù đế quốc và tay sai

Câu hỏi 23 :

Nguyên nhân chính dẫn đến sự khác biệt trong việc giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc - dân chủ trong Luận cương chính trị (10-1930) với Cương lĩnh chính trị (1930) là gì?

A. Ảnh hưởng của tư tưởng tả khuynh trong Quốc tế cộng sản

B. Do Trần Phú chưa trải qua quá trình vô sản hóa

C. Do sự khác biệt về nhận thức thực tiễn

D. Do chịu ảnh hưởng của tinh thần quốc tế vô sản

Câu hỏi 24 :

Vấn đề ruộng đất cho dân cày đã được khẳng định lần đầu tiên trong văn kiện nào của Đảng?

A. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ I.    

B. Cương lĩnh chính trị đầu tiên.

C. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 10/1930.        

D. Luận cương chính trị.

Câu hỏi 25 :

Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về Luận cương chính trị tháng 10-1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương?

A. Thấy được mâu thuẫn cơ bản nhưng chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội

B. Xác định lực lượng cách mạng là toàn dân tộc, nòng cốt là liên minh công- nông

C. Chịu ảnh hưởng mạnh của tư tưởng tả khuynh trong quốc tế cộng sản

D. Không thấy được khả năng cách mạng của trung, tiểu địa chủ, tư sản, tiểu tư sản

Câu hỏi 26 :

Trong giai đoạn 1939 - 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã khắc phục được một trong những hạn chế của Luận cương chính trị (10-1930) qua chủ trương

A. sử dụng phương pháp bạo lực cách mạng.

B. xác định động lực cách mạng là công nông.

C. thành lập chính phủ công nông binh.

D. tập hợp lực lượng toàn dân tộc chống đế quốc.

Câu hỏi 28 :

Thuận lợi cơ bản của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau cách mạng tháng Tám năm 1945 là

A. Sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Đông Dương

B. Việt Nam đã giành được độc lập và xây dựng được chính quyền của riêng mình

C. Sự ủng hộ của quần chúng nhân dân

D. Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới

Câu hỏi 29 :

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, ở Việt Nam từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc có sự hiện diện của quân đội nước nào?

A. Trung Hoa Dân Quốc, Pháp 

B. Nhật Bản, Trung Hoa Dân Quốc

C. Anh, Pháp

D. Trung Hoa Dân Quốc, Mĩ

Câu hỏi 30 :

Khó khăn lớn nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau cách mạng tháng Tám năm 1945 là

A. Chính quyền cách mạng non trẻ

B. Kinh tế- tài chính kiệt quệ

C. Văn hóa lạc hậu

D. Ngoại xâm và nội phản

Câu hỏi 31 :

Khó khăn lớn nhất của nước ta sau Cách mạng tháng Tám 1945 được Hồ Chủ tịch và Đảng Cộng sản Đông Dương xác định là gì?

A. Các tệ nạn xã hội cũ, có hơn 90% dân ta mù chữ

B. Ngoại xâm và nội phản đe dọa

C. Chính quyền cách mạng còn non trẻ

D. Nạn đói tiếp tục đe dọa đời sống của nhân dân

Câu hỏi 32 :

Tại sao sau cách mạng tháng Tám, Việt Nam lại đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”?

A. Việt Nam phải cùng lúc đối phó với nhiều thế lực thù địch

B. Việt Nam vẫn chưa được cộng đồng quốc tế công nhận

C. Việt Nam phải cùng lúc đối phó với khó khăn trên tất cả các lĩnh vực

D. Ngân sách tài chính của Việt Nam hầu như trống rỗng

Câu hỏi 33 :

Khó khăn nào là lớn nhất đưa nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945 rơi vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”?

A. Giặc ngoại xâm và nội phản.    

B. Ngân quỹ nhà nước trống rỗng.

C. Chính quyền cách mạng còn non trẻ        

D. Nạn đói, nạn dốt đang đe dọa nghiêm trọng.

Câu hỏi 34 :

Thực dân Pháp sẽ hành động chậm nhất vào thời gian nào nếu chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không chấp nhận tối hậu thư?

A. Đêm ngày 18-12-1946

B. Sáng ngày 19-12-1946

C. Sáng ngày 20-12-1946

D. Đêm ngày 20-12-1946

Câu hỏi 35 :

Trước hành động bội ước của thực dân Pháp, ngày 12-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã

A. ra chỉ thị Toàn dân kháng chiến 

B. ra chỉ thị Kháng chiến - kiến quốc

C. quyết định phát động cả nước kháng chiến

D. ra lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến

Câu hỏi 36 :

Đâu là tín hiệu tiến công của nhân dân Hà Nội trong cuộc toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 -1954)?

A. Công nhân Nhà máy điện Yên Phụ phá máy, cả thành phố mất điện.

B. Hồ Chí Minh đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

C. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban thường vụ Trung ương Đảng.

D. Cuộc tấn công của Trung đoàn thủ đô vào Bắc Bộ phủ.

Câu hỏi 37 :

Sự kiện nào được xem là hiệu lệnh mở đầu cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lần thứ 2 của nhân dân ta?

A. Trung đoàn Thủ đô tấn công vào Bắc Bộ Phủ.

B. Thực dân Pháp đốt nhà thông tin ở phố Tràng Tiền.

C. Công nhân nhà máy điện Yên Phụ phá máy.

D. Pháp tấn công vào phố Hàng Bún.

Câu hỏi 38 :

“Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” là khẩu hiệu được nêu trong văn kiện lịch sử nào

A. Chỉ thị toàn dân kháng chiến

B. Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi

C. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

D. Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam

Câu hỏi 39 :

Đâu không phải là văn kiện lịch sử phản ánh đường lối kháng chiến của Việt Nam trong cuộc kháng chiến toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954)?

A. Chỉ thị toàn dân kháng chiến

B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

C. Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi

D. Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam

Câu hỏi 40 :

Tại sao Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lại phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954)?

A. Do Việt Nam đã có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt

B. Do hành động bội ước và xâm lược của thực dân Pháp

C. Do nhân dân Việt Nam đã sẵn sàng để nổi dậy

D. Do sự tác động của cục diện hai cực, hai phe trên thế giới

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK